Tình hình biến động thị trường OTC những năm gần đây

Một phần của tài liệu Tiểu luận Tái cấu trúc thị trường Chứng khoán Việt Nam (Trang 25 - 29)

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN SỞ GIAO D ỊCH VÀ THỊ TRƯỜN GO TC

2.3. Thực trạng hoạt động của thị trường OTC

2.3.6. Tình hình biến động thị trường OTC những năm gần đây

2.3.6.1. Giai đoạn 2001-2003

Theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê về thực trạng doanh nghiệp năm 2001- 2003, tính đến cuối năm 2002, cả nước có 2.829 công ty cổ phần. Trong đó 557 công ty nhà nước đư ợc cổ phần hoá, 2.272 công ty cổ phần không có vốn nhà nước. Tổng vốn tự có của các doanh nghiệp này là 20.937 tỷ đồng, gấp 20 lần tổng vốn điều lệ và 10 lần vốn hoá của các công ty niên yết tại thời điểm đó. Tính đến thời điểm tháng 6 năm 2005, cả nước có gần 2000 doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá và trên 3000 công ty cổ phần. Tổng vốn điều lệ của các công ty này hơn hơn rất nhiều lần khối lượng vốn hoá trên thị trường chính thức. Đây chính là nguồn cung của thị trường OTC. Hay nói theo cách của một số người thư ờng nói là thị trường OTC ở Việt Nam rất nhiều tiềm năng.

K hông phải cổ phiếu của tất cả các công ty cổ phần đều được mua bán, trao đổi thư ờng xuyên mà chỉ có một ít trong số đó được giao dịch. Có những loại cổ phiếu gần như không bao giờ được giao dịch, nhưng có những loại cổ phiếu tuy chư a đư ợc niêm yết thị trư ờng chính thức trên sàn, nhưng chúng được giao dịch rất sôi động như cổ phiếu của các ngân hàng cổ thương mại cổ phần Á Châu, Sài Gòn Thương Tín, Bánh kẹo K inh đô, Vinamilk. Đ ây chính là những cổ phiếu mà các nhà đầu tư có tổ chức, nhất là các quỹ tư rất quan tâm.

2.3.6.2. Năm 2005-2006 : thời kì cao tr ào

Đ ầu năm 2006 cổ phiếu ngân hàng bắt đầu bư ớc vào cao trào bùng nổ. Cổ phiếu ngân hàng Phương Nam được rao bán với giá 18.000 đồng/cổ phần, cổ phiếu ngân hàng VPBank giá 12.000 đồng / cổ phần, tương tự, Habubank giá 15.000 đồng, Đông Á giá 20.000 đồng, Eximbank giá 15.000 đồng/cổ phần, Khi đó, muốn mua hay bán 1 loại cổ phiếu, đều rất khó khăn chứ không dễ dàng như bây giờ. Cổ phiếu thanh khoản không cao, phải có ngư ời quen trong HĐQT may ramới sở hữu đư ợc một tờ cổphiếu.

Người mua thấp thỏm chờ đợi, v ới 1 niềm hy vọng duy nhất là cuối năm lĩnh cổ tức của ngân hàng ở mức cao hơn lãi suất tiết kiệm. Tất cả chỉ là vậy....

Thế rồi, các ngân hàng công bố mức lợi nhuận khả quan: VPBank thoát khỏi kiểm soát đặc biệt, Phương Nam bank công bố t in tăng vốn lên 350 tỷ đồng, Eximbank, Techcombank cũng đều lãi lớn, chia cổ tức ở mức cao và công bố lộ trình tăng vốn lên 500 tỷ đồng… Sau tết, cổ phiếu thực sự bùng nổ, liên tục bứt phá với mứ c giá chóngm ặt.

Phương Nam bank trong 1 tuần nhanh chóng tăng lên ngư ỡng 24.000 - 25.000 đồng/cp, một

số cổ phiếu khác, lần đầu tiên góp m ặt như An Bình Bank với giá 1.2 cũng tăng lên 1.4, Eximbank và Techcombank xác lập mức giá mới khoảng gấp 2.5 lần mệnh giá , đặc biệt, cổ phiếu Sacombank được giao dịch với khối lượng lớn, gấp 3 lần mệnh giá, một trong những cổ phiếu có tính thanh khoản cao nhất vào hồi cuối tháng 2, đầu tháng 3 năm 2006.

Thị trường bắt đầu sôi động với sự góp mặt của cổ phiếu các nghành công nghiệp khác như IPO nhựa Tiền phong, cơn sốt mua trái phiếu Viet combank với giá 1 .3, cổ phiếu P VD góp mặt sau đó ít lâu chủ yếu dưới dạng hợp đồng uỷ thác của PVFC, nhà đầu tư đư ợc vay tới 70% với giá ưu đãi chỉ 12.000 đồng -13.000 đồng /cp....

