Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành

Một phần của tài liệu Báo cáo đề xuất giấy phép môi trường của Dự án thủy điện Nước Lương (Trang 49 - 55)

3.6.1 Biện pháp phòng ngừa sự cố vỡ đập

Thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động của các thiết bị vận hành đập và cống lấy nước. Tiến hành duy tu, bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị cơ khí liên quan đến đóng mở cống lấy nước,...

Thực hiện các biện pháp an toàn trong thi công, xây dựng đập theo Nghị định 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.

Thực hiện vận hành công trình theo đúng quy trình vận hành được duyệt tại Quyết định số 3298/QĐ-UBND ngày 06/9/2023 của UBND tỉnh Bình Định.

Xây dựng phương án phòng chống ngập lụt hạ du theo các kịch bản mô phỏng dựa trên kết quả điều tra vết lũ tại các khu vực thuộc hạ du đập.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần thủy điện Nước Lương Đơn vị tư vấn: Viện kỹ thuật Công nghệ và môi trường

Page 47

Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình điều tiết nước hồ và xả lũ trong quá trình vận hành hồ.

Thường xuyên giám sát chế độ thủy văn khu vực lòng hồ nhằm đưa ra dự báo lũ đồng thời thông báo kịp thời cho người dân phía hạ lưu để có phương án di dân kịp thời.

Duy tu bảo dưỡng hệ thống đập, đê các thiết bị phụ trợ để sẵn sàng ứng phó với lũ, kiểm tra các công tiêu úng, chống sạt lở, xói mòn để bảo vệ đập.

3.6.2. Biện pháp dự báo, cảnh báo các sự cố với đập, hồ chứa, xả nước mùa mưa bão

Công tác dự báo, cảnh báo, truyền tin: Các cấp, các ngành thường xuyên theo dõi, ban hành các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai đảm bảo kịp thời, chính xác phù hợp với nhu cầu của nhiều đối tượng; thông tin, truyền thông về phòng, chống sự cố vỡ đập, hồ thủy lợi; Chính quyền cơ sở (huyện, xã) tiếp nhận các bản tin dự báo, cảnh báo sự cố vỡ đập, hồ thủy lợi của cấp trên, chỉ đạo và thực hiện tuyên truyền phổ biến đến từng cộng đồng dân cư. Công tác cảnh báo, dự báo, truyền tin thiên tai thực hiện đảm bảo theo quy định của Luật Phòng, chống thiên tai và Quyết định số 03/2020/QĐ- TTg ngày 13 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai.

Công tác đảm bảo thông tin liên lạc: Xây dựng Phương án đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn và cộng đồng dân cư; tổ chức thực hiện nhắn tin cảnh báo sự cố vỡ đập, hồ thủy lợi qua internet, điện thoại di động, cổng thông tin điện tử cho Nhân dân biết và chủ động phòng, tránh. Các hình thức thông tin liên lạc, gồm: Mạng viễn thông, bưu chính, điện thoại, fax, email; loa cầm tay trực tiếp, xe tuyên truyền lưu động và các hình thức thông tin liên lạc khác theo quy định.

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của người dân về sự cố vỡ đập, hồ thủy lợi; đồng thời, nâng cao ý thức và trách nhiệm của cộng đồng dân cư, mỗi người dân để làm tốt công tác thông tin liên lạc, giúp đỡ nhau trong việc ứng cứu và khắc phục hậu quả khi có sự cố vỡ đập, hồ thủy lợi. Thường xuyên theo dõi, thực hiện chế độ thường trực tại cơ quan, đơn vị, địa phương để thống kê thiệt hại, xử lý tình huống nhanh và duy trì thông tin liên lạc 24/24 giờ trong mọi tình huống và báo cáo kịp thời lên cấp trên.

Hệ thống tổ chức ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã đối với các tình huống sự cố vỡ đập, hồ thủy lợi cụ thể như sau:

+ Cơ quan chỉ đạo: cấp tỉnh: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh – Trưởng ban Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh. cấp huyện, xã: Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, xã – Trưởng ban Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện, cấp xã.

+ Cơ quan chỉ huy, điều hành: cấp tỉnh: Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chỉ huy, điều hành đối với rủi ro, thiên tai từ cấp độ 2 trở lên theo quy định tại

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần thủy điện Nước Lương Đơn vị tư vấn: Viện kỹ thuật Công nghệ và môi trường

Page 48

Điều 8 Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ. cấp huyện: Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện, Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện, Công an huyện chỉ huy, điều hành đối với rủi ro, thiên tai cấp độ 1 theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ. cấp xã: Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp xã, Xã đội trưởng, Công an xã chỉ huy, điều hành đối với rủi ro, thiên tai cấp độ 1 theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 160/2018/NĐ- CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ.

