Nước mưa đã gột sạch bụi bẩn làm bầu không khí được trong sạch.
Trong cơn giông đã xảy ra phản ứng tạo thành ozon từ oxi:
tia
2 3
3O lửa điện2O
Ozon sinh ra là chất khí màu xanh nhạt, mùi nồng, có tính oxi hóa mạnh.
Ozon có tác dụng tẩy trắng và diệt khuẩn mạnh. Khi nồng độ ozon nhỏ, người ta cảm giác trong sạch, tươi mát.
Do vậy sau cơn mưa giông trong không khí có lẫn ít ozon làm cho không khí trong sạch, tươi mát.
Bài 9: Thủy ngân là một chất độc. Hãy nêu phương pháp đơn giản để loại bỏ thủy ngân khi bị rơi vãi xuống đất.
Phương pháp đơn giản để loại bỏ thủy ngân khi bị rơi vãi xuống đất là dùng bột lưu huỳnh để khử vì lưu huỳnh tác dụng với thủy ngân ngay nhiệt độ thường.
S + Hg → HgS
Bài 10: Vì sao các đồ vật bằng bạc hoặc đồng để lâu ngày thường bị xám đen?
Do Ag và Cu tác dụng với khí O2 và khí H2S có trong không khí tạo ra bạc sunfua và đồng sunfua có màu đen.
4Ag + O2 + 2H2S → 2Ag2S + 2H2O 2Cu + O2 + 2H2S → 2 CuS + 2H2O
Bài 11: Trong tự nhiên khí H2S có trong một số nước suối, trong khí núi lửa và bốc ra từ xác chết của người và động vật, nhưng vì sao lại không có sự tích tụ khí này trong không khí?
Do H2S có tính khử mạnh, nó bị O2 của không khí oxi hoá đến S:
2H2S + O2 → 2S↓ + 2H2O
Bài 12: “Ma trơi” là gì? Ma trơi thường xuất hiện ở đâu ?
Trong xương của động vật luôn có chứa một hàm lượng photpho. Khi cơ thể động vật chết đi, nó sẽ phân hủy một phần thành photphin PH3 và lẩn một ít điphotphin P2H4.
Photphin không tự bốc cháy ở nhiệt độ thường. Khi đun nóng đến 150oC thì nó mới cháy được. Còn điphotphin P2H4 thì tự bốc cháy trong không khí và tỏa nhiệt. Chính lượng nhiệt tỏa ra trong quá trình này làm cho photphin bốc cháy:
2PH3 + 4O2 → P2O5 + 3H2O
Quá trình trên xảy ra cả ngày lẫn đêm nhưng do ban ngày có các tia sáng của mặt trời nên ta không quan sát rõ như vào ban đêm.
Hiện tượng ma trơi chỉ là một quá trình hóa học xảy ra trong tự nhiên.
Thường gặp ma trơi ở các nghĩa địa vào ban đêm.
Bài 13: Ca dao Việt Nam có câu:
“Lúa chiêm lấp ló ngoài bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”
Mang ý nghĩa hóa học gì ? Giải thích?
Câu ca dao có nghĩa là: Khi vụ lúa chiêm đang trổ đồng mà có trận mưa rào kèm theo sấm chớp thì rất tốt và cho năng suất cao. Vì sao vậy ?
Do trong không khí có khoảng 80% Nitơ và 20% oxi. Khi có sấm chớp (tia lửa điện) thì:
N + O 2 2 ti a lửa điện2NO
Sau đó: 2NO + O2 → 2NO2
Khí NO2 hòa tan trong nước: 4NO2 + O2 + H2O → 4HNO3
HNO3 → H+ + NO3 -
(Đạm)
Nhờ có sấm chớp ở các cơn mưa giông, mỗi năm trung bình mỗi mẫu đất được cung cấp khoảng 6-7 kg nitơ.
Bài 14: Vì sao axit nitric HNO3 đặc lại phá thủng quần áo ?
Khi làm thí nghiệm hóa học, nếu quần áo bạn dính phải axit nitric HNO3 đặc thường sẽ bị thủng một lỗ; khi dùng axit không đặc, nhìn bên ngoài thì không thấy gì, nhưng sau khi phơi khô bạn sẽ thấy ngay lỗ thủng.
Quần áo chúng ta mặc thường ngày thường dệt bằng sợi bông, thành phần hóa học của sợi bông là xenlulozơ. Xenlulozơ không tan trong nước và đa số các dung môi khác nhưng dễ tan trong axit HNO3 đặc nên làm thủng quần áo.
Khi bị axit HNO3 loãng dính vào quần áo, tuy quần áo không bị thủng ngay, nhưng khi quần áo khô, nồng độ axit HNO3 càng ngày càng đặc, cuối cùng sẽ làm thủng quần áo. Ngoài ra, axit HNO3 loãng có thể có tác dụng hóa học với xenlulozơ.