Cổ phiếu công ty chứ ng khoán duy nhất có được sự quan tâm của giới đầu tư mang cái tên quen thuộc - SSI. Khi đó, vốn điều lệ của SSI mới chỉ có hơn 60 tỷ đồng, với giá giao dịch bình quân khoảng 23.000 - 25.000 đồng.

G iữa tháng 3, đầu tháng 4, thị trư ờng bắt đầu đón nhận cổ phiếu PPC (14.000 đồng), VIPCO, VITACO, và đặc biệt là cổ phiếu SJS với mức giá 35.000 đồng/cp, FPT với giá chưa chia tách tương đương 45.000 đồng/cp.

Bước sang tháng 5, m ột loạt cổ phiếu OTC bước vào giai đoạn suy thoái sau hơn 3 tháng liên tục t ăng nóng. Giai đoạn này kéo dài tới t ận t háng 7, đầu tháng 8 m ới có dấu hiệu phục hồi trở lại.

Cuối năm 2006, thị trường OTC thực sự bùng nổ trở lại, với sự tham gia của hàng chục công ty lên sàn niêm yết, kế hoạch t ăng vốn của các ngân hàng và công ty chứng khoán,có khi chỉ trong 1 tuần lễ, nhà đầu tư thu về khoản lợi nhuận gấp 2-4 lần số vốn bỏ ra...

2.3.6.3. Năm 2007 : giai đoạn u ám

Con số hơn 800 DN có CP giao dịch trên thị trư ờng OTC đã đủ nói lên quy mô của thị trường này. Tuy nhiên, chỉ ít CP m ang lại lợi nhuận cho NĐT, đa số còn lại là thất bát trước cơn lốc rớt giá năm 2007.

N hững tên tuổi ngân hàng như như Eximbank, Đông Á, An Bình, Phương Đông, Quân Đ ội… đều đã giảm thị giá đi phân nử a so với đầu năm 2007. Exim bank giảm từ 16,5 triệu đ/CP xuống còn 6,5 triệu đ/CP, Phương Đông giảm từ 120.000 đ/CP xuống còn 40.000 đ/CP, An Bình giảm từ 90.000 đ/CP xuống còn 28.000 đ/CP…

nhóm CP đang sôi động là nhóm công ty sản xuất dược như Dược Cửu Long, SPM, Cần G iờ… Trong đó, Dược Cửu Long không chỉ s inh lợi cho NĐT ở thị giá mà cả khi DN chuẩn bị niêm yết chính thức trên HOSE nên tính thanh khoản càng cao hơn.

GVHD: PGS.TS Bùi Kim Yến

2.3.6.4. Năm 2008

Đa số các cổ phiếu OTC đã giảm hẳn tính thanh khoản hoặc đóng băng. Chỉ một bộ phận nhỏ các cổ phiếu OTC còn duy trì đư ợc lượng giao dịch. Trong hàng ngàn cổ phiếu trên thị trường OTC, thỡ cú đến ắ số cổ phiếu khụng hề cú giao dịch. Cỏc nhà đầu tư khụng thể biết được giá trị số cổ phiếu mà mình nắm giữ trong tay, vì các cổ phiếu này hầu như không có giao dịch. Chính vì thế mà khoản tiền đầu tư trước đây đã bị giam một chỗ, không thể quay vòng. Các nhà đầu tư giờ đây chỉ còn biết trông chờ vào số cổ tức của do anh nghiệp mà mình nắm giữ cổ phiếu.

Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn có những mã cổ phiếu có tính thanh khoản cao, kết quả kinh doanh tốt là những điểm sáng trên thị trường OTC, ví dụ như cổ phiếu của MB, VCB; một số cổ phiếu sắp lên s àn như Vinaconex, Dược phẩm OPC hay như nhữ ng doanh nghiệp có kết quả kinh doanh cao như T hép Đình Vũ, BCCI.... Những mã cổ phiếu này thực sự có tính thanh khoản cao, khối lượng giao dịch lớn.

Các cổ phiếu giao dịch sôi động nhất vẫn t huộc về cổ phiếu ngành ngân hàng và bất động sản.

Trong đó cổ phiếu ngân hàng được giao dịch chủ yếu tại Hà Nội còn cổ phiếu bất động sản được giao dịch chủ yếu tại thành phố Hồ Chí Minh.

2.3.6.5. Năm 2010

Thị trư ờng OTC thể hiện bộ mặt ảm đạm. Trong năm 2010, đã có 261 cổ phiếu lên niêm yết, trong đó số cổ phiếu niêm yết trên HNX là 102 mã, HOSE là 82 m ã.

Thị trường UP CO M rađời với mục tiêu thu hẹp thị trường tự do, nhưng năm 2010 mới chỉ có thêm 87 công ty lên giao dịch (kế hoạch là 200 công ty trong điều kiện Luật Chứng khoán được thực h iện nghiêm). Theo đánh giá của HNX, UPCOM chưa t hực sự sôi động là điều tất yếu, do phần lớn công ty đại chúng đều có tính đại chúngt hấp, hiệu quả hoạt động chư a cao.

