CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.3. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
Đề tài luận án được nghiên cứu trước hết là dựa vào các quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, và đường lối chủ trương chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về các thành phần kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế.
Luận án cũng dựa vào đường lối đổi mới của đất nước, các nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng, Hiến pháp và văn bản pháp luật của Nhà nước trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền, trong đó theo định hướng cho sự hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp.
Luận án tiếp cận các vấn đề theo hướng từ cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp đến đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp. Tác giả, đã sử dụng các lý thuyết sau: Lý thuyết liên quan đến kinh tế thị trường, các lý thuyết gồm: Lý thuyết về kinh tế thị trường tự do (Ađam Smits); Lý thuyết hệ thống trong quản lý nhà nước; Lý thuyết trò chơi: được sử dụng để thỏa mãn các nhu cầu của quản lý. Ở đây xung đột không nhất thiết là xung đột đối kháng, mà sự bất đồng bất kỳ nào cũng có thể xem là xung đột; Lý thuyết về hợp đồng.
Để làm sáng tỏ các giả thuyết trên, luận án được triển khai với các câu hỏi có tính lý luận cũng như các câu hỏi liên quan đến khía cạnh pháp luật thực định.
19 Thứ nhất, về khía cạnh lý luận:
Câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu:
- Bán hàng đa cấp là gì?
- Đặc điểm bán hàng đa cấp?
- Quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp là gì?
- Đặc điểm của quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp?
- Vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp được pháp luật Việt Nam tiếp cận và quy định như thế nào?
- Tại sao các quốc gia khác trên thế giới thực hiện công tác quản lý bán hàng đa cấp tốt hơn Việt Nam?
- Những bất cập, hạn chế của quản lý nhà nước đối với bán hàng đa cấp ở Việt Nam là gì?
- Nguyên nhân và phương hướng và các giải pháp nào cho hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với bán hàng đa cấp?
Giả thiết nghiên cứu:
- Trong hoạt động kinh doanhh, bán hàng đa cấp có những quan niệm chưa thống nhất, một số quan điểm cho rằng nên bỏ phương thức kinh doanh này và có những quan điểm ngược lại bởi lẽ lý do nhà nước chưa quản lý được một cách chủ động về loại hình kinh doanh này. Việc áp dụng các quy định pháp luật “cấm” điều đó có tác động lớn, trực tiếp đến các các doanh nghiêp trong tự do kinh doanh.
- Trong quản lý nhà nước đối với bán hàng đa cấp hiện nay còn nhiều hạn chế, bất cập, với những nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau.
- Tổ chức cơ quan quản lý nhà nước đối với bán hàng đa cấp cần đổi mới.
Dự kiến kết quả nghiên cứu:
- Là công trình đầu tiên trong khoa học Luật Hành chính Việt Nam viết về QLNN đối với bán hàng đa cấp, luận án đã:
- Phân tích toàn diện và sâu s c khái niệm, đặc điểm, vai trò và nội dung của QLNN đối với bán hàng đa cấp;
- Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp;
20
- Từ đó, đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật và các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối hoạt động bán hàng đa cấp.
Thứ hai, về khía cạnh pháp luật thực định:
Câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu:
- Sự cần thiết của pháp luật về quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp?
- Mức độ luật hóa các quy định về quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp?
- Nội dung quy định pháp luật về quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp?
- Thực tiễn áp dụng pháp luật trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp như thế nào?
Giả thiết nghiên cứu: Nhà nước ban hành các quy định của pháp luật về bán hàng đa cấp tính nguyên t c (quy định khung) để các doanh ngiệp và người tham gia tuân theo khi ban hành pháp luật của mình, vì vậy có những cách hiểu không giống nhau và khó áp dụng trong thực tiễn. Pháp luật về bán hàng đa cấp của Việt Nam mới chỉ chú trọng tới việc thừa nhận tính hợp pháp của phương thức bán hàng đa cấp chưa thật sự bảo vệ sâu s c doanh nghiệp và người tham gia bán hàng đa cấp. Điều này sẽ dẫn chứng cụ thể trong phần thực trạng của việc quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh đa cấp. Vấn đề hoàn thiện pháp luật cũng như xây dựng cơ chế thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp mà nghiên cứu sinh nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong kinh doanh.
Dự kiến kết quả nghiên cứu: đưa ra được những quan điểm, giải pháp khoa học và có tính thực tiễn cao cho hoạt động lập pháp, lập quy trong quá trình hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp, một mặt vừa phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam hiện hành lại vừa đảm bảo lợi thế cho Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Cụ thể luận án có những điểm mới sau:
Thứ nhất, luận án là công trình khoa học nghiên cứu một cách hệ thống, sâu
21
s c những khía cạnh lý luận và pháp lý của quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp.
Thứ hai, luận án đưa ra những luận cứ khoa học luận giải cho việc duy trì phương thức bán hàng đa cấp. Điểm đáng lưu ý là luận án phân tích đưa ra quan điểm với góc độ quản lý nhà nước về hành chính đối với hoạt động bán hàng đa cấp mà các tác giả trước đây chưa đề cập sâu s c.
Thứ ba, luận án sử dụng pháp luật về bán hàng đa cấp đang có hiệu lực thi hành như một chuẩn mực pháp lý để đánh giá mức độ quản lý nhà nước với phương thức kinh doanh này, qua đó làm rõ những hạn chế, bất cập của pháp luật nước ta về vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp.
