Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.3. Khái quát những kết quả đạt được của các công trình liên quan đến đề tài, vấn đề đặt ra luận án tiếp tục nghiên cứu và một số khái niệm cơ bản
1.3.3 Một số khái niệm cơ bản
Tư tưởng, đạo đức, tư tưởng đạo đức không phải là những khái niệm mới lạ, tuy nhiên, để giúp cho việc nghiên cứu có tính định hướng trong quá trình tiếp cận, chắt lọc và chỉ ra ý nghĩa của tư tưởng đạo đức Arixtốt, chúng tôi dành một dung lượng nhất định để trình bày khái quát những nội dung cơ bản của các thuật ngữ này.
Tư tưởng là sự phản ánh hiện thực trong ý thức, là biểu hiện quan hệ của con người với thế giới xung quanh. Nói đến tư tưởng là chúng ta nói đến ý thức của một cá nhân hay một cộng đồng. Nó chứa đựng những quan điểm, quan niệm, luận điểm được xây dựng trên một nền tảng triết học. Trong đó, các khái niệm mang tính nhất quán, những quan điểm đại diện cho ý chí, nguyện vọng của cá nhân, giai cấp, một dân tộc được hình thành trên cơ sở thực tiễn nhất định và trở lại chỉ đạo hoạt động thực tiễn, cải tạo hiện thực.
Tư tưởng thường thuộc về những nhà tư tưởng có tầm nhìn cao. Trong đó, tư tưởng đó có một quá trình hình thành, phát sinh, phát triển qua quá trình trao đổi, suy nghĩ của con người. Chính vì lẽ tư tưởng xuất phát từ thực tiễn nên nó chứa đựng cách thức giải quyết những vấn đề đang đặt ra trong
30
thực tiễn. Và bởi, tư tưởng là kết quả của quá trình nhận thức, suy tư của một cá nhân, một cộng đồng nên nó được tiếp thu một cách có chọn lọc dưới dạng lĩnh hội hoặc phê phán.
Đạo đức hiểu theo nghĩa hẹp: đạo đức là luân lý, những quy định, những chuẩn mực ứng xử trong quan hệ của con người với con người.
Hiểu theo nghĩa rộng: đạo đức liên quan chặt chẽ đến phạm trù chính trị, pháp luật, lối sống thì đạo đức là thành phần cơ bản của nhân cách, của một cá nhân đã được xã hội hóa.
Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin, đạo đức xét đến cùng là sự phản ánh các quan hệ xã hội. Giá trị đạo đức thể hiện ở việc nó phục vụ cho sự tiến bộ xã hội, vì hạnh phúc con người, giúp cho xã hội loài người tiến lên trình độ cao hơn, thoát khỏi ách áp bức bóc lột.
Như vậy, tư tưởng đạo đức là một hệ thống những quan điểm về vai trò, các giá trị đạo đức chuẩn mực, các nguyên tắc tu dưỡng rèn luyện đạo đức được hình thành trên cơ sở thực tiễn nhất định và trở lại chỉ đạo hoạt động thực tiễn, cải tạo hiện thực.
Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức và các tư tưởng đạo đức phản ánh tồn tại xã hội, đồng thời có tính độc lập tương đối trong việc kế thừa, phát triển các giá trị đạo đức trước đó; tồn tại trong sự tác động qua lại với các hình thái ý thức xã hội khác, ý thức đạo đức có khả năng tác động trở lại đối với tồn tại xã hội trong những điều kiện nhất định thông qua hoạt động thực tiễn.
Là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức và tư tưởng đạo đức được hình thành từ những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, có chức năng điều chỉnh hành vi của con người. Mỗi chế độ xã hội khác nhau có những quy phạm đạo đức khác nhau. Trong đó, giai cấp nào thống trị về kinh tế cũng thống trị về đạo đức và tinh thần của xã hội. Do đó, nếu đó là giai cấp biểu hiện cho xu thế phát triển đi lên của xã hội thì đạo đức của nó đại diện cho
31
nền đạo đức tiến bộ. Còn giai cấp phản động thì đại diện và bảo vệ cho những tư tưởng đạo đức thoái bộ. Chính vì vậy, mỗi thời kỳ lại có những quan niệm và quy phạm khác nhau về nội hàm và tính chất của các phạm trù đạo đức cơ bản. Trong những quan niệm, tư tưởng đó, bên cạnh tính đặc thù, tính lịch sử - cụ thể, có những quan niệm, tư tưởng chứa đựng trong nó tính nhân loại phổ quát, có sức sống lâu bền.
Như vậy, đối tượng của đạo đức và tư tưởng đạo đức là con người trong các mối liên hệ tương tác của nó. Để hoàn thiện đạo đức cho con người, cần thông qua quá trình giáo dục đạo đức. Quá trình giáo dục đạo đức, nói một cách tổng quát, bao gồm giáo dục nhận thức để hình thành và phát triển những xúc cảm, tình cảm, niềm tin đạo đức trong sáng, cao quý kết hợp hài hòa với việc rèn luyện hành vi và trau dồi thói quen trong ứng xử đạo đức hàng ngày giữa người với người.
Tiểu kết chương 1
Từ sự hệ thống hóa và phân chia các công trình nghiên cứu của các học giả đi trước thành hai nhóm tài liệu chính, chương tổng quan tình hình nghiên cứu là nguồn chất liệu có giá trị khoa học, giúp tác giả rút ra được những đánh giá về những thành công đã đạt được trong nghiên cứu về bối cảnh và tiền đề ra đời tư tưởng đạo đức Arixtốt và các khía cạnh đã khai thác khi đi tìm hiều về tư tưởng đạo đức của nhà bách khoa thư. Đồng thời, với những gợi ý, phân tích từ sự tổng quan các công trình nghiên cứu về mục tiêu hoàn thiện đạo đức con người Việt Nam hiện nay trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế quốc tế và quá trình toàn cầu hóa đã giúp cho tác giả xác định lôgíc triển khai của luận án ở những chương tiếp theo nhằm thực hiện được mục đích của luận án đã đặt ra là rút ra ý nghĩa của tư tưởng đạo đức Arixtốt trong việc bổ khuyết những khiếm khuyết mà con người Việt Nam cần tiếp tục học hỏi và hoàn thiện trên con đường xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh. Phần
32
cuối cùng của chương 1, luận án trình bày khái quát nội dung một số khái niệm cơ bản làm công cụ và định hướng cho quá trình khai thác, nghiên cứu, chắt lọc, chỉ ra ý nghĩa của tư tưởng đạo đức Arixtốt.
33 Chương 2