Tiết 20 Bài 13: LUYỆN TẬP : TÍNH CHẤT CỦA NITƠ VÀ HỢP CHẤT CỦA NITƠ
II. Bài tập củng cố lý thuyết
Câu 1: Giải thích câu ca dao:
Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe sấm sét phất cờ mà lên
- GV yêu cầu HS làm bài tập ở phiếu học tập số 2.
- HS thảo luận nhóm, làm bài:
Câu 1: Do trong không khí có khoảng 80% Nitơ và 20 % oxi. Khi có sấm chớp( tia lửa điện)
2 2
N + O ti a lửa điện2NO 2NO + O2 → 2NO2
Khí NO2 hòa tan trong nước:
4NO2 + O2 + H2O → 4HNO3
HNO3 → H+ + NO3-
Nhờ có sấm chớp ở các cơn mưa giông, mỗi năm trung bình mỗi mẫu đất được cung cấp khoảng 6-7 kg nitơ.
Câu 2: a. Ban đầu kết tủa keo xanh xuất hiện, sau đó tan dần trong dd NH3 dư tạo dd màu xanh thẫm:
CuSO4 Cu2+ + SO4 2-
NH3 + H2O NH4
+ + OH- Cu2+ + 2OH- Cu(OH)2 (xanh)
Cu(OH)2+4NH3[Cu(NH3)4]2+ 2OH-
b. Hiện tượng giống như câu a.
Nhưng khi cho HCl vào, xuất hiện kết tủa:
H+ + [Cu(NH3)4]2++OH-
Cu(OH)2+ NH4 +
Câu 3: Cốc 1 khí thoát ra hóa nâu trong không khí là NO:
Al + 4HNO3Al(NO3)3 + NO
+2H2O
2NO + O2 2NO2
Câu 2: Nêu hiện tượng, giải thích các thí nghiệm sau:
a. Nhỏ từ từ dd NH3, cho đến dư vào dd CuSO4.
b. Nhỏ từ từ dd NH3 cho đến dư vào dd CuSO4, sau đó cho tiếp vài giọt dd HCl vào.
Câu 3: Cho 3 miếng Al vào 3 cốc đựng dd HNO3 có nồng độ khác nhau:
- Cốc 1 thấy có khí không màu thoát ra, sau đó hóa nâu trong không khí.
- Cốc 2 thấy thoát ra khí không màu, không mùi, không cháy dưới 10000C.
- Cốc 3 không thấy khí thoát ra nhưng nếu lấy dd sau phản ứng (Al tan hết) cho tác dụng với dd NaOH dư thấy thoát ra khí có mùi khai.
Viết các phương trình phản ứng giải thích hiện tượng xảy ra của 3 thí nghiệm trên.
Ở cốc 2: khí thoát ra không màu, không mùi, không cháy là N2: 10Al+36HNO310Al(NO3)3 + 3N2 + 18H2O - Ở cốc 3: không có hiện tượng, có nghĩa là sản phẩm oxi hóa tạo ra là muối NH4NO3:
8Al + 30HNO3 8Al(NO3)3 + 3NH4NO3 + 9H2O NH4NO3+NaOHNaNO3 + NH3 + H2O - GV nhận xét bài làm của HS Hoạt động 3: Bài tập về nhận biết tách riêng, điều chế
- Gv yêu cầu HS làm bài tập ở phiếu học tập số 3.
- HS tư duy vận dụng kiến thức làm bài tập theo nhóm cặp:
Câu 1: A Câu 2: C Câu 3: C Câu 4: A Câu 5: C
2. Bài tập nhận biết, tách riêng, điều chế Phiếu học tập số 3: Hoàn thành các câu trắc nghiệm sau:
Câu 1: Trong phòng thí nghiệm, người ta có thể điều chế nitơ bằng cách đun nóng dd nào dưới đây:
A. NH4NO2 B. NH3
C. NH4Cl D. NaNO2
Câu 2: Nhiệt phân dãy các muối nào sau đây đều có khí màu nâu đỏ thoát ra?
A. KNO3, AgNO3, NH4NO3
B. Zn(NO3)2, Au(NO3)3, (NH4)NO3
C. Cu(NO3)2, Fe(NO3)3, Pb(NO3)2
D. Zn(NO3)2, Hg(NO3)2, (NH4)3PO4
Câu 3: Chỉ dùng một hóa chất để phân biệt các dung dịch (NH4)2SO4, NH4Cl, Na2SO4. Hóa chất đó là:
A. BaCl2. B. NaOH.
C. Ba(OH)2. D. AgNO3.
Câu 4: Có 3 lọ axit riêng biệt chứa các dung dịch: HCl, HNO3, H2SO4 không có
nhãn. Dùng các chất nào để nhận biết?