Thứ tư, luận án là công trình khoa học pháp lý, song có đối tượng nghiên cứu mang đậm tính chất chính sách – luật, vì vậy những giải pháp đề xuất, ý tưởng pháp lý mang tính chính sách chi phối việc xây dựng pháp luật nhằm tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp. Tạo thế chủ động cho Việt Nam trong các quan hệ thương mại quốc tế, khi phải áp dụng các quy định pháp luật đối với phương thức kinh doanh này. Theo tác giả, thì hiện nay các cơ quan quản lý của Việt Nam vẫn luôn bị động (thực tiễn diễn ra các vi phạm trong hoạt động bán hàng đa cấp mà pháp luật chưa dự liệu được để bảo vệ người tham gia và người tiêu dùng).
1.3.2 Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu có hiệu quả những vấn đề do đề tài đặt ra, luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Đây là phương pháp chủ đạo xuyên suốt toàn bộ quá trình nghiên cứu của luận án, để đưa ra những nhận định, kết luận khoa học đảm tính khách quan, chân thực.
Từ phương pháp chung đó, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể đó là: Phương pháp tiếp cận hệ thống đa ngành, liên ngành (kinh tế, luật học, chính trị); phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp luật học so sánh; phương pháp xã hội học pháp luật; phương pháp phân tích hệ thống; phương pháp đồ họa (phương pháp mạng lưới); phương pháp mô hình (mô hình tác nghiệp). Để thực hiện có hiệu quả mục đích nghiên cứu, luận án kết hợp chặt chẽ giữa các phương
22
pháp trong suốt quá trình nghiên cứu của toàn bộ nội dung luận án. Tùy thuộc vào đối tượng nghiên cứu của từng chương, mục trong luận án, tác giả vận dụng, chú trọng các phương pháp khác nhau cho phù hợp. Các phương pháp đó được vận dụng cụ thể trong luận án như sau:
Trong chương 2, tác giả chú trọng phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích tổng hợp (hệ thống các quan điểm của các nhà nghiên cứu kinh tế, pháp lý).
Phân tích đánh giá, tổng hợp nhằm làm rõ cơ sở lý luận của quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp thông qua việc phân tích cơ sở kinh tế, chính trị, pháp lý phương thức bán hàng đa cấp và quản lý nhà nước đối với hoạt động này.
Đồng thời, phân tích các quy định pháp luật của một số nước trên thế giới về quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp, cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật hiện nay trong hoạt động bán hàng đa cấp, qua đó nhận xét khả năng áp dụng pháp luật trong việc thực thi quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp và kết quả mà quản lý nhà nước đối với phương thức kinh doanh này mang lại góp phần cho công tác quản lý nhà nước đối với kinh tế nói chung.
Trong chương 3, tác giả chú trọng phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh luật học, phương pháp phân tích hệ thống; phương pháp đồ họa (phương pháp mạng lưới), nhằm làm rõ những nội dung cần nghiên cứu. Phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành và thực tiễn sử dụng các quy định đó liên quan đến việc quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp trong thời gian vừa qua. Qua đó đánh giá pháp luật (những ưu điểm những hạn chế, bất cập).
Trong chương 4, tác giả vận dụng kết hợp các phương pháp lịch sử, xã hội học pháp luật, phương pháp so sánh, phương pháp trò chơi để đưa ra quan điểm của mình về hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp. Đề xuất quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật để Việt Nam có thể tối đa hoá quyền lực nhà nước trong quản lý đối với hoạt động bán hàng đa cấp đồng thời bảo hộ doanh nghiệp cũng như người tham gia, người tiêu dùng trong phương thức kinh doanh đa cấp và tạo lợi thế cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp.
23
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Từ những ý tưởng cũng như luận giải như đã trình bày, nghiên cứu sinh rút ra một số kết luận sau:
Với những ưu điểm vượt trội trong việc thu hút người tiêu dùng tham gia mạng lưới phân phối, bán hàng đa cấp sẽ là phương thức tiêu thụ sản phẩm có khả năng phát triển mạnh mẽ ở nước ta trong nhiều năm tới. Dưới góc độ pháp lý, điều đó đòi hỏi pháp luật không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho chủ thể bán hàng đa cấp chân chính phát triển, mà còn phải có khả năng ngăn ngừa và xử lý nghiêm minh những chủ thể lợi dụng bán hàng đa cấp để trục lợi bất chính góp phần bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng, người tham gia và doanh nghiệp bán hàng đa cấp nói chung. Và để góp phần đáp ứng yêu cầu trên, qua quá trình nhiên cứu đề tài, tác giả rút ra một số kết luận sau:
Pháp luật điều chỉnh hoạt động bán hàng đa cấp hiện nay của nước ta chưa phù hợp với thực tiễn bán hàng đa cấp. Pháp luật có nhiều quy định tập trung vào khâu đăng ký bán hàng đa cấp nhưng buông lỏng quá trình hoạt động của doanh nghiệp và người tham gia bán hàng đa cấp. Bên cạnh đó, các quy định xử lý vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực bán hàng đa cấp còn nhiều thiếu sót nên chưa thể áp dụng vào thực tiễn. Từ đó dẫn đến hệ quả không thể quản lý và ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm của doanh nghiệp và người tham gia bán hàng đa cấp.
Bán hàng đa cấp luôn là vấn đề được các học giả trên thế giới quan tâm nghiên cứu từ lâu và có nhiều quan điểm khác nhau, điều đó cho thấy tính phức tạp của vấn đề. Ở Việt Nam, vấn đề này còn có nhiều tranh luận, tuy đã có một số công trình nghiên cứu, nhưng chủ yếu nhìn từ các khía cạnh kinh tế. Vì vậy, rất cần có một công trình nghiên cứu độc lập chuyên sâu và có hệ thống về quản lý nhà nước hoạt động bán hàng đa cấp từ góc độ thể chế pháp lý.
24 CHƯƠNG 2