PHƯƠNG ÁN PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Báo cáo đề xuất Cấp Giấy phép môi trường dự án đầu tư nhà máy chế biến và xử lý các loại xỉ ngành luyện kim (Trang 59 - 62)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

3.6. PHƯƠNG ÁN PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

Quá trình hoạt động của hệ thống xử lý bụi đôi khi cũng gặp sự cố do đó Công ty đã có biện pháp phòng ngừa sự cố như sau:

− Đầu tư thiết kế hệ thống xử lý bụi phù hợp với công suất, lưu lượng phát thải nhằm tránh tình trạng quá tải của hệ thống.

− Công ty đã trang bị dự phòng các chi tiết dễ bị hư hỏng như đinh, ốc vít, quạt hút,…Đồng thời, thay thế kịp thời các chi tiết hư hỏng.

− Tuân thủ các yêu cầu về bảo dưỡng định kỳ của nhà cung cấp thiết bị.

− Đào tạo đội ngũ công nhân nắm vững quy trình vận hành và có khả năng sửa chữa, khắc phục khi sự cố xảy ra.

− Định kỳ hàng năm tiến hành bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn các thiết bị.

3.6.2. Biện pháp ngăn ngừa sự cố của hệ thống xử lý nước thải

− Định kỳ nạo vét hệ thống đường rãnh thoát nước, hố ga để tăng khả năng thoát nước và loại bỏ bùn, cát.

− Thường xuyên kiểm tra đường ống, thiết bị, kịp thời khắc phục các sự cố rò rỉ, tắc nghẽn.

− Định kỳ hàng năm, thực hiện kiểm tra, duy tu, bảo dưỡng thiết bị, máy móc công trình xử lý nước thải, hệ thống thu gom và tiêu thoát nước thải.

3.6.3. Biện pháp ngăn ngừa phòng chống cháy nổ

Nhằm đề phòng và khắc phục các sự cố về cháy nổ và hỏa hoạn có thể xảy ra trong nhà máy, các biện pháp về phòng chống và ứng cứu cháy nổ đã được áp dụng nghiêm túc và tuân theo quy định về an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy của Chính Phủ Việt Nam:

− Niêm yết các nội quy Công ty về công tác PCCC.

− Khoảng cách an toàn, đường bãi cho xe chữa cháy, lối thoát nạn.

− Huấn luyện định kỳ hằng năm cho các cán bộ công nhân viên nhà máy để nâng cao kiến thức về PCCC và cứu nạn cứu hộ.

− Trang bị đầy đủ các trang thiết bị PCCC cho dự án (bình CO2 và các vật liệu khác như cát chữa cháy,...). Những vật liệu này được đặt tại các vị trí thích hợp nhất để

tiện việc sử dụng và thường xuyên tiến hành kiểm tra sự hoạt động tốt của bình CO2.

− Sắp xếp bố trí các máy móc thiết bị đảm bảo trật tự, gọn và khoảng cách an toàn.

− Đảm bảo an toàn về điện: Thực hiện các biện pháp tổ chức và quản lý, phân công trách nhiệm rõ ràng, đã lắp đặt thiết bị và hệ thống điện theo đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật. Bố trí lắp đặt các thiết bị tiết kiệm đồng thời là thiết bị an toàn điện (công tắc – chìa khóa).

Ngoài ra, Chủ dự án đầu tư đã xây dựng quy định nội dung quy trình PCCC và phổ biến đến toàn thể cán bộ công nhân viên như sau:

− Phòng cháy, chữa cháy là trách nhiệm của toàn thể cán bộ công nhân viên. Mọi người đều phải tham gia tích cực vào công tác phòng cháy, chữa cháy.

− Đối với cán bộ, công nhân viên của đơn vị phải có trách nhiệm bảo quản và đặt phương tiện chữa cháy đúng vị trí đã quy định, đảm bảo dễ thấy thuận tiện sử dụng khi cần thiết. Không sử dụng phương tiện phòng cháy, chữa cháy vào việc khác.

− Phổ biến quy tắc PCCC và thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về an toàn lao động, thực tập PCCC cho nhân viên làm việc. Mọi cán bộ công nhân viên chức của đơn vị phải tham gia học tập phòng cháy, chữa cháy và tuyên truyền cho mọi người tham gia công tác phòng cháy, chữa cháy.

− Hết giờ làm việc trước khi ra về cán bộ, công nhân viên chức phải có trách nhiệm tắt hết các đèn, quạt và kiểm tra tình trạng an toàn phòng cháy, chữa cháy khu vực làm việc.

− Cán bộ công nhân viên và khách khi phát hiện ra cháy phải nhanh chóng báo động qua hệ thống điện thoại hay kẻng báo động hoặc trực tiếp báo cho Công an Phòng cháy chữa cháy tỉnh Thái Nguyên.

− Đảm bảo khâu thiết kế phù hợp với công việc phòng cháy, chữa cháy.

− Do Dự án có một số hạng mục công trình sử dụng chung với nhà máy luyện gang nên để đảm bảo công tác PCCC của 2 nhà máy thì Công ty đã được cấp Giấy chứng nhận thẩm duyệt về PCCC số 227/TD-PCCC, do Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH thuộc Công an tỉnh Thái Nguyên cấp ngày 31/12/2008 (Giấy chứng nhận thẩm duyệt PCCC được đính kèm tại phụ lục I của báo cáo).

