Hệ thống xử lý nước thải

Một phần của tài liệu Báo cáo đề xuất giấy phép môi trường của Dự án thủy điện Nước Lương (Trang 39 - 44)

3.1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải

3.1.3. Hệ thống xử lý nước thải

3.1.3.1. Hạng mục xử lý nước thải sinh hoạt a) Nước thải từ nhà bếp:

+ Ngăn số 1: nước thải được đưa vào thông qua hố thu có bố trí song chắn rác kích thước dài x rộng = 30x30 (cm), cho phép giữ lại các loại thực thẩm, thức ăn thừa, xương hay các loại tạp chất khác có trong nước thải. Chức năng này giúp cho bể tách mỡ làm việc ổn định mà không bị nghẹt rác, sau đó nước thải đi thẳng sang ngăn thứ 2.

+ Ngăn số 2: ngăn chính trong hoạt động tách mỡ; hỗn hợp mỡ và nước sau khi đi qua ngăn số 1 đã được làm giảm tốc độ sẽ xảy ra quá trình phân hóa rõ rệt, phần nhẹ hơn là mỡ sẽ bắt đầu tách ra và nổi lên trên mặt nước. Phần còn lại sẽ tiếp tục chảy sang ngăn thứ 3.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần thủy điện Nước Lương Đơn vị tư vấn: Viện kỹ thuật Công nghệ và môi trường

Page 37

+ Ngăn 3: được thiết kế tách những hạt mỡ không được giữ lại ở ngăn 2 và phần nước sạch sẽ lắng đọng và thoát chảy theo đường ống nhựa kín PVC-D110 đấu nối vào đường ống thoát nước thải sinh hoạt sau xử lý tại khu nhà quản lý vận hành rồi thoát ra ngoài môi trường.

b) Nước thải từ nhà vệ sinh

Trong giai đoạn vận hành nhà máy sử dụng 28 CBCNV (bao gồm ở cả 2 khu vực nhà máy và nhà quản lý vận hành) với tổng lượng nước thải phát sinh bao gồm nước thải từ khu vệ sinh, khu vực rửa tay chân và từ bếp ăn tập trung, thành phần chứa nhiều tạp chất hữu cơ, vô cơ và các vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn.... Tiêu chuẩn dùng nước cho sinh hoạt của công nhân là 100 lít/người/ngày (nguồn QCVN 01:2019/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng). Như vậy lượng nước vệ sinh dùng cho 28 CBCNV là.

Q= 28 x100=2,8 lít/ngày = 2,8m3/ngày

Theo Nghị định số 13/VBHN – BXD ngày 27/04/2020 về thoát nước và xử lý nước thải của Bộ Xây Dựng thì lượng nước thải ước tính bằng 100% lượng nước cấp.

Do vậy tổng hợp lượng nước sử dụng cho sinh hoạt 2,8m3/ngày.đêm.

* Quy mô công suất:

Nước thải từ các khu nhà vệ sinh của nhà máy và khu vực nhà vận hành sẽ được xử lý bằng 04 bể tự hoại 5 ngăn cải tiến BASTAF (01 bể tại nhà máy, 03 bể tại nhà QLVH) với kích thước (1,1x5,5x1,7)m, dung tích khoảng 10,29m3 mỗi bể.

* Công nghệ xử lý:

- Bể tự hoại cải tiến BASTAF là bể phản ứng k khí sử dụng các vách ngăn mỏng, ngăn lọc k khí giúp điều hòa lưu lượng, nồng độ chất bẩn trong dòng nước thải để ngăn chất thải lắng đọng, tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn k khí có ích trong từng giai đoạn tăng thời gian lưu bùn.

- Bể tự hoại cải tiến BASTAF thường được xây dựng với 5 ngăn tách biệt được điều chỉnh tính toán dung lượng và nồng độ dòng chảy chính xác quá các vách ngăn mỏng dòng hướng lên và ngăn lọc k khí được hoạt động như sau:

Bước 1: Chất thải từ bồn cầu được đưa tới bể chứa lớn nhất.