+ Lực lượng ứng cứu (gồm Quân đội, Công an, Y tế, Hội Chữ thập đỏ, Thanh niên xung kích, dân quân tự vệ và các lực lượng khác đứng chân trên địa bàn tỉnh).

3.6.3. Biện pháp ứng phó với sự cố vỡ hồ, đập

Lắp đặt hệ thống quan trắc theo dõi lún nhằm xác định các giá trị độ lún (độ lún lệch, tốc độ lún trung bình …) so với các giá trị tính toán theo thiết kế;

Thực hiện công tác quan trắc lún và biến dạng công trình theo quy định khi đi vào vận hành.

Thường xuyên bảo dưỡng và kiểm tra các cửa van tràn lũ, tránh kẹt van khi càn vận hành.

Thường xuyên phổ biến cho người dân khu vực các quy định về an toàn, tổ chức thông báo và sơ tán kịp thời trong trường hợp có sự cố.

Hoàn thiện và bổ sung Quy chế vận hành hồ chứa cho phù hợp với tình hình thực tế của dự án khi có những phát sinh.

Các quy định cụ thể về trách nhiệm kiểm tra công trình trước và sau mùa lũ:

- Kiểm tra định kỳ, đột xuất công trình: CĐT chỉ đạo và kiểm tra đánh giá tình trạng làm việc của các hạng mục công trình (cống lấy nước, tràn), hồ chứa, thiết bị nhà máy, các hạng mục liên quan theo quy định hiện hành nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình trước và sau lũ. Nội dung kiểm tra: kiểm tra tình trạng chất lượng, sự ổn định của toàn bộ các hạng mục công trình, thiết bị nhà máy; kiểm tra việc thực hiện các quy phạm, quy trình khai thác và bảo vệ công trình; kiểm tra đánh giá việc thực hiện chế độ kiểm tra quan trắc công trình, các vật liệu dự phòng, thiết bị và phương tiện vận chuyển, dụng cụ cứu sinh, các loại phương tiện khác sẵn sàng ứng cứu khi xảy ra sự cố.

- Kiểm tra trước mùa mưa lũ: Trước mùa lũ, phải kiểm tra đảm bảo an toàn công trình và báo cáo BCH PCTT& TKCN tỉnh Bình Định, Sở Công Thương Bình Định, BCH PCTT&TKCN huyện Hoài Ân, UBND huyện Hoài Ân và các cơ quan có liên quan đến công tác vận hành.

- Nội dung kiểm tra: đánh giá toàn bộ thiết bị, công trình và nhân sự; tình trạng làm việc của các hạng mục công trình thủy điện và hồ chứa; công tác sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị chính, phụ và công trình liên quan đến công tác vận hành; các thiết bị, hạng mục công trình liên quan tới đảm bảo vận hành an toàn các tổ máy phát điện;

phương án và các phương tiện thông tin liên lạc; các nguồn vật tư, vật liệu dự phòng,

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần thủy điện Nước Lương Đơn vị tư vấn: Viện kỹ thuật Công nghệ và môi trường

Page 49

phương án huy động nhân lực, các thiết bị và phương tiện vận chuyển, các thiết bị và phương tiện cần thiết cho xử lý sự cố; các dụng cụ cứu sinh, dụng cụ bơi.

- Kiểm tra sau mùa lũ: phát hiện các hư hỏng của các hạng mục và các thiết bị của nhà máy; theo dõi, kiểm tra diễn biến các hư hỏng và xử lý kịp thời đảm bảo an toàn vận hành; đề xuất các biện pháp và tiến hành sửa chữa khắc phục những hạng mục bị hư hỏng đe dọa đến sự an toàn của công trình.

- Tổng kết, đánh giá sau mùa lũ: Hàng năm báo cáo tổng kết công tác phòng chống lụt bão, vận hành nhà máy và toàn bộ công trình, gửi UBND tỉnh, sở Công thương tỉnh Bình Định, BCH PCTT& TKCN tỉnh Bình Định, huyện Hoài Ân về việc thực hiện quy trình vận hành thủy điện Nước Lương, đánh giá kết quả khai thác, tính hợp lý, những tồn tại và nêu những kiến nghị cần thiết.