3.6.4. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác

3.6.4.1. Biện pháp đảm bảo an toàn lao động, an toàn giao thông

Các tai nạn lao động tại Dự án có thể xảy ra do sự bất cẩn về điện, vận hành máy móc. Xác suất xảy ra các sự cố này tùy thuộc vào việc chấp hành các nội quy và quy tắc an toàn trong lao động. Để tránh tình trạng tai nạn lao động xảy ra, Chủ đầu tư dự án đã thực hiện các biện pháp sau:

− Tập huấn định kỳ về an toàn lao động.

− Cung cấp thiết bị bảo hộ lao động: mũ, găng tay, khẩu trang, quần áo... Các điều kiện về ánh sáng và tiếng ồn được tuân thủ chặt chẽ.

− Niêm yết nội quy an toàn lao động cho từng công đoạn sản xuất, biển báo nhắc nhở nơi sản xuất nguy hiểm.

− Tuân thủ các quy định khi vận hành máy móc, thiết bị sản xuất nhằm đảm bảo vấn đề an toàn lao động. Ngừng hoạt động của các máy móc, thiết bị khi thấy có dấu hiệu không đảm bảo an toàn.

Để đảm bảo an toàn giao thông, chủ dự án đầu tư đã áp dụng một số biện pháp sau:

− Quy định tốc độ ra vào dự án, không được phóng ẩu, chở quá tải.

− Tuyên truyền ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ đối với các cán bộ công nhân viên làm việc trong nhà máy.

− Phương tiện tham gia vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm phải được đảm bảo các thông số kỹ thuật đúng quy định.

3.6.4.2. Biện pháp an toàn điện

− Để đảm bảo an toàn điện cần phải thực hiện đúng các quy định sau:

− Nhân viên phục vụ điện phải hiểu biết về kỹ thuật điện, hiểu rõ các thiết bị số, sơ đồ và các bộ phận có thể gây ra nguy hiểm, biết và có khả năng ứng dụng các quy phạm về kỹ thuật an toàn điện, biết cấp cứu người bị điện giật.

− Khi tiếp xúc với mạng điện, cần trèo cao, trong phòng kín cần phải có ít nhất 2 người, một người thực hiện công việc còn một người theo dõi và kiểm tra và là người lãnh đạo chỉ huy toàn bộ công việc.

− Phải che chắn các thiết bị và bộ phận của mạng điện để tránh nguy hiểm khi tiếp xúc bất ngờ vào vật dẫn điện.

− Phải chọn đúng điện áp sử dụng và thực hiện nối đất hoặc nối dây trung tính các thiết bị điện cũng như thắp sáng theo đúng quy chuẩn.

− Nghiêm chỉnh sử dụng các thiết bị, dụng cụ an toàn và bảo vệ khi làm việc.

− Tổ chức kiểm tra vận hành theo đúng các quy tắc an toàn.

− Phải thường xuyên kiểm tra dự phòng cách điện của các thiết bị cũng như của hệ thống điện.

3.6.4.3. Biện pháp phòng chống sự cố bão, lũ

Do Dự án nằm trong khu vực thường gặp các rủi ro do thiên tai như: Mưa bão, lũ quét, áp thấp nhiệt đới. Vì vậy, các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố thiên tai (đặc biệt trong mùa mưa lũ) như sau:

− Thiết kế các hệ thống thoát nước đảm bảo được khả năng tiêu thoát nước tốt nhất, chống chảy tràn ra môi trường xung quanh trong mùa mưa bão.

− Thường xuyên nạo vét, khơi thông hệ thống thoát nước nhằm đảm bảo khả năng tiêu thoát nước tốt nhất trong mùa mưa bão.

− Trong mùa mưa lũ, di chuyển các thiết bị và vật dụng có giá trị ra khỏi vùng trũng, dễ bị ngập lụt.

− Theo dõi thường xuyên thông tin dự báo thời tiết và thông báo đến từng cán bộ, nhân viên làm việc trong dự án.

− Định kỳ trước mùa mưa bão, tiến hành kiểm tra sửa chữa, gia cố khu nhà làm việc, nhà xưởng,...

− Thành lập và duy trì có hoạt động của đội cứu hộ, trực chống mưa bão, đồng thời phối hợp với lực lượng phòng chống thiên tai địa phương trong những lúc cần thiết.

− Tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng chống thiên tai.

3.6.4.4. Sự cố an toàn vệ sinh thực phẩm

Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, Công ty sẽ áp dụng các biện pháp như sau:

− Sử dụng thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

− Thức ăn thừa phải được thu gom vào các thùng chứa có nắp đậy để chuyển giao cho đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý đảm bảo vệ sinh.

− Nhà ăn phải thoáng mát, đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ, có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại.

− Có thiết bị bảo quản thực phẩm, thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ.

− Định kỳ 1 năm/lần được khám sức khỏe tổng thể cho cán bộ, công nhân viên, kịp thời phát hiện và điều trị nếu có bệnh, đặc biệt các bệnh lý dễ lây qua hệ hô hấp và tiêu hóa.

3.6.4.5. Biện pháp giảm thiểu mâu thuẫn xã hội, an ninh trật tự khu vực

Nhằm giảm thiểu khả năng xảy ra mâu thuẫn do tập trung một lượng lớn công nhân tại Nhà máy, Công ty đã thực hiện các biện pháp sau:

− Tăng cường sử dụng lao động tại địa phương.

− Giáo dục, tuyên truyền ý thức cho người lao động.

− Tổ chức và khuyến khích công nhân tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh.

− Tăng cường giám sát, nhắc nhở công nhân tuân thủ nội quy tại Nhà máy cũng như tuân thủ pháp luật trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu Báo cáo đề xuất Cấp Giấy phép môi trường dự án đầu tư nhà máy chế biến và xử lý các loại xỉ ngành luyện kim (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(204 trang)