CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP THOÁT NƯỚC MƯA, THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Một phần của tài liệu Báo cáo đề xuất Cấp Giấy phép môi trường dự án đầu tư nhà máy chế biến và xử lý các loại xỉ ngành luyện kim (Trang 34 - 40)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

3.1. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP THOÁT NƯỚC MƯA, THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI

3.1.1. Thu gom, thoát nước mưa

− Sơ đồ hệ thống thu gom nước mưa chung của Dự án được trình bày tại Hình 3.1.

Hình 3.1. Sơ đồ hệ thống thu gom nước mưa của Dự án

− Hệ thống thoát nước mưa của Dự án được xây dựng tách riêng biệt với hệ thống thoát nước thải. Hệ thống thoát nước mưa gồm các mương kín, xây dựng xung quanh khuôn viên Dự án. Tổng chiều dài hệ thống rãnh thoát nước mưa 210m, được xây gạch chỉ: rộng 0,4m, sâu 0,5m; có nắp đậy bằng bê tông mác 200, đáy mương được đổ bê tông mác 75, dày 10cm. Bố trí 25m có 1 hố ga để tách cặn (tổng có 10 hố ga).

− Tại khu vực lưu giữ chất thải rắn thông thường làm nguyên liệu sản xuất đã được xây dựng hệ thống thu gom nước mưa chảy tràn về 01 bể thu gom nước mưa (thể tích 60m3) để lắng cặn trước khi thoát ra ngoài hệ thống thoát nước chung của khu vực.

− Ngoài ra, bên cạnh dự án có mương thoát lũ của địa phương đã được xây dựng nên Công ty sẽ tận dụng mương thoát lũ này để thoát nước mưa cho dự án vào mùa mưa.

Hệ thống rãnh thoát nước mưa Mương thoát lũ của địa phương đã xây dựng

Nước mưa chảy tràn trên tuyến

đường nội bộ

Hệ thống thoát nước mưa

Hệ thống thoát nước mưa của khu

vực Nước mưa chảy

tràn khu vực lưu giữ ngoài trời đối với chất thải rắn công nghiệp nguyên liệu SX

01 bể lắng cặn (thể tích 60m3) Hố ga làm nhiệm

vụ tách cặn

a) Hệ thống thu gom, thoát nước mưa chảy tràn trên tuyến đường nội bộ:

Nước mưa trên các tuyến đường nội bộ được thu gom vào hệ thống rãnh có hố ga lắng cặn, sau đó thoát ra hệ thống thoát nước chung của khu vực. Trên tất các tuyến đường nội bộ của Nhà máy đã được bê tông hóa và thường xuyên tưới ẩm tránh phát tán bụi ra môi trường xung quanh. Định kỳ, Công ty tiến hành nạo vét hệ thống rãnh thoát nước mưa trên tuyến đường nội bộ nhằm nâng cao khả năng thoát nước mưa của hệ thống.

Hình 3.3. Tuyến đường nội bộ của Dự án đã được bê tông hóa

b) Các biện pháp thu gom, thoát nước mưa chảy tràn trên khu vực lưu giữ ngoài trời đối với chất thải rắn thông thường làm nguyên liệu sản xuất:

Công ty đã bố trí 01 khu vực lưu giữ ngoài trời đối với chất thải rắn thông thường làm nguyên liệu sản xuất (xỉ thải; gang, sắt, thép, gang, đất phế liệu kim loại; phế thải gạch vật liệu chịu lửa) với tổng diện tích khoảng 600 m2. Nước mưa chảy tràn ở khu vực lưu giữ ngoài trời đối với chất thải rắn thông thường làm nguyên liệu sản xuất được thu gom về 01 bể lắng cặn nước mưa dung tích 60m3 (D x R x H=6m x 5m x 2m) để lắng cặn. Nước mưa sau khi được lắng cặn sẽ tự chảy thoát ra hệ thống nước chung của khu vực.

