Các nghiên cứu liên quan đến đạo đức con người Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Tư tưởng đạo đức của arixtốt và ý nghĩa của nó đối với việc hoàn thiện đạo đức con người việt nam hiện nay (Trang 21 - 30)

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.2. Các nghiên cứu liên quan đến đạo đức con người Việt Nam hiện nay

Nghiên cứu về đạo đức, đạo đức học và đạo đức con người Việt Nam trong quá khứ và hiện tại là một trong những mảng nghiên cứu vừa có tính lý luận vừa có giá trị thực tiễn, do đó, đã thu hút được sự chuyên tâm của rất nhiều học giả, tuy nhiên chúng tôi chỉ lựa chọn khai thác, kế thừa những công trình tiêu biểu, có nhiều ý nghĩa hiện thời.

Tác giả Nguyễn Thế Nghĩa (1997) trong cuốn Triết học với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa [76] đã đưa ra nhận định: “nhiều nhà nghiên cứu về hiện đại hóa đã chỉ ra rằng: trong vòng một thế kỷ nay, nền văn minh phương Tây đã làm giàu của cải vật chất và tinh thần, đồng thời cũng làm nảy sinh trong lý luận và thực tiễn những quan điểm, tâm trạng hạ thấp phương diện tinh thần của tồn tại người. Điều này được thể hiện trong quan niệm sống và lối sống của con người chỉ gắn với điều kiện vật chất, với tiêu dùng mà coi thường hoặc quên đi yếu tố truyền thống đạo đức, văn hóa và nhân văn” [76, tr.267-268]. Đây là một khái quát giúp cho chúng ta thấy được trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế như hiện nay, chúng ta không thể đặt sự quan tâm rời xa các vấn đề về đạo đức và tinh thần của con người, đặc biệt là đạo đức và văn hóa truyền thống của dân tộc. Do đó, các tác giả Nguyễn Thế Nghĩa và Nguyễn Thị Hương Giang (2017) trong cuốn Toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và giữ gìn phát huy giá trị truyền thống của dân tộc [78] tiếp tục đưa ra hệ thống các giải pháp chủ yếu để giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống dân tộc: “Một là, nâng cao nhận thức và tăng cường giáo dục giá trị truyền thống dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa. Hai là, khơi dậy và phát huy mạnh mẽ tính tích cực, sáng tạo của giá trị truyền thống và chuyển hóa chúng thành hoạt động thực tiễn xây dựng đất nước trong điều kiện toàn cầu hóa, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Ba là, huy động và tập trung tối đa các

19

nguồn lực vật chất và tinh thần, con người và cơ chế chính sách, luật pháp và các lực lượng xã hội để giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống dân tộc. Bốn là, xây dựng và phát triển môi trường xã hội lành mạnh làm cơ sở để giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa (bao gồm môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế, môi trường chính trị, môi trường văn hóa – xã hội, môi trường giáo dục,...). Năm là, chủ động tiếp thu có chọn lọc các giá trị của nhân loại để bổ sung, làm giàu thêm cho giá trị truyền thống, đồng thời phát huy giá trị truyền thống một cách có hiệu quả. Sáu là, hoàn thiện các thiết chế văn hóa, tức là xây dựng một chỉnh thể văn hóa, trong đó các yếu tố văn hóa liên kết với nhau một cách đồng bộ, hài hòa, bảo đảm cho nền văn hóa phát triển ổn định, trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội” [78, tr.319-320]. Đây là những định hướng có ý nghĩa để luận án đi sâu vào tìm hiểu sự vận động của đạo đức con người Việt Nam hiện nay và những giải pháp để hoàn thiện nó, đặc biệt là các giải pháp về mặt nghiên cứu lý luận.

Cuốn Đạo đức và pháp luật trong triết lý phát triển ở Việt Nam [58]

của Vũ Khiêu và Thành Duy (2000) là sản phẩm nghiên cứu thuộc chương trình cấp Bộ. Triết lý phát triển ở Việt Nam chính là nhằm mục đích đóng góp ý kiến vào việc tìm kiếm con đường phát triển ở Việt Nam trong bối cảnh mới hiện nay, đứng trên góc độ triết lý đạo đức và triết lý pháp luật. Đây là một ấn phẩm được đầu tư nghiên cứu rất khoa học, nghiêm túc. Đặc biệt với việc khái quát về vai trò của đạo đức và pháp luật trong sự phát triển, cuốn sách đã khảo sát và rút ra kinh nghiệm của một số quốc gia trong khu vực. Do đó, đây cũng là một nguồn tham khảo cho chúng tôi phân tích vấn đề nghiên cứu để thấy được, vai trò của đạo đức và pháp luật trong sự phát triển của xã hội không những được đề cao ở thời đại Arixtốt, trong tư tưởng Arixtốt mà cho đến nay, chúng ta vẫn cần đảm bảo, xây dựng và hoàn thiện nó trong thời đại

20

mới, trong ý thức đạo đức, ý thức pháp luật và hành vi đạo đức của những con người ở thời đại mới.

