Thuyết minh quy trình vận hành

Một phần của tài liệu Báo cáo Đánh giá tác động môi trường của “Dự án nhà máy sản xuất lốp xe HaoHua (Việt Nam)” (Trang 69 - 74)

CHƯƠNG 1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN

1.1. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN

1.4.1.2. Thuyết minh quy trình vận hành

Nguyên liệu đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất lốp xe bao gồm 02 nhóm chính:

Nhóm 01: Nguyên liệu dùng để trộn cao su, bao gồm: cao su thiên nhiên, cao su tổng hợp, các phụ liệu cao su khác và các nguyên phụ liệu nhƣ: xỉ than/xỉ than trắng, dầu, lưu huỳnh, các chất xúc tác (Kẽm oxit, Axit Stearic, nhựa cây, …) được phối trộn theo tỷ lệ thích hợp để chuẩn bị cho công đoạn ép đùn và cán tráng. Mỗi bộ phận cấu thành nên lốp xe cần các thành phần khác nhau do đó thiết bị cân đo bằng điện tử sẽ kết hợp với dây chuyền để có đƣợc số lƣợng chính xác các chất liệu này trong mỗi bộ phận.

Riêng muội than dễ phát sinh bụi trong quá trình vận chuyển nguyên liệu từ kho sang khu vực sản xuất do đó áp dụng phương pháp vận chuyển bằng khí nén, hiệu quả, tiết kiệm năng lƣợng, nhanh chóng và giải quyết vấn đề ô nhiễm.

Nhóm 02: bao gồm cốt liệu sợi thép, nguyên liệu sợi sử dụng trong công đoạn cán dài mành thép/vải rèm sợi và vòng tanh lốp.

(2) Chế biến nguyên liệu

Phối trộn và luyện kín: Hỗn luyện cao su và các nguyên phụ liệu nhƣ: xỉ than, dầu, lưu huỳnh, các loại hóa chất (Kẽm oxit, Axit Stearic, nhựa cây,…) được trộn đều trong máy luyện kín. Trong quá trình luyện kín có phát sinh bụi và mùi hóa chất, tuy nhiên do thực hiện trong máy kín nên thường khối lượng phát sinh không cao. Lô chính sử dụng máy trộn nhập khẩu tiên tiến nhất từ Trng Quốc, Nhật Bản, Đức đo đó giảm số lượng công đoạn và mức tiêu thụ năng lượng; máy phụ trợ dưới hơn sử dụng máy đùn trục vít đôi và máy trộn cuối cùng sử dụng máy trộn nhập khẩu tiên tiến nhất, dây chuyền sản xuất trộn cuối cùng có thêm hệ thống quay cao su tự động giảm cường độ lao động.

Dây chuyền sản xuất cán đòi hỏi độ chính xác cao và độ căng đồng đều. Dự án sử dụng dây thép cuộn bốn trục loại S có độ chính xác cao nhập khẩu để chuẩn bị dây thép. Dây chuyền sản xuất đƣợc trang bị phòng trục chính dây thép và một bộ dây liên kết hoàn chỉnh. Bộ phận chính là thiết bị tải trước và uốn trước, với phép đo độ dày tự động, khoảng cách cuộn tự động và điều chỉnh nhiệt độ cuộn. Thiết bị có độ chính xác cao và có thể đảm bảo chất lƣợng cán. 04 máy luyện đƣợc sử dụng để cung cấp cao su cho máy cán để đảm bảo chất lƣợng của cao su và giảm tiêu thụ năng lƣợng.