*) Biện pháp ứng phó với sự cố vờ hồ, đập

- Sơ tán người ra khỏi khu vực nguy hiểm, nơi không bảo đảm an toàn, khu vực vỡ hồ, đập; tập trung triển khai biện pháp bảo đảm an toàn cho người, đặc biệt đối tượng dễ bị tổn thương trong tình huống khẩn cấp.

- Giám sát, hướng dẫn và chủ động thực hiện việc hạn chế hoặc cấm người, phương tiện đi vào khu vực nguy hiểm trong khu vực vỡ đập, nơi dòng nước chảy siết.

- Bảo đảm giao thông và thông tin liên lạc đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống sự cố vỡ đập.

- Thực hiện hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu chữa người bị thương, hỗ trợ lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm khác tại khu vực bị chia cắt, khu vực ngập lụt nghiêm trọng và địa điểm sơ tán.

- Bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân tại khu vực xảy ra sự cố vỡ hồ, đập.

- Huy động khẩn cấp và tuân thủ quyết định chỉ đạo, huy động khẩn cấp về nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để kịp thời ứng phó với sự cố vỡ hồ, đập.

3.6.4. Công tác tổ chức khắc phục sự cố vỡ đập

- Tiếp tục tìm kiếm cứu nạn, cấp cứu người bị nạn, thông tin khẩn cấp cho cấp trên và yêu cầu tìm kiếm cứu nạn.

- Tổ chức đưa người sơ tán trở về nhà an toàn, tổ chức nơi ở tạm cho những người bị mất nhà cửa hoặc nhà cửa bị hư hỏng nặng; hỗ trợ lương thực, thực phẩm, nước uống và các nhu yếu phẩm.

- Khẩn trương thống kê, đánh giá thiệt hại, đề xuất nhu cầu hỗ trợ, cứu trợ và khắc phục; xác định nhu cầu trang bị vật tư, phương tiện cần thiết của địa phương để phục vụ công tác khắc phục hậu quả sự cố vỡ đập.

- Huy động nguồn lực, tổ chức khắc phục và đề nghị cấp trên hỗ trợ khắc phục vệ sinh môi trường, phòng chống dịch, dọn dẹp nhà cửa, cơ sở hạ tầng: điện, nước, giao thông, thủy lợi, trường học, y tế, môi trường, khắc phục bồi lấp, sạt lở …

- Tổ chức khôi phục sản xuất.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần thủy điện Nước Lương Đơn vị tư vấn: Viện kỹ thuật Công nghệ và môi trường

Page 50

3.6.5. Công tác giảm thiểu sự cố đối với hầm dẫn nước - Ngay từ giai đoạn thi công:

+ Thực hiện công tác khảo sát địa chất khu vực Dự án để đưa ra phương án thi công phù hợp, đồng thời phát hiện những vị trí có khả năng xảy ra sạt trượt.

+ Xây dựng đường hầm dẫn nước theo đúng thiết kế đã được cơ quan chức năng phê duyệt.

+ Các mối nối nhất là tại các đoạn chuyển tiếp, đoạn khuỷu cong được đấu nối đúng theo thiết kế.

- Trong quá trình hoạt động Nhà máy, thường xuyên cử cán bộ kiểm tra, giám sát đường hầm định kỳ để kịp thời phát hiện rò rỉ và đưa ra các biện pháp khắc phục, đảm bảo cho hoạt động của Nhà máy.

- Khi xảy ra sự cố: Đóng van cửa nhận nước và hầm dẫn nước, tạm ngừng hoạt động phát điện của Nhà máy, phối hợp với đơn vị chuyên môn tiến hành sửa chữa. Sau khi sửa chữa thực hiện kiểm tra lại hầm dẫn nước, đảm bảo ổn định mới đưa vào vận hành trở lại.

Tính khả thi: các biện pháp giảm thiểu được đề xuất trong báo cáo phù hợp, hạn chế được các sự cố đối với đường ống áp lực, hầm dẫn nước, kênh dẫn trong quá trình hoạt động.

Không gian áp dụng: khu vực NMTĐ Nước Lương

Thời gian áp dụng: trong thời gian vận hành NMTĐ Nước Lương

3.6.6. Giảm thiểu sự cố cháy rừng (trong trường hợp do CBCNV nhà máy gây ra) Ngoài thực hiện các biện pháp giảm thiểu sự cố cháy nổ như trên, trong quá trình hoạt động NMTĐ Nước Lương, CĐT còn thực hiện một số biện pháp như sau:

- Tuyên truyền nâng cao ý thức CBCNV trong công tác bảo vệ và phát triển rừng.