Tác giả Đỗ Huy (2001) trong cuốn Văn hóa Việt Nam trên con đường giải phóng, đổi mới, hội nhập và phát triển [54] đã có một nghiên cứu sâu sắc trên bình diện lý luận về bản chất của văn hóa theo quan niệm mácxít, nhằm khẳng định rõ hệ tư tưởng Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ tư tưởng chính thống của văn hóa Việt Nam hiện đại. Ông đã trình bày hành trình giải phóng, đổi mới, hội nhập và phát triển văn hóa dưới ánh sáng của hệ tư tưởng này và dự báo về bước phát triển mới của văn hóa Việt Nam trong thập niên thứ hai đầu thế kỉ XXI. Đây cũng là một nguồn tham khảo hữu ích cho chúng tôi trong việc khảo cứu những biểu hiện đạo đức của con người Việt Nam hiện nay phù hợp với bối cảnh đổi mới, hội nhập và phát triển.

Bài viết Văn minh – thanh lịch – hiện đại ở con người Hà Nội [trong 96] của Vũ Khiêu (2005) có đề cập đến khái niệm con người văn minh, trong đó, ông nhấn mạnh: con người được gọi là văn minh của Hà Nội ngày nay phải là con người nhìn mọi vấn đề từ bối cảnh toàn cầu hóa và kinh tế tri thức, không ngừng học tập và suy nghĩ sáng tạo trong mọi hoạt động của mình. Nếu văn minh của thế giới ngày nay là văn minh trí tuệ, thì con người Hà Nội hôm nay phải là con người có quyết tâm lớn để không ngừng nâng cao trí tuệ và trình độ chuyên môn của mình trong học tập và lao động. Không chỉ vậy mà còn cần thể hiện nó trong cuộc sống hàng ngày và luôn luôn nâng mình lên ngang tầm yêu cầu ngày một cao của dân tộc và thời đại. Ông khẳng định rằng, nền văn minh mà chúng ta nói hôm nay không còn giống như nền văn minh qua các thời kỳ lịch sử trước đến nay. Trong những thập kỷ gần đây, loài người đã đạt được những thành tựu kỳ diệu của trí tuệ con người. Tình hình đòi hỏi mỗi dân tộc phải tiếp thu được một cách thông minh và sáng tạo mọi thành quả của nền văn minh ngày nay, chính vì lẽ đó mà phát triển khoa học và giáo dục đang trở thành yêu cầu bậc nhất. Một xã hội văn minh, con

21

người văn minh không thể để mình tụt hậu trong thời đại trí tuệ ngày nay.

Như vậy, ở đây tác giả đặc biệt đề cao tính trí tuệ như là tiêu chí hàng đầu của một con người văn minh trong thời đại mới. Tính trí tuệ là cơ sở hình thành tình cảm, hành vi đạo đức mà Arixtốt ở thời của mình coi đó là hoạt động có lý trí, có mục đích của con người để hòa nhập cái thiện hảo của cá nhân với đời sống thiện hảo của cộng đồng.

Trong cuốn sách Văn minh tinh thần nhìn từ chất lượng văn hóa [64]