Ép đùn, cán tráng, cắt dọc bằng máy: Sau khi luyện kín, hỗn hợp cao su đƣợc chuyển qua máy cán 2 trục xuất thành từng tấm, xong chuyển qua máy cắt. Tại đây, cao su đƣợc cắt thành từng dải để tạo hình lớp lót, mặt bên, mặt lốp. Các bộ phận bán thành phẩm này đƣợc lót lên 01 lớp vải nhằm hạn chế bụi bám lên về mặt, sau đó cuộn tròn lại lưu trữ, chờ chuyển sang công đoạn tiếp theo. Quá trình này được vận hành liên kết và tự động bao gồm: làm nguội, định độ dài, cắt bằng lập trình có độ chính xác

cao, cân và thiết bị cuốn lấy phần bên lốp. Đối với từng loại sản phẩm lốp ô tô, xe tải hoặc xe đặc chủng mà kích thước của các lớp của cao su này khác nhau.

Tại dây chuyền ép đùn, dây chuyền sản xuất lớp cao su lót và máy cán 2 trục có tích hợp thiết bị làm mát để làm nguội tấm cao su, nước từ quá trình làm mát được tuần hoàn, tái sử dụng, không thải bỏ ra ngoài.

Song song với quá trình ép đùn tạo hình lớp lót, mặt bên và mặt lốp, Công ty thực hiện công đoạn cán dài mành thép/vải rèm sợi và vòng tanh lốp.

Cán tráng cao su lên các tấm vải mành: Giá nhả vải thành từng cuộn để chuyển sang bộ phận căng vải và làm sạch bằng chân không. Sau đó vải sẽ qua bộ phận định tâm rồi qua máy cán 4 trục để cán tấm cao su lên hai mặt vải. Tấm vải tráng cao su đƣợc bọc một lớp màng nhựa để chống bám dính, rồi chuyển đến máy chế tạo lốp, dùng để sản xuất khung lốp, tanh lốp, hông lốp.

Cán tráng cao su lên mành thép cũng đƣợc thực hiện trên dây chuyền máy cán 4 trục: các sợi mành thép từ giá lờ chỉ lần lượt đi qua các lược định hướng, phân phối đều các sợi mành trong tấm. Khi đi vào khe giữa trục giữa và trục trên máy cán tráng, chúng đƣợc tráng phủ lớp cao su lên bề mặt ở nhiệt độ 80-90oC. Khi giá cuộn ngừng hoạt động sẽ tiến hành cắt đoạn các tấm vải thép tráng cao su này theo kích thước tiêu chuẩn của lốp thiết kế.

Thiết bị cán tráng tấm cao su lên trên dây thép/vải rèm sợi là quá trình quan trọng của công nghệ sản xuất lốp xe. Dự án sẽ sử dụng máy cán dài vải rèm sợi và máy cán dài vải rèm dây thép sản xuất của Trung Quốc được lắp đặt tương ứng với thiết bị cung cấp cao su.

Dây thép vòng đƣợc mở, duỗi thẳng và đƣợc dẫn qua thiết bị bọc cao su. Sau đó đƣợc làm nguội rồi đƣợc quấn thành vòng dây thép tạo thành vòng tanh. Sau đó cung cấp lạnh và được lưu trữ cho quá trình sản xuất sử dụng.

Sau khi đã chuẩn bị xong các bộ phận của lốp xe, đƣợc chuyển sang công đoạn tạo hình lốp xe.

(3) Tạo hình lốp xe

Tạo hình lốp là công đoạn quan trọng, các bộ phận cấu thành lốp đƣợc tổ hợp tại công đoạn này. Độ chính xác của công đoạn này ảnh hưởng trực tiếp đến tính năng thành phẩm và tính năng sử dụng lốp sau này. Vì vậy, tại công đoạn này dự án sử dụng máy móc thiết bị hiện đại, bán tự động, dưới sự hỗ trợ của công nhân lành nghề, được đào tạo chuyên nghiệp. Quá trình hình thành lốp xe được thực hiện qua các bước sau:

Các lốp xe đƣợc tạo định hình từ trong ra ngoài bao gồm: tầng lót, mặt bên lốp, vòng tanh, thân lốp, bề mặt lốp,…các bộ phân cấu thành nên lốp xe đƣợc đặt theo thứ tự trong một máy định hình lốp để đảm bảo tất cả các phần ở vị trí chính xác. Các bộ phận cấu thành lốp xe đƣợc các thiết bị tự động theo băng chuyền đƣa đến trục quay để hình thành lốp, dưới sự hỗ trợ từ thao tác thủ công của công nhân để đặt các bộ phận lên đúng vị trí định sẵn. Công đoạn này sẽ tạo ra lốp xe tương đối hoàn chỉnh,

được biết đến như một lốp xe non. Sau đó, lốp xe sẽ được chuyển đến quá trình lưu hóa.

