Chương III. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
3.4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại
Công trình lưu giữ chất thải nguy hại là hạng mục công trình bảo vệ môi trường đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng đã được xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường số 52/GXN-TCMT ngày 23 tháng 03 năm 2018.
- Chất thải nguy hại của dự án bao gồm: Dầu động cơ hộp số bôi trơn tổng hợp thải, bóng đèn huỳnh quang, bao bì thải có chứa hoặc bị nhiễm các thành phần nguy hại, các chất thải này phát sinh chủ yếu tại khu vực xưởng sửa chữa của dự án. Lượng chất thải nguy hại phát sinh thực tế khoảng 3.696.517kg/năm, trong đó 3600 tấn là lượng bùn thải phốt pho được đồng xử lý tại hệ thống đốt bùn nghèo của công ty.
- Lượng CTNH dự kiến phát sinh các năm tới được thống kê như sau:
Bảng 3.17. Khối lượng chất thải nguy hại tại dự án.
STT Tên chất thải Trạng thái
tồn tại ĐVT
Số lượng trung bình
(kg/năm)
Mã CTNH 1 Hộp mực in thải có chứa các
thành phần nguy hại Rắn Kg 2 08 02 04
2 Vật liệu cách nhiệt chống cháy
có chứa Amiang Rắn Kg 5 15 02 10
3 Bóng đèn huỳnh quang hỏng Rắn Kg 13 16 01 06
4 Dầu động cơ hộp số bôi trơn
tổng hợp thải Lỏng Kg 230 17 02 03
5
Chất hấp phụ vật liệu lọc, giẻ lau, găng tay bảo hộ nhiễm chất thải nguy hại
Rắn Kg 222 18 02 01
6 Hóa chất và hỗn hợp hóa chất
phòng thí nghiệm Rắn/lỏng Kg 30 19 05 02
7 Bùn thải từ hệ thống xử lý nước
thải sản xuất Lỏng Kg 3.600.000 12 06 06
8 Bao bì mềm thải Rắn Kg 5 18 01 01
9 Bao bì cứng bằng nhựa thải Rắn Kg 10 18 01 03
10 Chất thải có chứa Asen Rắn Kg 96.000 02 04 01
Tổng lượng 3.696.517
(Nguồn: Công ty TNHH MTV hóa chất Đức Giang Lào Cai) 3.4.1. Công trình lưu giữ chất thải nguy hại.
+ Có diện tích 15 m2, nền bê tông dày 115 mm, chống thấm, có mái che kín và vách xây gạch cao 4, bắn tôn kín đến mái (hạn chế gió trực tiếp vào bên trong), các cửa kho CTNH có gờ cao ngăn nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào.
- Chất thải nguy hại được thu gom, phân loại riêng từng loại, ghi nhãn và lưu trữ trong các phi nhựa chống ăn mòn có nắp đậy tại kho lưu trữ CTNH, xung quanh các phi nhựa chống ăn mòn bên trong kho chứa CTNH có thiết kế hệ thống các gờ ngăn, rãnh xung quanh, hố ga thu gom bảo đảm không chảy tràn chất lỏng ra bên ngoài khi có sự
cố rò rỉ, đổ tràn.
- Khu lưu trữ chất thải nguy hại được trang bị:
+ Khu vực kho chất thải nguy hại có bố trí bình cứu hoả, tiêu lệnh, nội quy PCCC.
+ Vật liệu hấp thụ là cát được đựng trong phi, được trang bị xẻng để sử dụng trong trường có hợp rò rỉ, rơi vãi, đổ tràn CTNH ở thể lỏng.
+ Biển dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa phù hợp với loại CTNH được lưu giữ theo TCVN 6707:2009 với kích thước 30x30 cm.
+ Công ty đã ký hợp đồng với đơn vị có đầy đủ Chức năng để thu gom, vận chuyển và xử lý.
+ Công ty đã được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai cấp Sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại mã số QLCTNH: 10.0000137.T
+ Sơ đồ thu gom chất thải nguy hại:
Hình 3.19. Sơ đồ thu gom chất thải nguy hại 3.4.2. Công trình xử lý chất thải nguy hại.
- Tổng công suất thiết kế khoảng: 3600 tấn bùn/năm.
- Số lượng: 10 nồi đốt bùn.
- Quy trình công nghệ: Bùn chứa phốt pho → Lò thu hồi phốt pho (nồi đốt bùn)
→ Sản phẩm phốt pho.
- Đơn vị thiết kế: Phòng dự án Công ty TNHH MTV hóa chất Đức Giang Lào Cai.
- Đơn vị thi công: Công ty TNHH MTV hóa chất Đức Giang Lào Cai
- Quy trình công nghệ: Bùn chứa phốt pho → Lò thu hồi phốt pho (nồi đốt bùn)
→ Sản phẩm phốt pho.
Chất thải nguy hại
Nhân viên thu gom Kho chứa CTNH Hợp đồng với các đơn
vị có chức năng
- Chế độ vận hành: Liên tục.
- Sơ đồ công nghệ xử lý
Hình 3.20. Sơ đồ công nghệ đốt bùn - Thuyết minh quy trình
Lưu trình công nghệ của hệ thống đốt bùn nghèo thu hồi phốt pho vàng được thực hiện qua các công đoạn
+ Gia nhiệt chưng cất bùn nghèo.
+ Tinh chế, ngưng tụ phốt pho vàng;
+ Xử lý khí thải.
Bùn phốt pho bao gồm bùn trong quá trình tinh chế phốt pho vàng và bùn lắng tại các bể lắng của hệ thống xử lý nước thải, thành phần chủ yếu của bùn phốt pho là bột đá Quắc zít, bột quặng Apatit, bột than, phốt pho nguyên tố (khoảng 10% khi cô đặc) và các hợp chất hữu cơ, chúng hoà quyện với nhau ở thể dạng nhũ tương trong nước. Do phốt pho vàng là thành phần dễ bay hơi khi được gia nhiệt, vì vậy để thu hồi lượng phốt pho vàng còn sót lại trong bùn, bùn được bơm từ bể chứa bùn tới các nồi quay bùn nghèo được đem chưng nóng trong 1 nồi làm bằng inox có khả năng chịu nhiệt cao. Nhiên liệu dùng để gia nhiệt cho quá trình đốt bùn là khí CO từ trạm xử lý khí thải lò điện (khí đốt lưu lượng khoảng 15-20% khí lò điện) thời gian đốt trung bình mỗi lò quay bùn từ 5-7 tiếng, nhiệt độ đốt tối đa 550 oC, Sau quá trình đốt thu hồi được sản phẩm phốt pho. Bùn sau khi đốt tạo thành bã thải của lò đốt bùn, đưa đưa lại công đoạn ép quặng, tái sử dụng làm nguyên liệu đầu vào cho lò điện.
Khí thải của quá trình đốt bùn được xử lý đảm bảo QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.