tác giả Trường Lưu (2006) đã khái quát được những đặc điểm của văn hóa hiện đại Việt Nam từ Cương lĩnh văn hóa giải phóng đến Cương lĩnh văn hóa phát triển, trên cơ sở đó, tác giả đi tìm mối quan hệ giữa văn hóa và văn minh để chỉ ra bản chất của nền văn hóa có định hướng đúng đắn, và nền văn minh tinh thần cần được xây dựng từ chính văn hóa dân tộc, văn hóa tâm linh Việt Nam gắn bó với đặc điểm và tinh thần nhân bản phương Đông; động lực văn hóa và vai trò của nhân tố con người trong văn hóa. Ông cũng chỉ ra những đỉnh cao văn hóa của dân tộc qua các bậc danh nhân văn hóa; đồng thời rút ra những đặc điểm của một đô thị văn minh tiêu biểu, cùng với đó là những đặc điểm và sự đối mặt với thách thức của toàn cầu hóa, từ đó đề cao tính năng động trong hội nhập và giao lưu văn hóa cần xuất phát từ vị thế dân tộc, biết tiếp thu và loại bỏ những điểm phù hợp. Tác phẩm giúp cho chúng tôi có được những gợi ý hữu ích cho việc đưa ra những nhận định về hoàn thiện đạo đức con người Việt Nam hiện nay từ phương diện kế thừa, định hình những giá trị cốt lõi từ bản sắc văn hóa của dân tộc.

Trong cuốn sách Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về văn hóa [31], tác giả Phạm Duy Đức (2008) đã có những nghiên cứu khá sâu sắc và toàn diện về quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về bản chất, chức năng, quy luật vận động và phát triển của văn hóa cũng như các khía cạnh của việc xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa, trong đó chúng tôi đặc biệt quan tâm tới quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng con người, đạo đức và lối

22

sống trong chủ nghĩa xã hội. Phần này có giá trị như quan điểm mang tính định hướng khi chúng tôi đi vào nghiên cứu quan điểm của Đảng về xây dựng con người xã hội chủ nghĩa để phục vụ cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Cuốn Văn hóa Việt Nam trên con đường đổi mới – những thời cơ và thách thức [9] của Trần Văn Bính (2010) đã phác họa tương đối toàn diện về văn hóa Việt Nam trên con đường đổi mới cả về lý luận và thực tiễn. Trong đó, chúng tôi quan tâm đến những ý kiến của tác giả về thực trạng và nguyên nhân đạo đức lối sống ở nước ta hiện nay.

Trong cuốn Văn hóa và con người Việt Nam trong đổi mới và hội nhập quốc tế [8], tác giả Hoàng Chí Bảo (2010) đã đề cập hai phần: phần thứ nhất trình bày lý luận về văn hóa; bản chất, chức năng, các cơ sở khách quan quy định bản sắc da dạng của các nền văn hóa; tiếp xúc, giao lưu, đối thoại giữa các nền văn hóa,... Phần thứ hai tác giả trình bày về văn hóa với phát triển và tiến bộ nhìn từ cục diện văn hóa Châu Á – Thái Bình Dương trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI qua thực tiễn Đông Á. Chúng tôi tiếp thu được trong phần thứ nhất nội dung tác giả phân tích về mối quan hệ giữa văn hóa, với văn minh và phát triển.

Cuốn Con người và văn hóa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập [16] của Nguyễn Văn Dân (2011) với cơ sở lý luận là quan điểm của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng con người và văn hóa Việt Nam cùng với các nguyên tắc của nó. Tác giả đã tiến hành phân tích về thực trạng, tác động, dự báo và đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển con người và văn hóa trong thời kỳ mới. Đây cũng là công trình có nội dung và giác độ nghiên cứu có đóng góp không nhỏ trong quá trình nghiên cứu của luận án.

Cuốn Xây dựng nhân cách văn hóa – những bài học kinh nghiệm trong lịch sử Việt Nam [4] của Hoàng Tuấn Anh, Nguyễn Chí Bền, Từ Thị Loan, Vũ Anh Tú (2012) góp phần hệ thống hóa các cơ sở lý luận, các quan điểm học thuật về vấn đề nghiên cứu nhân cách và xây dựng nhân cách con người

23

Việt Nam. Công trình đã kế thừa tư tưởng của các nhà nghiên cứu đi trước về tính hai mặt của truyền thống, tính lịch sử, tính biến đổi của truyền thống để từ đó phát triển lên thành “phép biện chứng” truyền thống. Cuốn sách cũng đi sâu khảo sát, phân tích vấn đề xây dựng nhân cách văn hóa cho con người Việt Nam qua các giai đoạn khác nhau của lịch sử dân tộc và rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam hôm nay trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đây cũng là một nguồn tham khảo để chúng tôi có một cái nhìn toàn diện khi đi phân tích và đưa ra đánh giá về những giá trị và mặt trái đạo đức con người Việt Nam hiện nay.