Bài 15: Người nông dân thường dùng vôi để bón ruộng nhưng tại sao không nên trộn vôi chung với phân ure để bón ruộng?
Phân tích:
Để giải bài tập này, học sinh cần nắm được tính chất của phân urê.
Giải
Khi trộn vôi với urê có phản ứng:
CO(NH2)2 + 2H2O → (NH4)2CO3
Ca(OH)2 + (NH4)2CO3 → CaCO3↓ + 2NH3↑ + 2H2O
Phản ứng làm mất tác dụng của đạm urê (tạo ra NH3 thoát ra) và làm rắn đất lại (do tạo CaCO3). Vì thế không nên trộn vôi với urê để bón ruộng.
Bài 16: Trong các loại phân đạm sau: NH4Cl, NH4NO3, (NH2)2CO, (NH4)2SO4. Nên dùng loại phân nào để bón cho những chân ruộng đất chua ? Vì sao ?
- Dùng (NH2)2CO.
- Vì nếu dùng 3 loại phân còn lại để bón sẽ làm cho đất càng chua thêm.
NH4Cl NH4+
+ Cl- NH4NO3 NH4
+ + NO3 - (NH4)2SO4 2NH4
+ + SO4 2- Ion NH4
+ có phản ứng thủy phân.
NH4
+ + H2O NH3 + H3O+ H3O+ (H+) sinh ra làm cho đất chua thêm.
Bài 17: Tại sao những con chuột sau khi ăn thuốc chuột lại đi tìm nước uống. Vậy thuốc chuột là chất gì? Chất gì đã làm chuột chết? Nếu sau khi ăn thuốc mà không có nước uống nó chết mau hơn hay lâu hơn ?
Phân tích:
Bài tập liên quan đến đời sống hàng ngày của HS, kích thích sự tò mò tìm hiểu về công thức hay tên gọi của thuốc. Từ đó vận dụng các kiến thức đã biết để giải thích.
Thuốc chuột là Zn3P2, sau khi ăn Zn3P2 bị thuỷ phân rất mạnh, hàm lượng nước trong cơ thể chuột giảm, nó khát và đi tìm nước:
Zn3P2 + 6H2O 3Zn(OH)2 + 2PH3 ↑ Chính PH3 đã giết chết chuột.
Càng nhiều nước đưa vào cơ thể chuột → PH3 thoát ra càng nhiều → chuột càng nhanh chết. Nếu không có nước chuột chết lâu hơn.
2.3.1.4. Bài tập có hình vẽ liên quan đến TNHH
Bài 1: Hình vẽ sau mô tả cách lắp dụng cụ điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.
1. Tìm điểm lắp dụng cụ sai trong hình vẽ trên. Giải thích và nêu cách lắp dụng cụ đúng nhất.
2. Phương pháp thu khí ở trên dựa vào tính chất nào của oxi?
3. Khi kết thúc thí nghiệm, tại sao phải tháo ống dẫn khí ra trước khi tắt đèn cồn?
4. Nếu khí Oxi có lẫn hơi nước, có thể dùng chất nào sau đây để làm khô khí Oxi?
Hình 2.3.1
A. Al2O3. B. H2SO4 đặc. C. dd Ca(OH)2. D. dd HCl.
5. Nếu các chất KMnO4 và KClO3 có khối lượng bằng nhau thì chọn chất nào có thể điều chế được oxi nhiều hơn. Hãy giải thích bằng cách tính toán trên cơ sở PTHH. (Mn = 55; K = 39; Cl = 35,5; O = 16)
Phân tích:
Ở bài tập này, HS chỉ cần nắm vững cách lắp ráp và điều chế khí oxi trong phòng TN, phương pháp thu khí oxi, các hóa chất dùng để hút nước trong khí oxi.
Đáp án
1. Điểm sai trong cách lắp bộ dụng cụ điều chế oxi là ống nghiệm đựng KMnO4
hướng lên. Ống nghiệm chứa KMnO4 kẹp trên giá phải hơi chúc miệng xuống để tránh hiện tượng khi đun KMnO4 ẩm, hơi nước bay lên đọng lại trên thành ống nghiệm chảy xuống đáy làm vỡ ống.
2. Phương pháp thu khí dựa vào tính chất oxi tan ít trong nước.
3. Khi kết thúc thí nghiệm, phải tháo ống dẫn khí ra trước khi tắt đèn cồn để tránh hiện tượng nước chảy ngược từ chậu sang ống nghiệm đang nóng làm vỡ ống nghiệm.
4. B (H2SO4 đặc vì nó háo nước và ko tác dụng với oxi).
5. Nếu dùng cùng một khối lượng KMnO4 và KClO3 thì KClO3 điều chế được oxi nhiều nhất.