Tình hình dạy và học làm văn nghị luận ở lớp 11 THPT

Một phần của tài liệu RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN CHO HỌC SINH 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC (Trang 44 - 47)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VĂN NGHỊ LUẬN

1.5. Tình hình dạy và học làm văn nghị luận ở lớp 11 THPT

1.5.1. Những thuận lợi trong việc giảng dạy văn nghị luận trong trường THPT

Trong những năm gần đây, lĩnh vực giáo dục được xã hội rất quan tâm.

Có nhiều ý kiến đóng góp cho tất cả các bộ môn. Trong đó môn Văn đang trở thành tâm điểm bàn luận. Phân môn Làm văn thu hút sự chú ý của mọi người, cụ thể là kiểu VBNL.

Ở nước ta, gần đây chương trình và SGK được đổi mới theo hướng tích hợp. Sự thay đổi này sẽ có sự tác động đến nội dung và phương pháp dạy học.

Với VBNL, HS được học từ lớp 7 đến lớp 12 thành hai vòng có sự nâng cao theo mô hình vòng tròn đồng tâm. Mặt khác, HS cũng được học các kiểu bài như: miêu tả, biểu cảm, tự sự, thuyết minh…HS có thể vận dung linh hoạt các phương thức biểu đạt ở những loại văn bản này để làm cho bài văn nghị luận của mình thêm sinh động, hấp dẫn.

Theo chương trình và SGK đổi mới, các đơn vị kiến thức được trình bày có hệ thống. Vừa đảm bảo tính đa dạng, phong phú vừa đảm bảo tính khoa học.

Phần kết quả cần đạt ở mỗi bài học đều ngắn gọn nhưng xác định rất rõ yêu cầu đối với GV và HS. Đó là một định hướng giúp GV tổ chức tiến trình dạy học đạt hiệu quả cao. Nội dung bài học được xây dựng theo mô hình quy nạp. Thông qua ngữ liệu GV hướng dẫn HS tìm hiểu sau đó rút ra kết luận. Cách tổ chức dạy học này không quá chú trọng lí thuyết mà chú trọng thực hành. Nhờ đó, HS có điều kiện để rèn luyện kỹ năng và khắc sâu kiến thức bài học.

Trong phân môn Làm văn THPT, các kiểu văn bản được học ở lớp 10 có sự kết thừa và phát triển ở các lớp THCS. Riêng kiến thức cụ thể của VBNL, có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt, cách lập dàn ý, lập luận và các thao tác nghị luận.

Hệ thống bài tập về VBNL tương đối phong phú, đa dạng, chú trọng tính thực hành và theo cấp độ từ dễ đến khó. Nhờ vậy, GV thuận lợi hơn cho việc lựa chọn bài tập phù hợp với từng đối tượng HS.

1.5.2. Những khó khăn trong việc giảng dạy văn nghị luận trong trường THPT

Bên cạnh những thuận lợi vừa nêu trên, quá trình dạy học văn nghị luận ở trường phổ thông vần còn không ít khó khăn. Cần mạnh dạn nhìn nhận và giải quyết những khó khăn ấy để đạt được mục tiêu chung của giáo dục.

+ Chương trình SGK:

Học sinh được làm quen với VBNL bắt đầu từ lớp 7 cho đến lớp 12 theo chiều hướng nâng cao dần. Tuy nhiên, cần có sự thống nhất các thuật ngữ trong VBNL. Ở SGK lớp 7 và lớp 8 gọi chứng minh, giải thích, so sánh… là phép, trong khi ở chương trình THPT, phân tích, giải thích, so sánh lại gọi là thao tác.

Nhìn chung kiến thức lí thuyết đưa ra là đủ nhưng còn thiếu thời gian thực hành. Sự khó khăn về thời gian tổ chức dạy học các kiến thức lí thuyết là nguyên nhân dẫn đến sự khó khăn trong quá trình tiếp thu của HS. Kỹ năng là yếu tố quan trọng trong làm văn ở tất cả các kiểu văn bản. HS nắm vững các kỹ năng và luyện tập thành thạo là có thể viết hoàn chỉnh, đạt yêu cầu các bài văn nghị luận. Vì vậy, cần ưu tiên luyện tập kỹ năng tìm hiểu đề, xây dựng dàn ý, chọn phương pháp lập luận, kỹ năng xây dựng đoạn. Với VBNL, phương pháp lập luận có vai trò quyết định sự thành công của bài viết.

+Về phía giáo viên:

Giáo viên chưa thật sự chú trọng đến việc rèn luyện các thao tác nghị luận cho HS.

Theo quan niệm hiện đại, phương pháp dạy học có vai trò rất trong quá trình dạy học, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả dạy học. Trong dạy học Làm văn nói chung và dạy VBNL luận nói riêng chủ yếu GV chưa đầu tư, tìm tòi để đổi mới phương pháp dạy học chủ yếu là chọn phương pháp diễn giảng chưa chú

trọng đến đối tượng người học. Tất nhiên phương pháp nào cũng có ưu điểm, nhược điểm riêng nhưng cần có sự kết hợp linh hoạt các phương pháp để giờ học bớt khô khan, nhàm chán, HS phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mình.

Phân môn Làm văn có vai trò rất quan trọng. Nhưng nhiều thầy cô lại bỏ qua nhiều tiết học Làm văn hoặc dạy qua loa, sơ sài, ít đầu tư. Phần lớn là các thầy cô “độc diễn” hoặc “đọc chép”. Trong việc dạy Làm Văn tiết trả bài có vai trò rất quan trọng nhưng lại có những giáo viên đã bỏ qua hoặc không sử dụng đến những tiết trả bài, rất nhiều giáo viên khác thực hiện việc chấm, trả bài qua loa, đại khái, làm cho có, cho tròn nhiệm vụ,… Cá biệt, có những giáo viên không biết phải thiết kế một giáo án trả bài hoặc tiến hành một giờ trả bài làm văn như thế nào cho hợp lý và hiệu quả? Tình trạng đó kéo dài làm mất dần tác dụng của giờ trả bài, làm cho việc dạy-học phân môn Làm Văn trở nên nặng nề và kém chất lượng, hiệu quả dạy-học không cao.

+ Về phía học sinh:

HS chịu ảnh hưởng và tác động nhiều từ phía GV, các em chưa thấy được vai trò, tác dụng của giờ học Làm văn đối với việc học Ngữ văn của mình. Vì vậy, những tri thức và kỹ năng Làm văn chưa được các em chủ động học tập và rèn luyện. Nhìn vào bài viết của các em chúng ta có thể thấy ngay tình hình và năng lực học Văn của các em, sao chép văn mẫu, kiến thức lủng củng…

Tiểu kết Chương 1

Luận văn tìm hiểu về vấn đề lý thuyết cơ bản của VBNL. Ngoài việc nghiên cứu về khái niệm, đặc trưng của VBNL. Chúng tôi chú ý đề cập đến vấn đề lập luận trong văn nghị luận bao gồm những nội dung như: khái niệm lập luận, cấu trúc của lập luận, đặc biệt là các thao tác lập luận để HS có thể nắm được một cách tổng thể những kiến thức của VBNL trong chương trình bậc THPT. Luận văn cũng xác định ý nghĩa, vai trò của việc rèn luyện kỹ năng lập luận trong khi tạo lập VBNL.

Một phần của tài liệu RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN CHO HỌC SINH 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)