A. dùng muối tan của bari, kim loại Cu B. dùng giấy quỳ, dung dịch bazơ C. dùng dung dịch muối tan của bạc
D. dùng dung dịch phenolphtalein, giấy quỳ Câu 5: Để tách riêng NH3 ra khỏi hỗn hợp N2, H2 và NH3 trong công nghiệp người ta sử dụng:
A. Cho hỗn hợp qua nước vôi trong B. Cho hỗn hợp qua CuO nung nóng C. Cho hỗn hợp qua axit H2SO4 đặc D. Nén và làm lạnh hỗn hợp
Hoạt động 4: Bài tập sử dụng hình vẽ thí nghiệm
- GV yêu cầu HS làm bài tập ở phiếu học tập số 4:
- HS thảo luận nhóm:
Câu 1:
a. Hình vẽ mô tả TN chứng minh tính khử của NH3: NH3 tác dụng với oxi:
4NH3 + 3O2 t0
2N2 + 6H2O b. Có thể thay hỗn hợp KClO3 + MnO2 bằng KMnO4
c. Ống nghiệm (1) đặt nằm nghiên hoặc thẳng đứng (nếu đặt thẳng đứng dùng ống nghiệm nhánh) Câu 2: Sơ đồ trên được sử dụng để điều chế HNO3.
- dd A: axit H2SO4 đặc, B: muối NaNO3 rắn, C: bông tẩm xút, D:
nước đá.
PTPƯ: NaNO3 + H2SO4 (đặc)
t0
HNO3 + NaHSO4
3. Bài tập sử dụng hình vẽ thí nghiệm Phiếu học tập số 4:
Câu 1: Quan sát hình vẽ sau cho biết:
a. Hình vẽ mô tả TN chứng minh tính chất nào của NH3?
b. Nếu PTN không có KClO3 + MnO2 thì có thể thay bằng hóa chất nào?
c. Nếu điều chế NH3 từ dd NH3 đặc thì vị trí ống nghiệm (1) điều chế thay đổi như thế nào?
Câu 2: Quan sát và cho biết bộ dụng cụ trong hình trên được sử dụng để điều chế và thu chất nào trong các hợp chất sau: NO2, HNO3, NH3, NO.
Cho biết các hợp chất A, B, C, D là gì?
Viết phương trình phản ứng của quá trình điều chế và cho biết vai trò của chất C?
- Vai trò của bông tẩm xút:
nhằm để trung hòa hơi HNO3.
- GV nhận xét bài làm của HS, bổ sung những ý còn thiếu.
3. Kết thúc:
- Làm bài tập 1, 3, 4, 5 trang 58 SGK - Chuẩn bị bài photpho.
- Đánh giá tiết học.
2.3.3.2. Sử dụng BTTN trong kiểm tra đánh giá
Để rèn luyện tư duy và phát triển hứng thú của HS qua BTTN, GV có thể đưa BTTN vào các hình thức kiểm tra: kiểm tra bài cũ, kiểm tra 15 phút, 1 tiết, kiểm tra học kỳ…. Dưới đây là ví dụ về các đề kiểm tra được sử dụng:
Sau khi kết thúc chương nitơ – phot pho, GV có thể cho HS làm bài kiểm tra 15 phút với các BTTN:
Câu 1: Viết phương trình hóa học của các phản ứng thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau:
Khí A H O2 dd A HCl B NaOH khí A HNO3 C nung D + H2O
Câu 2: Quan sát hình vẽ mô tả thí nghiệm tính chất oxi hóa của muối nitrat:
Nêu hiện tượng khi cho mẫu than gỗ (nóng đỏ vào) ống nghiệm chứa muối KNO3 đã đun nóng chảy?
Cho ít bột S vào thì hiện tượng xảy ra thế nào?
Hình 2.3.7 Câu 3: Giải thích hiện tượng và viết các phương trình hóa học
xảy ra khi:
a. Cho từ từ dd NH3 đến dư vào dd AlCl3 b. Cho từ từ dd NH3 đến dư vào dd CuCl2, sau đó cho dd HCl vào.
2.3.3.3. Sử dụng BTTN trong các buổi ngoại khóa
C
D B
Dd
Giáo viên hóa học nên tổ chức cho học sinh các câu lạc bộ hóa học, các buổi ngoại khóa về hóa học, các cuộc thi hóa học vui,…. nhằm tạo điều kiện cho học sinh vận dụng những kiến thức hóa học vào cuộc sống, tạo niềm hứng thú và say mê hóa học, đồng thời kích thích học sinh lòng ham hiểu biết, hình thành cho học sinh thói quen luôn thắc mắc, đặt vấn đề đối với những hiện tượng trong cuộc sống và phải tìm cách giả quyết cho được các vấn đề đó. Ví dụ, khi tham gia câu lạc bộ nhiều, học sinh sẽ tự mình đưa ra thắc mắc : “Vì sao những người ăn trầu thường có răng rất chắc và không bị sâu răng?”, “Vì sao phải bón đạm cho cây?”….. Từ đó, học sinh tự tìm cách để giải quyết vấn đề, dần dần hình thành phương pháp nghiên cứu khoa học.
Tiểu kết chương 2 Trong chương này chúng tôi đã trình bày:
+ Cơ sở của việc lựa chọn, xây dựng và sử dụng TNHH và BTTN trong chương trình hóa phổ thông ở chương oxi – lưu huỳnh (lớp 10) và chương nitơ – photpho (lớp 11).
+ Tuyển chọn 15 TNBD, 9 TN hóa học vui và 40 BTHH có liên quan đến TNHH nhằm rèn luyện và nâng cao kiến thức, kĩ năng TNTH cho HS.
+ Các phương pháp sử dụng TNHH và BTTN khi dạy học nhằm hình thành và phát triển năng lực tự học cho HS trong hai chương oxi – lưu huỳnh và chương nitơ – photpho.