Hình 3.4. Bể lắng cặn nước mưa đã xây dựng

− Để đảm bảo nước mưa chảy tràn 01 khu vực lưu giữ ngoài trời đối với chất thải rắn thông thường làm nguyên liệu sản xuất của Dự án đã đáp ứng các yêu cầu về môi trường, Công ty đã thực hiện các biện pháp cụ thể như sau:

+ Nền bê tông chống thấm và đảm bảo không ngập lún, sàn bảo quản kín, khít, không rạn nứt.

+ Trang bị bạt che phủ để bụi không hòa tan với nước mưa chảy tràn khi trời mưa hoặc hạn chế phát tán bụi vào mùa khô.

+ Xung quanh khu vực lưu giữ chất thải rắn thông thường làm nguyên liệu sản xuất được xây dựng tường bao để cô lập nước mưa cục bộ trong từng khu vực và có hệ thống rãnh thu gom nước mưa chảy tràn ở khu vực lưu giữ chất thải rắn thông thường làm nguyên liệu sản xuất thu gom về 01 bể thu gom nước mưa (thể tích 60m3) để lắng cặn trước khi thoát ra ngoài hệ thống thoát nước chung của khu vực.

(Bản vẽ hoàn công hệ thống thu gom và thoát nước mưa của Nhà máy được đính kèm tại Phụ lục II của báo cáo).

3.1.2. Thu gom, thoát nước thải

Nước thải sinh hoạt của dự án phát sinh từ nguồn sau: (1) Nước thải sinh hoạt phát sinh từ nhà vệ sinh; (2) Nước thải sinh hoạt phát sinh từ nhà ăn. Công trình thu gom, thoát nước thải sinh hoạt của Dự án đã được hoàn thành xây dựng và chuẩn bị đi vào vận hành thử nghiệm mô tả chi tiết như sau:

3.1.2.1. Hệ thống thu gom và thoát nước thải sinh hoạt

− Sơ đồ thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt của Nhà máy được trình bày cụ thể tại Hình 3.5.

Hình 3.5. Sơ đồ thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt của Nhà máy

− Công trình thu gom, thoát nước thải sinh hoạt:

Bể tự hoại 03 ngăn Bể tách dầu 02 ngăn

Bể lắng lọc 100m3

Nước thải nhà ăn Nước thải nhà vệ sinh

Hồ tuần hoàn, tái sử dụng toàn bộ, không xả thải ra môi trường

Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Trọng Tín là chủ dự án đầu tư “Xây dựng nhà máy luyện gang công suất 20.000 tấn/năm” và “Nhà máy chế biến và xử lý các loại xỉ ngành luyện kim, phế thải gạch vật liệu chịu lửa, đất phế liệu kim loại”. Vì vậy, Dự án “Nhà máy chế biến và xử lý các loại xỉ ngành luyện kim, phế thải gạch vật liệu chịu lửa, đất phế liệu kim loại” sử dụng chung công trình xử lý nước thải sinh hoạt với nhà máy luyện gang đã được xây dựng cụ thể: bể tự hoại, bể tách dầu mỡ, bể lắng lọc nước thải sinh hoạt, hồ tuần hoàn.

+ Nước thải sinh hoạt phát sinh từ nhà vệ sinh tại các khu vực văn phòng, nhà xưởng sản xuất, phòng nghỉ công nhân được thu gom về các bể tự hoại (có 05 bể tự hoại 3 ngăn, với tổng dung tích thiết kế của 05 bể là 18m3), sau đó được thu gom, dẫn về bể lắng lọc (dung tích thiết kế 100m3) bằng đường ống uPVC D110 để tiếp tục lắng lọc.

+ Nước thải sinh hoạt phát sinh từ nhà ăn đi qua song chắn rác và được thu gom về bể tách dầu mỡ (có 01 bể tách dầu mỡ với dung tích thiết kế 2,5m3), sau đó được dẫn về bể lắng lọc (dung tích thiết kế 100m3) bằng đường ống uPCV D110 để tiếp tục lắng lọc.