(4) Lưu hóa

Các lốp xe non được công nhân vận chuyển đến xưởng lưu hóa. Tại đây, mỗi bánh xe được thiết bị tự động đưa vào một máy lưu hóa. Tùy theo yêu cầu hình dạng sản phẩm, mỗi bánh xe non sẽ được đưa vào một máy lưu hóa riêng biệt. Trong máy lưu hóa, dưới sự hỗ trợ nhiệt được cấp từ lò hơi ở nhiệt độ từ 130C - 170C, bánh xe non sẽ được lưu hoá với khuôn nóng trong một máy ép định hình kín, quá trình này sẽ nén tất cả các bộ phận của lốp với nhau và định hình lốp cuối cùng, bao gồm cả mẫu gai lốp và những mảng thành lốp mang tên nhà sản xuất. Sau quá trình lưu hóa lốp xe sẽ được làm lạnh và định hình tại sàn bơm khí cho lốp xe. Toàn bộ quá trình lưu hóa được thiết bị điện tử tự động kiểm soát nhiệt độ, hơi nén, thời gian lưu hóa. Mục đích sau khi lưu hóa lốp xe có kết cấu bền vững, chịu tải nặng và không bị phồng rộp. Công đoạn lưu hóa phát sinh chủ yếu là hơi hóa chất và nhiệt từ quá trình lưu hóa.

Tùy theo yêu cầu của đơn đặt hàng mà sản phẩm sau khi lưu hóa có thể trực tiếp chuyển sang công đoạn kiểm tra, thành phẩm hoặc chuyển sang công đoạn cắt gọt ba vớ (gai lốp) để loại bỏ gai lốp bên ngoài bề mặt lốp xe.

Tại công đoạn gắt gọt ba vớ: công nhân sử dụng máy cắt bằng phương pháp thủ công để loại bỏ gai lốp trên bề mặt lốp. Công đoạn này phát sinh chủ yếu là các gai lốp thừa.

(5) Vệ sinh khuôn lưu hóa

Sau công đoạn lưu hóa, khuôn lưu hóa được vệ sinh để loại bỏ dầu máy rò rỉ từ thiết bị lưu hóa bám trên bề mặt khuôn. Công ty bố trí 01 máy làm sạch khuôn của Trung Quốc phun cát tự động để vệ sinh khuôn luôn hóa, quy trình vệ sinh khuôn lưu hóa như sau: khuôn lưu hóa được cần cẩu trục đưa vào máy phun cát, sau đó dưới tác động của động cơ tự động điều khiển các vòi phun cát vệ sinh khuôn lưu hóa trong một thiết bị hoàn toàn kín, phần cát sau khi vệ sinh khuôn lưu hóa được tuần hoàn, tái sử dụng, không thải ra ngoài. Định kỳ khoảng 03 tháng/lần Công ty sẽ thay cát mới, khối lượng cát thải bỏ được thu gom, lưu trữ tạm thời tại kho chứa chất thải nguy hại để xử lý cùng với chất thải nguy hại phát sinh tại Dự án.