Tác giả Trần Thị Minh (2014) trong tác phẩm Phát triển văn hóa với tư cách nền tảng tinh thần của xã hội [74] đã tập trung nghiên cứu, làm rõ nội dung phát triển văn hóa với tư cách nền tảng tinh thần của xã hội; khẳng định tính đúng đắn trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển văn hóa. Cuốn sách phân tích thực trạng cũng như vấn đề đặt ra, phương hướng và giải pháp trong việc phát triển văn hóa với tư cách nền tảng tinh thần của xã hội trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Cuốn Một số vấn đề về hệ giá trị Việt Nam trong giai đoạn hiện tại [97]

do Trần Ngọc Thêm chủ biên (2015) với sự đóng góp của rất nhiều nhà khoa học, cuốn sách là một tập hợp nghiên cứu về hệ giá trị Việt Nam từ cơ sở lý luận về giá trị học và hệ giá trị trong nền văn hóa đến hệ giá trị Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại và hệ giá trị của mỗi miền. Đây là công trình tham khảo có giá trị khi chúng tôi đi vào khái quát về giá trị và mặt trái đạo đức của con người Việt Nam hiện nay.

Trong cuốn Định hướng giá trị con người Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập [39] các chủ biên Phạm Minh Hạc và Thái Duy Tuyên (2015) đã nghiên cứu thái độ chung của 1004 công nhân, nông dân, trí thức và học sinh sinh viên về mức độ trầm trọng của những tệ nạn xã hội và tiêu cực thì kết

24

quả lần lượt theo thứ tự là: 1. Tham nhũng; 2. Ma túy; 3. Mại dâm; 4. Quan liêu, cửa quyền; 5. Trộm cướp; 6. Mua bằng, bán điểm; 7. Cờ bạc, rượu chè;

8. Văn hóa phẩm độc hại; 10. Mê tín dị đoan [39, tr.149-150]. Các tác giả cũng cho biết: “Trong hệ giá trị về lối sống, về con người thì vấn đề đạo đức vẫn có vị trí lớn, xét về mặt xã hội cũng vậy, mà xét về mặt mỗi cá nhân cũng thế. Vì rốt cuộc cái gọi là giá trị và ý nghĩa đối với từng cá nhân, đó là cái đức. Nhất là trong những điều kiện xã hội hiện nay, kinh tế thị trường và mở cửa đều có những mặt tích cực và cả những mặt tiêu cực của nó” [39, tr.208].

Từ các kết quả khảo sát, các tác giả cho rằng: “việc xây dựng hệ giá trị mới phải bắt đầu từ sự bứt phá trong nhận thức và tư duy” [39, tr.221] và “một xã hội công bằng và dân chủ là vườn ươm các giá trị sáng tạo, các ước vọng lớn lao. Một đời sống văn hóa cao là tiền đề cho sự phát triển các giá trị khoa học, công nghệ và tài năng. Một cộng đồng giàu tính nhân văn là nguồn gốc của những lý tưởng về cái đẹp” [39, tr.222] nhưng “cái quyết định cuối cùng lại là tính tích cực hoạt động, tu dưỡng, tự đào tạo của mỗi người” để “chủ động biến các giá trị xã hội đó thành các giá trị nhân cách của chính mình” [39, tr.223]. Đó chính là sự phân tích sâu sắc về con đường hình thành và nỗ lực hoàn thiện của đạo đức cá nhân trong mối tương quan với điều kiện, môi trường xã hội, là một sự gợi ý không mới nhưng luôn mang tính thời sự với những ai đã và đang quan tâm đến vấn đề đạo đức. Bên cạnh những giá trị truyền thống như lòng yêu nước, lòng nhân ái, hiếu học... và một số giá trị mới nảy sinh trong điều kiện hiện đại như: bảo vệ môi trường sinh thái, vấn đề toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế thế giới và một số giá trị cũ nhưng có ý nghĩa mới trong điều kiện hiện đại (như dân chủ, cá nhân,...) thì “những nhược điểm của người Việt Nam thường được kể đến là:

- Không có kỷ cương, “thủ kho to hơn thủ trưởng”

- Nhỏ nhen, hẹp hòi, ích kỷ, thu vén cá nhân;

- “Lụt lút cả làng”, không ăn được thì đạp đổ, cào bằng, níu kéo nhau;

Một phần của tài liệu Tư tưởng đạo đức của arixtốt và ý nghĩa của nó đối với việc hoàn thiện đạo đức con người việt nam hiện nay (Trang 21 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)