+ Nước thải sinh hoạt từ nhà vệ sinh được xử lý sơ bộ bằng 05 bể tự hoại 3 ngăn và nước thải sinh hoạt từ nhà ăn được xử lý sơ bộ bằng 01 bể tách dầu mỡ được đấu nối về bể lắng lọc để tiếp tục lắng lọc bằng đường ống uPCV D110. Nước thải sinh hoạt sau xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT, cột B (K=1,2) được thu gom về 01 hồ tuần hoàn (dung tích thiết kế 3000m3) bằng đường ống uPCV D110 và tái sử dụng toàn bộ cho hoạt động làm nguội sản phẩm của nhà máy luyện gang hoặc tái sử dụng cho hoạt động phun sương dập bụi của nhà máy chế biến và xử lý các loại xỉ ngành luyện kim, phế thải gạch vật liệu chịu lửa, đất phế liệu kim loại, không xả thải ra môi trường.

Hồ tuần hoàn lưu giữ, tái sử dụng nước thải sinh hoạt cho hoạt động sản xuất được trình bày tại Hình 3.6.

Hình 3.6. Hồ tuần hoàn lưu chứa nước thải sinh hoạt của nhà máy luyện gang

(Bản vẽ hoàn công hệ thống thoát nước thải sinh hoạt của Nhà máy được đính kèm tại Phụ lục II).

3.1.2.2. Hạng mục công trình thu gom và thoát nước thải công nghiệp

Trong quá trình hoạt động sản xuất, Dự án không phát sinh nước thải sản xuất.

3.1.3. Xử lý nước thải sinh hoạt

− Số lượng cán bộ công nhân viên của Dự án khoảng 50 người với tổng lượng nước thải sinh hoạt phát sinh là khoảng 6 m3/ngày đêm. Thành phần chủ yếu của nước thải sinh hoạt là các chất ô nhiễm COD; BOD5; nitơ; photpho và một số loại vi sinh vật gây bệnh như coliform, chất hoạt động bề mặt,...

− Các công trình xử lý nước thải sinh hoạt đã được xây lắp như sau:

Bảng 3.2. Các công trình xử lý nước thải sinh hoạt đã xây lắp

STT Tên các công trình được xây lắp Đơn vị Số lượng Ghi chú

1 Bể tự hoại 3 ngăn Bể 05 Sử dụng

chung với nhà máy luyện gang

2 Bể tách dầu mỡ Bể 01

3 Bể lắng lọc nước thải sinh hoạt Bể 01

(1). Bể tự hoại a. Sơ đồ cấu tạo

− Công ty đã xây dựng 05 bể tự hoại 3 ngăn (với tổng dung tích thiết kế của 05 bể là 18m3) để xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt phát sinh từ nhà vệ sinh. Nước thải sau xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại 3 ngăn được thu gom, dẫn về bể lắng lọc (dung tích thiết kế 100m3) thông qua đường ống ngầm để tiếp tục lắng lọc. Nước thải sinh hoạt sau xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT, cột B (K=1,2) được thu gom, dẫn về 01 hồ tuần hoàn của nhà máy luyện gang để tái sử dụng toàn bộ, không xả thải ra ngoài môi trường.

− Sơ đồ của bể tự hoại 3 ngăn như sau:

Hình 3.7. Sơ đồ bể tự hoại

Bể tự hoại là công trình làm đồng thời 2 chức năng: Lắng và phân hủy cặn lắng.

Chất hữu cơ và cặn lắng trong bể tự hoại dưới tác dụng của vi sinh vật kỵ khí sẽ bị phân hủy, một phần tạo ra chất khí, một phần tạo ra chất vô cơ hòa tan. Nước thải khi qua bể thu và lên men 01 sẽ tiếp tục qua bể lắng 2 và lắng 3 trước khi thải ra ngoài, đảm bảo hiệu quả xử lý cao.

Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Trọng Tín đã xây dựng 05 bể tự hoại 3 ngăn có tổng dung tích V = 18m3 tại nhà máy luyện gang. Kích thước các bể tự hoại được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.3. Kích thước các bể tự hoại 3 đã xây dựng Stt Nước thải

sinh hoạt Vị trí Kích thước Ghi chú

1 Bể tự hoại

01 bể tại văn phòng của nhà máy luyện gang

V = 4,0 m3 (D x R x H = 4,0 m

x 1,0 m x 1,0 m)

Sử dụng chung với nhà máy

luyện gang 02 bể tại nhà xưởng sản xuất

của nhà máy luyện gang 02 bể tại khu vực phòng nghỉ công nhân của nhà máy luyện gang

V = 3,0 m3 (D x R x H = 3,0 m

x 1,0 m x 1,0 m)

- Kết cấu bể: Bê tông cốt thép đáy dày 250 mm, mac 250, trát vữa dày 1,5 cm bê tông lót đáy dày 100 mm, mac 100, thành bể bê tông cốt thép dày 200 mm, trát vữa dày 1 cm.

(2). Bể tách dầu mỡ a. Sơ đồ cấu tạo

− Công ty đã đầu tư xây dựng 01 bể tách dầu mỡ (dung tích thiết kế 2,5 m3) để xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt phát sinh từ nhà ăn. Nước thải sau xử lý sơ bộ được thu gom, dẫn về bể lắng lọc (dung tích thiết kế 100m3) tiếp tục lắng lọc. Nước thải sinh hoạt sau xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT, Cột B (K=1,2) được thu gom, dẫn về 01 hồ tuần hoàn để tái sử dụng toàn bộ, không xả thải ra ngoài môi trường.

b. Nguyên lý hoạt động:

− Bể tách dầu mỡ là công trình thực hiện chức năng tách dầu mỡ. Bể được chia làm 2 ngăn. Trong bể, sạn, cát thô được tách bằng phương pháp lắng, dầu, mỡ nổi lên trên. Rác thô được vệ sinh hàng ngày, dầu mỡ, cát sạn được làm vệ sinh theo chu kỳ để đảm bảo các thành phần ô nhiễm theo nước thải ra ngoài. Tất cả các thao tác trên được thực hiện theo phương pháp thủ công. Định kỳ 1 tuần/lần, nhân viên công ty hớt các váng dầu mỡ động thực vật nổi lên trên để thu gom xử lý như chất thải sinh hoạt. Sơ đồ kết cấu của bể tách dầu mỡ được thể hiện theo hình sau:

Hình 3.8. Sơ đồ cấu tạo bể tách dầu mỡ

Kích thước bể tách dầu mỡ đã xây dựng được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.4. Kích thước bể tách dầu mỡ 2,5 m3 đã xây dựng Bể tự hoại Chiều dài (m) Chiều rộng

(m) Chiều cao (m) Ghi chú

Ngăn 1 1,5 1 1 Sử dụng

chung với nhà máy luyện gang

Ngăn 2 1 1 1

Kích thước bể (D x R x H = 2,5m x 1,0m x 1m) (3). Bể lắng lọc nước thải sinh hoạt

Công ty đã xây dựng 01 bể lắng lọc nước thải sinh hoạt với dung tích 100 m3 (D x R x H = 10m x 5,0m x 2,0m). Kích thước bể lắng lọc nước thải sinh hoạt được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.5. Kích thước bể lắng lọc nước thải sinh hoạt 100m3 đã xây dựng

TT Thông tin Kích thước Ghi chú

1 Bể lắng lọc 100 m3

(D x R x H = 10m x 5,0m x 2,0m)

Sử dụng chung với nhà máy

luyện gang

− Nguyên lý hoạt động: Nước thải sinh hoạt từ nhà vệ sinh được xử lý sơ bộ bằng 05 bể tự hoại 3 ngăn và nước thải sinh hoạt từ nhà ăn được xử lý sơ bộ bằng 01 bể tách dầu mỡ được thu gom, dẫn về bể lắng lọc (dung tích thiết kế 100m3). Tại đây nước thải tiếp tục được lắng các cặn vi sinh, bùn. Nước thải sinh hoạt sau xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT, cột B (K=1,2) được thu gom về 01 hồ tuần hoàn và tái sử dụng toàn bộ, không xả thải ra ngoài môi trường.

Một phần của tài liệu Báo cáo đề xuất Cấp Giấy phép môi trường dự án đầu tư nhà máy chế biến và xử lý các loại xỉ ngành luyện kim (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(204 trang)