(6) Kiểm tra chất lƣợng sản phẩm

Kiểm tra chất lƣợng sản phẩm là một công đoạn quan trọng để kiểm tra toàn diện và kiểm soát chặt chẽ chất lƣợng của lốp xe. Công đoạn kiểm tra này dự án sử dụng thiết bị kiểm tra bằng máy X-quang để kiểm tra các chi tiết lỗi tiềm ẩn bên trong lốp xe, đồng thời kiểm tra độ cân bằng và bọt khí trong lốp xe. Máy X-Quang đƣợc được trong phòng kín nhằm hạn chế ảnh hưởng đến công nhân làm việc trong nhà xưởng. Quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm bằng máy X-Quang được trình bày như sau: sau khi hoàn thiện công đoạn lưu hóa, sản phẩm theo băng chuyền tự động đƣa đến phòng X-quang. Tại đây, Công ty sử dụng thiết bị tay gắp tự động để đƣa lốp

xe vào phòng X-quang, sau đó đóng kín cửa, trong phòng X-quang, sản phẩm đƣợc quét tia X kiểm tra thành phẩm. Sau khi quét tia X xong, lốp đạt chất lƣợng sẽ đƣợc tay gắp tự động gắp ra khỏi phòng X-Quang, sau đó công nhân sử dụng xe nâng chuyển đến kho đóng gói, lưu trữ. Đối với lốp không đạt chất lượng sẽ phải loại bỏ thành chất thải rắn sản xuất, không thể quay lại để điều chỉnh cho đạt tiêu chuẩn.

Ngoài kiểm tra bằng máy X – quang, lốp cao su còn đƣợc qua các máy kiểm tra cân bằng động/tĩnh, kiểm tra độ đồng đều của lốp, độ bền, kiểm tra nổ thủy lực trước khi cho nhập kho lưu trữ.

Lốp đạt chất lượng sẽ được chuyển đến kho lưu trữ. Đối với lốp có chổ thiếu sót ở bề ngoài sẽ đƣợc cắt gọt, điều chỉnh để đạt tiêu chuẩn sau đó mới đƣợc chuyển vào trong kho lưu trữ.

Tất cả các thành phần nguyên liệu đầu vào và các bán thành phẩm đều đƣợc kiểm tra tính năng cơ lý từng công đoạn bằng thiết bị chuyên dùng trong phòng thí nghiệm. Công ty có có bố trí khu vực phòng thí nghiệm trong xưởng sản xuất.

Quy trình sản xuất lốp xe bao gồm: trộn cao su - bán thành phẩm (cán, ép, lót, tanh lóp) - cắt – tạo hình - lưu hóa - kiểm tra chất lượng - thành phẩm.

Trong số đó, hệ thống phụ trợ cho trộn cao su, hệ thống cân và dây chuyền sản xuất trộn nội bộ đều đƣợc sản xuất tự động, quy trình sản xuất bán thành phẩm, ép đùn, dây chuyền sản xuất lót đều đƣợc sản xuất tự động, và quy trình tanh lốp là sản xuất phụ trợ thủ công tất cả đều đƣợc sản xuất tự động. Quá trình kiểm tra chất lƣợng có kiểm tra thủ công và kiểm tra tự động. Kho hàng là kho chứa thành phẩm và việc lưu trữ đƣợc tự động hóa.Công ty áp dụng công nghệ hiện đại, máy móc vận hành đa số đều đƣợc tự động hóa tạo năng suất sản xuất cao, chất lƣợng tốt, giá thành cạnh tranh.

Cải thiện mạnh mẽ (thống nhất) sản phẩm, tăng tính nhất quán của sản phẩm đầu ra, giảm thiểu số lượng sản phẩm lỗi thải ra môi trường.

1.5. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG

Cơ sở lựa chọn công nghệ thi công: Để đảm bảo thống nhất cho việc thiết kế các công trình xây dựng, các tiêu chuẩn thiết kế đƣợc áp dụng theo Tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành. Các công đoạn của quá trình xây dựng đƣợc tóm tắt qua sơ đồ khối sau:

Bụi, khí thải, tiếng ồn, nước thải, chất

thải rắn.

