Thu gom, thoát nước thải

Một phần của tài liệu Báo cáo đề xuất giấy phép môi trường của Dự án thủy điện Nước Lương (Trang 35 - 39)

3.1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải

3.1.2. Thu gom, thoát nước thải

Nước thải phát sinh trong quá trình vận hành nhà máy bao gồm nước thải sinh hoạt (nước thải từ khu vệ sinh, khu nhà ăn) và nước thải sản xuất (dầu bẩn từ quá trình bôi trơn làm mát, nước thải rò rỉ từ buồng máy). Sơ đồ thu gom thoát nước thải của dự án được thể hiện như sau:

3.1.2.1. Nước thải sinh hoạt:

Hình 3. 5. Sơ đồ hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt a. Công trình thu gom nước thải sinh hoạt

Nước thải vệ sinh khu nhà vận hành

03 Bể tự hoại 5 ngăn

Đường ống thoát nước thải PVC – D110

Nước thải bếp ăn khu nhà vận hành

Nước thải đạt Cột B, QCVN 14:2008/BTNMT

01 điểm xả Bể tách mỡ

Khe suối – là phụ lưu cấp 1 nằm bên bờ phải suối Nước Lương qua 01 điểm xả.

Nước thải vệ sinh khu nhà máy

01 Bể tự hoại 5 ngăn

Đường ống thoát nước thải PVC – D110

Nước thải đạt Cột B, QCVN 14:2008/BTNMT

01 điểm xả

Suối Nước Lương Men vi

sinh Hóa chất khử trùng

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần thủy điện Nước Lương Đơn vị tư vấn: Viện kỹ thuật Công nghệ và môi trường

Page 33

*) Tại khu nhà máy: nước thải sinh hoạt gồm nước thải từ nhà vệ sinh (bao gồm nước đen: nước bồn cầu và nước xám: nước thải từ chậu rửa lavabo, thoát sàn) phát sinh từ hoạt động của cán bộ công nhân làm việc tại nhà máy. Nước thải từ nhà vệ sinh được thu theo đường ống PVC-D110 lắp đặt ngầm từ nhà vệ sinh về 01 bể tự hoại cải tiến BASTAF 5 ngăn có kích thước (BxLxH)= 1,1x5,5x1,7m, dung tích 10,29m3 để xử lý.

*) Tại khu nhà QLVH: nước thải sinh hoạt bao gồm:

+ Nước từ khu nhà vệ sinh: (bao gồm nước đen: nước bồn cầu và nước xám: nước thải từ chậu rửa lavabo, thoát sàn) phát sinh từ hoạt động của cán bộ công nhân làm việc tại nhà vận hành. Nước thải từ nhà vệ sinh được thu theo đường ống PCV-D110 chảy về 05 bể tự hoại cải tiến BASTAF 5 ngăn có kích thước mỗi bể (BxLxH)= 1,1x5,5x1,7m, dung tích 10,29m3 để xử lý.

+ Nước nhà bếp: (bao gồm nước xám: nước nấu ăn, nước thoát sàn, nước rửa tay) phát sinh từ hoạt động nấu ăn của cán bộ công nhân tại nhà vận hành. Nước thải nhà bếp được chảy về bể tách mỡ với kích thước (BxLxH)=(1,1x0,8x0,9)m, tại bể tách mỡ bố trí tấm lọc, tách dầu mỡ.

b. Công trình thoát nước thải sinh hoạt

*) Tại khu nhà máy:

Nước thải từ nhà vệ sinh sau khi được xử lý qua bể tự hoại 5 ngăn đạt QCVN 14:2008/BTNMT (cột B, K= 1,2) được dẫn theo đường ống nhựa kín PVC-D110, được đặt trong ống thép đi ngầm có chiều dài khoảng 20m đổ ra suối Nước Lương thông qua 01 điểm xả.

*) Tại khu nhà quản lý vận hành:

Nước thải khu nhà bếp sau khi được xử lý qua bể tách mỡ và nước thải tại 03 nhà vệ sinh sau khi được xử lý qua 03 bể tự hoại 5 ngăn đạt QCVN 14:2008/BTNMT (cột B, K= 1,2) sẽ được dẫn theo đấu nối chung vào đường ống nhựa kín PVC-D110, được đặt nằm trong rãnh thoát nước của nhà vận hành, có chiều dài khoảng 30m, đổ ra khe suối – là phụ lưu cấp 1 nằm bên bờ phải suối Nước Lương qua 01 điểm xả.

c. Điểm xả nước thải sinh hoạt sau xử lý - Số điểm xả: 02

- Vị trí: Xã Đăk Mang, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định.

- Phương thức xả: tự chảy - Hình thức xả: xả mặt, ven bờ.

- Chế độ xả: liên tục 24h/ngày đêm.

- Nguồn tiếp nhận: suối Nước Lương.

- Tọa độ xả thải nước thải sinh hoạt của dự án như sau: (hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 108º15’, múi chiếu 30).

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần thủy điện Nước Lương Đơn vị tư vấn: Viện kỹ thuật Công nghệ và môi trường

Page 34

Bảng 3. 4. Tọa độ xả thải nước thải sinh hoạt

TT Tên cửa xả Tọa độ điểm xả

X(m) Y(m)

1 Vị trí xả nước thải sinh hoạt tại nhà máy 1588401 565038 2 Vị trí xả nước thải sinh hoạt tại nhà QLVH 1588223 565165

- Các thông số kỹ thuật của hệ thống thu gom, thoát nước thải sinh hoạt được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3. 5. Tổng hợp thông số hệ thống thu gom, thoát nước thải sinh hoạt của dự án

TT Hạng mục Số

lƣợng Thông số kỹ thuật Tại khu vực nhà máy

1 Ống dẫn nước từ nhà vệ sinh về

bể tự hoại 01 ống Vật liệu: Nhựa PVC

Kích thước: D110; Chiều dài: 4m

2 Ống thoát nước 01 ống

Vật liệu: Nhựa PVC Kích thước: D110.