Bước 2: Nước thải chưa được lắng hoàn toàn sẽ được đưa vào ngăn thứ hai qua 2 đường ống hay các vách ngăn hướng dòng giúp cho việc tạo dòng chảy, điều hòa dung lượng và nồng độ chất thải, ngăn làm lắng đọng chất thải, lên men k khí.

Bước 3: các ngăn tiếp theo nước thải được chuyển động theo chiều từ dưới lên trên sẽ tiếp xúc với các sinh vật k khí ở lớp bùn dưới đáy bể ở điều kiện động.

Các chất hữu cơ được các sinh vật k khí hập thụ và chuyển hóa giúp chúng phát triển bên trong của từng khoang bể chứa. Điều này sẽ giúp ta bóc tách riêng 2 pha là lên men axit và lên men kiềm nhờ phản ứng k khí này.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần thủy điện Nước Lương Đơn vị tư vấn: Viện kỹ thuật Công nghệ và môi trường

Page 38

Chuỗi phản ứng này giúp bể tự hoại được xử lý triệt để lượng bùn và các chất cặn bã hữu cơ sẽ tăng thời gian lưu bùn.

Bước 4: Tại các ngăn lọc cuối cùng của bể thì các vi sinh vật k khí sống nhờ dính bám vào bể mặt các hạt vật liệu học sẽ ngăn cặn lơ lửng trôi ra theo với nước làm sạch nước thải.

- Hiệu suất xử lý: Bể phốt tự hoại cải tiến BASTAF đã được các cơ quan quan trắc trong phòng thí nghiệm cũng như trong môi trường thực tế cho thấy hiệu suất xử lý chất cặn bã so với bể tự hoại thông thường gấp từ 2 – 3 lần, hoạt động ổn định ngay cả khi dao động nồng độ và lưu lượng chất thải đầu vào lớn so với hệ thống thông thường cụ thể như: Hàm lượng chất lơ lửng SS đạt 75%, theo COD đạt 75 – 90%, theo BOD5 đạt 71 – 85%, theo TSS đạt 75 – 95%.

Hình 3. 8. Sơ đồ bể tự hoại cải tiến BASTAF 5 ngăn - Các loại hóa chất, chế phẩm vi sinh học sử dụng:

Hóa chất được sử dụng trong bể tự hoại cải tiến là chế phẩm sinh học giúp phân hủy nhanh hợp chất hữu cơ trong nước thải.

+ Liều lượng chế phẩm vi sinh cung cấp:

+ Liều lượng hóa chất khử trùng cung cấp:

Bảng 3. 6. Nhu cầu sử dụng hóa chất trong giai đoạn vận hành

TT Nhu cầu Đơn vị Ghi chú

1 Chế phẩm vi sinh Khoảng 2,7 Kg/tháng Giúp phân hủy nhanh hợp chất hữu cơ có trong nước thải

2 Hóa chất khử trùng Khoảng 0,18 Kg/tháng

Giúp loại bỏ Coliform, e.coli trong nước thải, nâng cao chất lượng

nước thải sau xử lý - Các thông số kỹ thuật, vận hành của bể tự hoại 5 ngăn.

Men vi sinh

Đảm bảo QCVN 14:2008/

BTNMT (Cột B) Bổ sung hóa

chất khử trùng Ngăn lọc kỵ

khí

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần thủy điện Nước Lương Đơn vị tư vấn: Viện kỹ thuật Công nghệ và môi trường

Page 39 TT Hạng mục S.lƣợng Thể tích

ƣớt

Kích thước xây dựng

(BxdxLxdxHxd;m) Kết cấu 1 Bể tự hoại tại khu

vực nhà máy 01 10,29m3 1,1x5,5x1,7 Gạch+BTCT

2 Bể tự hoại tại khu

vực nhà điều hành 03 10,29m3 1,1x5,5x1,7 Gạch+BTCT - Định mức tiêu hao điện năng: Hạng mục bể tự hoại cải tiến không phải sử dụng điện trong quá trình xử lý, vì vậy không phải lắp đặt công tơ riêng.

