AHP trong ra quyết định nhóm

Một phần của tài liệu Giáo trình tin học trong quản lý xây dựng - Chương 3 ppsx (Trang 31 - 34)

Khi sử dụng phương pháp AHP trong khi RQĐ nhóm, nhóm này sẽ phải xây dựng sơ đồ thứ bậc, phán đoán vấn đề, cho thứ tự ưu tiên cho đến khi đạt được sự nhất trí hay thỏa hiệp. Thông thường, nhóm lý tưởng là một nhóm nhỏ, các thành viên trong nhóm được cung cấp thông tin đầy đủ, kiên nhẫn và năng động. Nếu càng có nhiều người tham gia xây dựng sơ đồ thứ bậc, ý kiến sẽ càng nhiều và càng ở mức độ rộng lớn hơn. Tuy nhiên, nếu quá nhiều người tham gia, phân tích sơ đồ thứ bậc sẽ trở nên cồng kềnh khó sử dụng và tốn rất nhiều thời gian.

Mục tiêu thảo luận cần phải được định nghĩa rõ ngay từ đầu. Một khi tiêu điểm đã được xác định, nhóm sẽ làm việc để định nghĩa các vấn đề liên quan đến mục tiêu và thiết lập sơ đồ thứ bậc. Thứ tự ưu tiên được thiết lập thông qua thảo luận nhóm hay thông qua các câu hỏi. Mặc dù các câu hỏi có thể được dùng để giảm bớt “độ nóng” của tranh cãi, sự thảo luận sẽ đem đến nhiều điều có giá trị hơn. Tốt nhất là so sánh các thành phần mạnh nhất và yếu nhất trước, sau đó căn cứ vào kết quả mới đưa ra sự so sánh các thành phần khác với nhau.

Sự nhất trí có thể thống nhất thông qua việc bỏ phiếu về giá trị đề nghị. Sự nhất trí không quan trọng lắm ở các cấp thấp trong sơ đồ thứ bậc nhưng lại lại cơ bản trong các cấp thứ bậc cao hơn. Sự khác biệt giữa các ý kiến ở cấp thứ bậc cao có thể dùng để ước lượng sự biến thiên của kết quả. Và sự phán đoán càng thận trọng thì kết quả càng phù hợp với thực tế.

4.5. Ưu điểm của phương pháp AHP

Phương pháp định lượng AHP có một số ưu điểm như sau (xem hình 3.4):

- Tính đồng nhất: Phương pháp AHP cung cấp một mô hình RQĐ duy nhất, dễ hiểu và rất uyển chuyển cho một khoảng rộng các vấn đề chưa định hình.

- Tính đa dạng: Phương pháp AHP tổng hợp những diễn dịch và cách thức tiếp cận hệ thống trong việc giải quyết vấn đề.

- Tính độc lập: Phương pháp AHP có thể liên quan tới tính độc lập của các yếu tố trong một hệ thống và không dựa trên những suy nghĩ thuần túy.

- Cấu trúc thứ bậc: Phương pháp AHP phản ánh khuynh hướng tự nhiên của con người trong việc lựa chọn những yếu tố của hệ thống thành những mức độ khác nhau và các nhóm tương đồng.

- Đo lường: Phương pháp AHP cung cấp một thước đo vô hình và một phương pháp thiết lập những thứ tự ưu tiên.

- Tính nhất quán: Phương pháp AHP tuân theo những sự ổn định hợp lý của những sự đánh giá được dùng trong việc quyết định thứ tự ưu tiên.

- Tổng hợp: Phương pháp AHP đưa đến một ước lượng tổng quát của từng mục đích thay thế.

- Sự thỏa hiệp: Phương pháp AHP cân nhắc đến sự tương quan thứ tự ưu tiên của các yếu tố trong hệ thống và cho phép mọi người lựa chọn thay thế tốt nhất trên mục tiêu của họ.

- Sự đánh giá và nhất trí: Phương pháp AHP không phụ thuộc vào sự nhất trí nhưng lại tạo nên một giải pháp chung từ những đánh giá trái ngược.

- Quá trình lặp lại: Phương pháp AHP cho phép mọi người tái thiết những khái niệm của mình về một vấn đề và nâng cao nhận thức cũng như khả năng đánh giá thông qua việc lặp lại.

- Ngoài ra, phương pháp AHP còn có một số ưu điểm trong việc sử dụng như sau:

GV. ThS. Nguyễn Thanh Phong- Trường Đại học Mở Tp. HCM 199

+ Có thể phân chia nhỏ các tiêu chuẩn đánh giá thành nhiều cấp bậc nhỏ hơn, từ đó dễ dàng thu thập số liệu cũng như việc so sánh từng cặp sẽ được thực hiện dễ dàng và hiệu quả hơn.

+ Khi thay đổi trọng số của một tiêu chuẩn nào đó, ta có thể thấy được ngay sự thay đổi đáp án chọn lựa phương án trên các hệ hỗ trợ ra quyết định (phần mềm Expert Choice), vì thế có thể thấy ngay được mức độ ảnh hưởng, tác động của tiêu chuẩn đó đối với việc lựa chọn các phương án.

+ Áp dụng được trong nhiều lĩnh vực và trong các tình huống khác nhau như ra quyết định chọn loại xe để mua, dự đoán giá sản phẩm, bố trí nhân sự, lựa chọn danh mục đầu tư, đấu thầu xây dựng, quản lý dự án…

+ Có thể nhập trực tiếp số liệu vào phần mềm để xử lý.

+ Hiệu quả, không mất nhiều thời gian của các thành viên trong nhóm. Tuy nhiên các thành viên tham gia phải là những chuyên gia trong lĩnh vực cần RQĐ và phải có sự đánh giá khách quan thì kết quả mang lại trong việc lựa chọn sẽ đạt được thành công. + Sự thành công của phương pháp này sẽ được kiểm chứng thông

qua thực tế áp dụng.

AHP

Tính đồng nhất

Quá trình lặp lại Tính đa dạng

Sự đánh giá Tính độc lập

Một phần của tài liệu Giáo trình tin học trong quản lý xây dựng - Chương 3 ppsx (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)