Chiều dài: 3m Tại khu vực nhà điều hành

1 Ống dẫn nước từ nhà vệ sinh về

03 bể tự hoại 03 ống

Vật liệu: nhựa PVC Kích thước: D110 Chiều dài: 3m, 4m, 2m.

2 Ống thoát nước chung 01 ống

Vật liệu: nhựa PVC Kích thước: D110 Chiều dài: ..m

Hình 3. 6. Hình ảnh điểm xả nước thải sinh hoạt tại nhà quản lý vận hành

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần thủy điện Nước Lương Đơn vị tư vấn: Viện kỹ thuật Công nghệ và môi trường

Page 35

3.1.2.2. Công trình thu gom, thoát nước thải sản xuất a. Công trình thu gom nước thải sản xuất

- Quá trình hoạt động sản xuất điện năng của nhà máy sẽ phát sinh: nước rò rỉ từ gian máy, dầu mỡ thải từ quá trình bảo trì máy móc, nước sục rửa vệ sinh bộ lưới lọc hệ thống làm mát và dầu thải của trạm biến áp. Quá trình thu gom của các loại nước thải này cụ thể như sau:

+ Nước rò rỉ từ khu vực gian máy: được thu về theo đường ống thép D110, dẫn vào bể thu gom nước rò rỉ có kích thước 2000x4000x2800mm, dung tích 22,4 m3 thu gom để tiếp tục cho quá trình xử lý váng dầu bẩn.

+ Đối với nước sục rửa vệ sinh bộ lưới lọc hệ thống nước làm mát: nước cho hoạt động hệ thống làm mát được dẫn về từ hồ chứa theo 01 đường ống nhỏ vào 01 bể chứa với dung tích khoảng 18,5m3, nước sau đó được chảy qua 02 bộ lọc dạng đứng có chứa bộ lưới lọc có tác dụng giữ lại rác, lá cây và cặn bẩn từ nước lòng hồ, nước sau bộ lọc được chảy qua hệ thống làm mát các tổ máy. Nước sau khi được sử dụng cho quá trình làm mát, nhiệt độ lúc này của nước đã tăng lên, khi đó nước được bơm trở lại bể chứa ban đầu để giảm nhiệt và tiếp tục quay lại quá trình lọc qua 02 bể lọc dạng đứng ban đầu và đưa đi làm mát theo một chu trình tuần hoàn khép kín để tiết kiệm nguồn nước. Trong quá trình hoạt động, định kỳ 01 lần/tháng vào mùa kiệt và 01 lần/tuần một lần vào thời điểm vận hành thường xuyên Công ty sẽ tiến hành sục rửa, vệ sinh bộ lưới lọc của 02 bộ lọc dạng đứng, lúc đó nước thải từ quá trình sục rửa vệ sinh bộ lưới lọc sẽ phát sinh và được thu gom bằng các rãnh thoát nước vào bể thu gom nước rò rỉ có kích thước 2000x4000x2800mm, dung tích 22,4 m3 thu gom để tiếp tục cho quá trình xử lý.

+ Dầu mỡ thải từ quá trình bảo trì máy móc: toàn bộ lượng dầu này được thu gom triệt để vào các thùng chuyên dụng dung tích 200 lít được thu gom về kho chứa chất thải nguy hại được xây dựng cạnh khu vực nhà máy.

+ Dầu thải của trạm biến áp: được thu gom về kho chứa chất thải nguy hại được xây dựng cạnh khu vực nhà máy.

b. Công trình thoát nước thải sản xuất

- Đối với nước rò rỉ từ khu vực gian máy: sau khi được xử lý sẽ được bơm ra kênh xả hạ lưu bằng 2 máy bơm công suất 18HP của nhà máy qua đường ống thép.

- Đối với nước sục rửa vệ sinh bộ lưới lọc hệ thống nước làm mát: sau khi được xử lý sẽ được ra kênh xả hạ lưu bằng 2 máy bơm công suất 18HP của nhà máy qua đường ống thép.

- Đối với dầu mỡ thải, sau khi được chứa trong các thùng chứa chuyên dụng 200 lít có dán nhãn CTNH đầy đủ. Được lưu trữ tại kho chứa CTNH và định kỳ có đơn vị đủ chức năng tới thu gom, vận chuyển và mang đi xử lý theo quy định.

- Dầu thải của trạm biến áp: định kì sẽ được đơn vị có chức năng tới hút lượng dầu trong bể dầu sự cố vận chuyển mang đi xử lý theo quy định.

c. Điểm xả nước thải sản xuất sau xử lý - Số điểm xả: 01

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần thủy điện Nước Lương Đơn vị tư vấn: Viện kỹ thuật Công nghệ và môi trường

Page 36

- Vị trí: kênh xả hạ lưu nhà máy, tại xã Đăk Mang, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định, với tọa độ như sau: (Theo hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục 108º15’, m i chiếu 30).

X(m) = 1588413; Y(m) =565025.

- Phương thức xả thải: Bơm cưỡng bức xả thải - Hình thức xả: Xả mặt, xả từ trên cao.

- Chế độ xả thải: Xả gián đoạn.

- Nguồn tiếp nhận: suối Nước Lương.

Một phần của tài liệu Báo cáo đề xuất giấy phép môi trường của Dự án thủy điện Nước Lương (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)