- Phối hợp với BQL rừng phòng hộ huyện Hoài Ân trong công tác tập huấn PCCC rừng.

- Trong trường hợp xảy ra sự cố cháy rừng: sử dụng phương án PCCC theo phương châm 4 tại chỗ “Lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ, chỉ huy tại chỗ” giúp chủ động phòng ngừa và ứng phó trong trường hợp xảy ra cháy rừng.

+ Thông báo đến toàn thể CBCNV sơ tán khỏi khu vực cháy.

+Báo ngay cho cơ quan chức năng và đội PCCC đại phương thực hiện chữa cháy. Tiến hành cô lập đám cháy.

+ Sử dụng thiết bị PCCC hiện có để dập đám cháy.

+ Xây dựng kế hoạch phục hồi, chồng rừng tại vị trí cháy.

- Tính khả thi: các biện pháp giảm thiểu được đề xuất trong báo cáo phù hợp, có tính khả thi cao khi thực hiện.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần thủy điện Nước Lương Đơn vị tư vấn: Viện kỹ thuật Công nghệ và môi trường

Page 51

- Không gian áp dụng: khu vực NMTĐ Nước Lương.

- Thời gian áp dụng: trong thời gian vận hành của NMTĐ Nước Lương.

3.6.7. Giảm thiểu sự cố rò rỉ dầu mỡ

- Thực hiện đúng quy định bào dưỡng tuabin, đảm bảo tuabin đã được lau khô trước khi vào vận hành.

- Trong trường hợp xảy ra sự cố, lượng dầu máy rò rỉ quá trình bảo dưỡng máy móc, thiết bị sẽ được thu gom đúng quy định của Thông tư 36/2015/TT-BTNMT đảm bảo không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

- Tính khả thi: các biện pháp giảm thiểu được đề xuất phù hợp, dễ thực hiện.

- Không gian áp dụng: khu vực NMTĐ Nước Lương.

- Thời gian áp dụng: thời gian vận hành của NMTĐ Nước Lương.

3.6.8. Giảm thiểu sự cố về điện và trên đường dây tải điện.

- Tập huấn cho toàn bộ CBCNV, nhất là cán bộ trực tiếp vận hành máy móc.

- Bố trí cán bộ giám sát TBA, hệ thống dây dẫn đảm bảo hoạt động bình thường - Trong trường hợp xảy ra sự cố , Ban quản lý Nhà máy tiến hành cắt điện và bố trí cán bộ kịp thời khắc phục, hạn chế tối đa thiệt hại về tài sản.

- Tính khả thi: CĐT chủ động thực hiện, tính khả thi cao.

- Không gian áp dụng: khu vực NMTĐ Nước Lương.

- Thời gian áp dụng: thời gian vận hành của NMTĐ Nước Lương.

3.6.9. Giảm thiểu sự cố mâu thuẫn giữa công nhân nhà máy với dân địa phương - Ban hành nội quy, đối với công nhân làm việc tại nhà máy, bảng nội quy, được treo tại khu vực nhà máy quản lý.

- Nghiêm cấm tụ tập rượu chè, cờ bạc, lô đề tại khu vực nhà máy, đưa ra quy định xử phạt nghiêm với trường hợp vi phạm.

- Tuyên truyền, phổ biến cho công nhân tôn trọng phong tục, tập quán, lối sống của người dân địa phương.

- Trong trường hợp xảy ra mâu thuẫn báo với chính quyền địa phương can thiệp giải quyết.

- CĐT thông báo với chính quyền địa phương cũng như đăng kí tạm chú tạm vắng cho những cán bộ, công nhân từ nới khác đến làm việc.

- Tính khả thi: các biện pháp giảm thiểu được đề xuất dễ thực hiện - Không gian áp dụng: khu vực NMTĐ và vùng lân cận

- Thời gian áp dụng: thời gian vận hành NMTĐ Nước Lương.

3.6.10. Biện pháp, phương án thu dọn lòng hồ

- Trong quá trình hoạt động chủ dự án sẽ tiến hành vớt rác thải phát sinh trong lòng hồ, Chủ dự án bố trí 3 người sử dụng 1 thuyền (hoặc ca nô) vớt toàn bộ lượng rác thải, cây cối … chảy theo dòng nước đến khu vực quy hoạch hồ chứa. Tại mỗi thuyền (hoặc ca nô) bố trí các tải để chứa rác sau mỗi lần vớt.

Một phần của tài liệu Báo cáo đề xuất giấy phép môi trường của Dự án thủy điện Nước Lương (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)