- Quy chuẩn áp dụng đối với nước thải sau xử lý: Quy chuẩn kỹ thuật: Nước thải sinh hoạt phát sinh trong quá trình vận hành Dự án được xử lý đảm bảo đạt QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt (Cột B hệ số K = 1,2).

3.1.3.2. Hạng mục xử lý nước thải sản xuất

- Đối với nước rò rỉ từ các gian máy, đường ống và nước sục rửa vệ sinh lưới lọc của hệ thống làm mát: được thu về hệ thống bể xử lý nước rò rỉ, hệ thống gồm 2 ngăn với công suất thiết kế 33,6m3 cụ thể:

+ Ngăn 1: kích thước 2000x4000x2800mm, dung tích 22,4m3 chứa nước thải được thu gom, ổn định lượng nước thải và nước thải sẽ được chảy từ từ qua ngăn thứ 2 bằng ống nối giữa 2 ngăn với kích thước D=110mm để đảm bảo nước thải chảy từ từ, không tạo khối lượng xử lý lớn lên ngăn thứ 2.

+ Ngăn 2: Là ngăn xử lý chính của bể xử lý có kích thước 2000x2000x2800mm, dung tích 11,2m3 sẽ bố trí các tấm bẫy dầu bằng cách thiết kế một vách ngăn nhằm hướng dòng chảy để tách mỡ và nước ra khỏi nhau thành 2 phần riêng biệt, phần 1 sẽ chứa dầu mỡ thải sau khi được giữ lại bởi bẫy dầu. Tại đây đồng thời sẽ thả các tấm bông hút dầu, giúp thấm lượng dầu mỡ nằm trên bề mặt. Nước thải sau khi được tách dầu bởi tấm bẫy dầu và tấm bông thấm hút dầu sẽ được chảy từ từ sang phần nước thứ 2 trong Ngăn 2. Sau quá trình lắng lọc theo cơ chế tự nhiên, dầu mỡ sẽ bị giữ lại bởi các tấm bẫy dầu và bị hút thấm vào các tấm bông thấm hút, phần nước bên dưới không chứa dầu mỡ sẽ được máy bơm công suất 18HP bơm ra hạ lưu nhà máy, định kỳ 1 tháng công ty sẽ tiến hành nạo vét, thu dọn lượng chất thải được lắng đọng trong ngăn 2. Các tấm bẫy dầu và bông thấm hút dầu mỡ sử dụng của công trình được sản xuất tại Việt Nam, là vật liệu thông dụng, dễ tìm kiếm ở Việt Nam.

Công ty sử dụng loại tấm bẫy dầu được kết hợp bởi các mút xốp thấm dầu, được làm từ bông sợi PE liên kết chặt lại với nhau nên có độ dai, bền và khả năng thấm hút tốt.

Có các lỗ nhỏ kích cỡ 3-10 micromet đáp ứng được việc lọc dầu, thấm dầu tốt nhất.

Dự kiến lượng bông thấm hút cần sử dụng khoảng 5kg/tuần và tấm bẫy dầu khoảng 3kg/tuần. Định kỳ 1 tháng công ty sẽ tiến hành thay thế các tấm bẫy dầu và 01 tuần sẽ thay các bông thấm dầu (nếu quá trình nước nhiều và lượng dầu nhiều cán bộ công nhân sẽ quan sát mắt thường bông thấm hút dầu để thay thế), các vật liệu cũ này sẽ

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần thủy điện Nước Lương Đơn vị tư vấn: Viện kỹ thuật Công nghệ và môi trường

Page 40

được thu gom, lưu trữ vào kho chứa chất thải nguy hại và thuê đơn vị đưa đi xử lý theo đúng quy định. Tại đây nước sẽ được lắng đọng và được bơm cưỡng bức để xả nước thải sau xử lý ra ngoài môi trường bằng 2 máy bơm, mỗi máy bơm công suất 18HP

Nước thải sau xử lý đạt Cột B, QCVN 40:2011/BTNMT (Lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận là suối Nước Lương áp dụng Kq=0,9 ; Kf=1,1 và lưu lượng nguồn thải trong khoảng 50÷500 m3/24h), đảm bảo chất lượng phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân phía hạ lưu.