2.3.6.6. Năm 2011: Thị trường không có sóng

Thị trư ờng OTC phân hóa m ạnh giữa hai miền H à Nội và TP.HCM. Hà Nội chuyên giao dịch cổ phiếu ngân hàng trong khi TP.HCM chủ yếu giao dịch cổ phiếu doanh nghiệp. Trước đây Hà Nội có khoảng 300 môi giới OTC thì hiện tại bám trụ được khoảng 10 người (chưa đến 5%), Sài G òn có khoảng 400 người thì hiện còn khoảng 40-50 người bám trụ.

N hưng bản thân những ngư ời trụ lại cũng chỉ có khoảng 5-10 ngư ời là thực sự hoạt động.

N ghĩa là lượng khách cũ vẫn gọi điện, một số đầu mối vẫn kết nối với nhau, thỉnh thoảng khởi động lại nhưng không thư ờng xuyên, “ còn lại hầu hết đều giải tán”.

Thị trư ờng 6 tháng đầu năm 2011 không quá bi đát, thậm chí còn sôi động hơn niêm yết, bởi một số cổ phiếu ngân hàng được m ua mạnh như Techcomb ank, VPBank.. Thị trường bắt đầu “chết” từ giữa tháng 5 và đến thời điểm này thì mất thanh khoản hoàn toàn kể từ khi có tin sáp nhập ngân hàng.

Đ iểm đặc biệt trên thị trường OTC năm 2011 là không có sóng cổ phiếu s ắp niêm yết.

Trước đây các cổ phiếu sắp niêm y ết đều đư ợc mua bán nhộn nhịp như ng năm 2011 dư ờng như điều đó không xảy ra.

Tháng 11/2011 gần như thị trường OTC ngừng hết các lệnh. Từ khi có thông t in sáp nhập 3 ngân hàng, nhà đầu tư lúc nào cũng trong tình trạng nghi ngờ ngân hàng nào sẽ sáp nhập do đó ngưn g hẳn các lệnh, kể cả nhà đầu tư tổ chức.

Cổ phiếu của ngân hàng Đệ Nhất và T ín N ghĩa không có giao dịch ngay từ đầu năm, trong khi cổ phiếu của ngân hàng Sài Gòn (SCB) thanh khoản khá tốt, nhưng giao dịch không diễn ra tháng sau sáp nhập mà diễn ra khoảng tháng 7/2011.

N ăm 20 11 thị trư ờng gần như không có thanh khoản nếu không có sự thôn tính. Tr ên thị trường OTC cổ phiếu ngành ngân hàng luôn có t ín hiệu M &A tính độ t hấp, giống như mua tích lũy, mua đến 4,9% thì ngừng lại rồi bán cho nước ngoài hoặc bán cho cổ đông chiến lược.

Đ ầu năm 2012 đến nay thị trường OTC tuy xấu như ng vẫn có nhữ ng giao dịch thực sự của nhà đầu tư muốn nắm giữ cổ phiếu các doanh nghiệp. Giờ đây nhà đầu tư không mua cổ phiếu OTC để kỳ vọng bán kiếm lời mà t ìm kiếm các công ty kinh doanh hiệu quả, chính sách cổ tức tốt để đầu tư.

Tuy nhiên so sánh với số lượng doanh nghiệp đã cổ phần, chờ lên niêm yết khoảng 3000 doanh nghiệp thì việc số giao dịch tính trên đầu ngón ở vài mã cho thấy sự suy thoái của thị trường OTC thời gian này

2.3.6.7. Nhận định thị tr ường năm 2012

N hìn chung thì các nhà đầu tư vẫn còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và rủi ro trên thị trường OTC Việt Nam. Thị trư ờng UPCO M tại Việt N am vẫn thiếu rất nhiều yếu tố để hấp dẫn dòng vốn đầu tư trong nước và quốc t ế.

Kỳ vọng thị trường OTC khởi sắc như thời gian 2005-2007 là rất khó. Tuy nhiên các nhà kinh tế đều cho rằng thị trường OTC sẽ hồi phục trở lại nhưng dưới hình t hức khác, chuy ên nghiệp hơn chứ không thể sơ đẳng như thời gian trước.

GVHD: PGS.TS Bùi Kim Yến

Thị trư ờng OTC dù ở bất kỳ nền kinh tế thị trường nào luôn tồn tại một cách khách quan.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra đối với thị trường OTC ở Việt Nam là phải làm sao để có thể phát triển thị trường OTC cùng với thị trường chính thức trở thành một kênh giao dịch chính và sôi động cho nền kinh tế là điều hết sức quan trọng.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Tái cấu trúc thị trường Chứng khoán Việt Nam (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)