Bụi, tiếng ồn, khí thải, nước thải, chất thải rắn

Bụi, tiếng ồn, khí thải, nước thải, chất thải rắn

 Đào móng, gia cố nền

 Xây dựng cơ bản

 Hoàn thiện công trình

Hình 1. 6. Sơ đồ công nghệ thi công xây dựng dự án Mô tả quá trình thi công

Quá trình thi công xây dựng dự án đƣợc thực hiện gồm các công đoạn cơ bản nhƣ sơ đồ khối trên:

Đào móng, gia cố nền: Giai đoạn này công nhân để thực hiện các công việc nhƣ đào móng (bằng máy xúc và bằng các dụng cụ lao động phổ thông nhƣ cuốc, xẻng) chuẩn bị cho xây dựng nhà xưởng, văn phòng, mương, cống thoát nước mưa, nước thải, mương để lắp đặt đường ống cấp nước sinh hoạt và phòng cháy chữa cháy…

Công đoạn này cũng sử dụng các máy đóng cọc, gia cố sắt thép cho nền móng nhà xưởng và các công trình cần thiết.

Giai đoạn xây dựng cơ bản: gồm có các hoạt động nhƣ xây móng, đổ bêtông trụ, xây tường, và quá trình lắp đặt các kết cấu khung kèo sắt, thép, mái tole. Cùng với giai đoạn xây dựng cơ bản sẽ có các hoạt động nhƣ phối trộn nguyên vật liệu, đóng tháo coppha và quá trình cắt, gò, hàn các chi tiết kim loại,… Các hoạt động này có thể tiến hành ở độ cao nguy hiểm, sử dụng nguồn điện năng cho một số máy móc thiết bị điện.

Các loại nguyên vật liệu sử dụng trong giai đoạn này gồm có ximăng, cát, gạch, đá,…

và sắt thép.

Quá trình hoàn thiện công trình: Quá trình này bao gồm quét vôi, sơn tường, lắp ráp xây dựng hệ thống cấp thoát nước, hệ thống cấp điện và quá trình thu gom các chất thải, quét dọn mặt bằng.

Bảng 1. 9. Danh mục các thiết bị máy móc phục vụ xây dựng dự án TT Tên máy móc, thiết bị

Số lƣợng (máy)

Định mức tiêu hao nhiên liệu, năng lƣợng

(8 tiếng/ca) (*)

Đơn vị Máy móc thiết bị sử dụng nhiên liệu dầu DO

1 Máy ủi 108CV 2 46,2 lít dầu DO

2 Xe lu 10T 1 40,3 lít dầu DO

3 Máy cạp tự hành 10m3 1 138,0 lít dầu DO

4 Máy đào 0,8m3 2 64,8 lít dầu DO

5 Máy rải hỗn hợp nhựa 1 33,6 lít dầu DO

6 Ô tô chuyển trộn bê tông 1 50 lít dầu DO

Tổng cộng 372,9

Nguyên vật liệu phục vụ thi công dự án

- Quá trình xây dựng thêm nhà xưởng, hạng mục công trình phục vụ cho hoạt động mở rộng dự án cần có các loại nguyên vật liệu sau:

Bảng 1. 10. Khối lƣợng nguyên, nhiên, vật liệu sử dụng trong quá trình xây dựng

TT Vật liệu Đơn vị Khối lƣợng Nguồn cung cấp

TT Vật liệu Đơn vị Khối lƣợng Nguồn cung cấp

1 Đá các loại Tấn 1.100

Vật liệu xây dựng sẽ do Nhà thầu xây dựng hợp đồng với

các đại lý của khu vực để cung cấp.

Trung bình khoảng cách vận chuyển

khoảng 10km.

2 Cát Tấn 1.740

3 Xi măng Tấn 250

4 Bê tông tươi (mua trực

tiếp từ nhà sản xuất) Tấn 300 5 Sắt, thép, tôn các loại Tấn 200

6 Gạch Tấn 200

7 Sơn tường Tấn 5

Tổng cộng Tấn 3.795

Một phần của tài liệu Báo cáo Đánh giá tác động môi trường của “Dự án nhà máy sản xuất lốp xe HaoHua (Việt Nam)” (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(271 trang)