Ngoài ra, định kỳ 01 lần/tháng Công ty sẽ tiến hành nạo vét các ngăn chứa của bể xử lý nước nhiễm dầu, để hút các cặn lắng tại các bể, các cặn lắng này sẽ được thu gom vào kho chứa chất thải nguy hại.

- Đối với dầu mỡ thải: được thu gom vào các thùng chuyên dụng 200 lít được lưu giữ tạm nhà máy. Định kỳ sẽ có đơn vị chức năng tới thu gom, vận chuyển mang đi xử lý theo quy định.

- Đối với dầu thừa từ trạm biến áp, được thu vào bể dầu sự cố kích thước (BxLxH)=

2,2x4,0x2,22(m) được xây dựng cạnh khu vực trạm biến áp. Theo định kỳ, công ty sẽ thuê đơn vị có chức năng tới hút dầu trong bể dầu sự cố vận chuyển mang đi xử lý.

Tóm tắt quy trình xử lý:

- Nước thải rò rỉ từ 02 buồng máy:

- Nước rò rỉ từ các gian máy và đường ống:

Nước thải rò rỉ từ buồng máy 1

Nước thải rò rỉ từ buồng máy 2

Bể xử lý 2 ngăn

Váng dầu, Tấm bẫy dầu và tấm bông thấm hút dầu

Nước thải sau khi được tách dầu

Mang đi xử lý theo CTNH

Ống thoát nước thải

Cửa xả Nước sau xử

lý đạt QCVN 40:2011/

BTNMT (Cột B)

Nước sục rửa vệ sinh lưới lọc của hệ

thống làm mát

Bơm cưỡng bức Tấm bẫy dầu và tấm

bông thấm hút dầu

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần thủy điện Nước Lương Đơn vị tư vấn: Viện kỹ thuật Công nghệ và môi trường

Page 41

Các loại hóa chất sử dụng: Hóa chất được sử dụng trong hệ thống bể xử lý nước thải sản xuất là các tấm bẫy dầu, hút thấm dầu giúp lọc, tách dầu mỡ nhanh, hiệu quả trong nước thải.

+ Tấm bẫy dầu: khoảng 3kg/tháng.

+ Tấm bông thấm hút dầu: khoảng 5kg/tháng.

- Dầu thải từ quá trình bảo trì và sửa chữa cơ khí → thùng chứa 200 lít → Hút mang chở đi xử lý.

- Dầu thải rò rỉ từ trạm biến áp → Bể dầu sự cố → Hút mang chở đi xử lý.

Bảng 3. 7. Thông số kỹ thuật của hệ thống, thiết bị xử lý nước thải sản xuất TT Hạng mục Đơn vị Vật liệu Số lượng Kích thước

1 Ngăn 1 (Bể thu

gom) Cái BTCT 01 2000x4000x2800mm

2 Ngăn 2 (Bể lọc) Cái BTCT 01 2000x2000x2800mm

3 Bể thu dầu sự cố Cái BTCT 01 2,2x4,0x2,22(m)

Hình 3. 9. Hình ảnh hệ thống bể xử lý nước rò rỉ gian máy

Hình 3. 10. Hình ảnh bể chứa dầu sự cố từ trạm biến áp.

Một phần của tài liệu Báo cáo đề xuất giấy phép môi trường của Dự án thủy điện Nước Lương (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)