Xe tra nạp nhiên liệu cho các PTKB 79

Một phần của tài liệu TIÊU CHUẨN AN TOÀN KỸ THUẬT PHƢƠNG TIỆN HOẠT ĐỘNG TRÊN KHU BAY (Trang 77 - 83)

Xe tra nạp nhiên liệu

cho các phương tiện hoạt động trên khu bay

1.Phạm vi điều chỉnh và đối tƣợng áp dụng

1.1. Phần này quy định các yêu cầu kỹ thuật đối với xe nạp nhiên liệu tự di chuyển cho các phương tiện khu bay.

1.2. Các quy định này chỉ áp dụng đối với xe nạp nhiên liệu tự hành dùng để nạp nhiên liệu cho các phương tiện khu bay và các xe nói chung trong khu vực sân bay mà không áp dụng đối với xe nạp nhiên liệu cho tàu bay.

78 2.Tài liệu viện dẫn

- Đặc tính kỹ thuật của xe nạp nhiên liệu cho các phương tiện hoạt động trong sân bay (AHM 980)

3.Yêu cầu chung

Xe nạp nhiên liệu cho các Phương tiện hoạt động trong khu bay phải đáp ứng các yêu cầu có liên quan quy định tại các Phần 1, Phần 2 và Phần 4 của Tài liệu này.

4. Kết cấu và kích thước giới hạn

4.1. Sát xi xe phải phù hợp với tiêu chuẩn thương mại và trên nó được lắp đặt phù hợp các phần sau :

-Thùng chứa nhiên liệu;

-Hệ thống cung cấp nhiên liệu ( bơm, vòi, tang cuộn vòi, đầu tra nạp,vv...);

-Hệ thống điều khiển, các van, đồng hồ;

-Các bộ lọc -Van xả;

-Hệ thống an toàn.

4.2.Điểm thấp nhất của gầm xe cách mặt đất không được nhỏ hơn 200 mm.

4.3.Bán kính quay vòng nhỏ nhất không lớn hơn 12 mét (40 ft).

4.4. Xe cần làm bằng vật liệu chống ăn mòn hoặc được xử lý chống ăn mòn ở những nơi được yêu cầu.

4.5.Các móc kéo được lắp ở trước và sau xe để có thể kéo xe khi nó bị hỏng

4.6. Phải lắp các khung chống va chạm để bảo vệ xe cũng như thùng chứa nhiên liệu.

5.Thùng chứa nhiên liệu

5.1.Xe phải có 1 thùng chứa cho mỗi loại nhiên liệu để vận chuyển và cấp nhiên liệu.

5.2. Thùng nhiên liệu phải có những đặc điểm sau:

5.2.1. Dễ làm sạch;

5.2.2. Các mối lắp ráp, hàn, tán phải bằng phẳng, nhẵn để tránh sự tích tụ chất bẩn ; 5.2.3. Các mép cuối phải là hình cầu hoặc hình đĩa thích hợp và bán kính tròn ít nhất là 75 mm ;

5.2.4. Đáy thùng phải dốc là 50 về van xả ; 5.2.5.Trong thùng phải lắp các vách ngăn;

5.2.6. Đỉnh thùng phải có lỗ (cửa) với đường kính ít nhất 0,5 mét (20 in) để có thể vào trong thùng kiểm tra và làm sạch;

5.2.7.Thùng phải có lỗ thông hơi với bộ phận chống bắt lửa;

5.2.8. Thùng phải có dụng cụ chỉ mức nhiên liệu được bảo vệ thích hợp và lắp đặt ởvị trí mà lái xe dễ nhìn thấy;

5.2.9. Các thùng nhiên liệu được lắp bằng phương pháp treo – nổi, không được lắp theo kiểu lắp cứng trên thân xe để tránh rung lắc khi vận hành ;

5.2.10.Trên đỉnh xe phải có lối đi rộng ít nhất là 0,5 mét ;

5.2.11. Phải có chỗ đứng quanh lỗ vào/ra thùng hoặc lỗ nạp nhiên liệu;

5.2.12. Phải có thang lắp sau xe để có thể trèo lên đỉnh thùng nhiên liệu;

5.2.13. Lỗ nạp nhiên liệu và lỗ vào/ra thùng nhiên liệu phải có hệ thống nắp đậy bịt kín kép và khoá an toàn.

79 5.2.14. Dung tích thùng nhiên liệu được thiết kế tuỳ theo loại xe, thường thì ít nhất là

2.000 lít (440 imp. gal).

6. Bơm

6.1.Các bơm nhiên liệu được truyền động bởi nguồn động lực của xe (động cơ chính) hoặc bởi nguồn động lực phụ. Để bảo đảm an toàn trong quá trình tra nạp, không nên dùng động cơ sử dụng nhiên liệu là xăng.

6.2.Nếu bơm được truyền động bởi động cơ chính thì sự truyền động đó chỉ có thể tiến hành khi cần số ở vị trí trung gian hoặc vị trí đỗ và đang kéo phanh tay.

6.3. Bơm phải có khả năng cung cấp ít nhất là 30 lít nhiên liệu/phút (6.6 imp.gal) . 7. Vòi cấp nhiên liệu

7.1.Vòi cấp nhiên liệu phải mềm, làm bằng vật liệu chống gập và phù hợp với loại nhiên liệu chứa trong thùng.

7.2. Màu của nắp thùng chứa và đầu cấp nhiên liệu phải theo tiêu chuẩn quốc gia.

7.3. Vòi cấp và đầu cấp nhiên liệu phải được chế tạo theo tiêu chuẩn quốc tế.

Chiều dài của vòi cấp ít nhất phải là 5 mét.

7.4. Đầu tra nạp ở cuối vòi phải có khả năng tự động đóng, mở.

7.5. Mỗi vòi phải được trang bị dụng cụ tự cuốn vòi .

7.6.Ngăn chứa cho mỗi đầu cấp nhiên liệuphải bố trí hợp lý.

8. Hệ thống an toàn

8.1. Hệ thống điện phải được sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế dành cho các xe vận chuyển nhiên liệu.

8.2. Phải có công tắc ngắt mát cho ác quy.

8.3.Các bình dập cháy phù hợp phải đươc cung cấp cho xe theo quy định của quốc gia.

8.4.Hệ thống xả của động cơ phải được lắp đặt đúng theo quy định hù hợp.

9. Hệ thống điều khiển

Hệ thống điều khiển cấp nhiên liệu phải dễ đến gần khi ở dưới đất.

Phụ lục A (quy định)

Danh mục phương tiện hoạt động trên khu bay

1. Xe thang là phương tiện để hành khách và những người được phép làm việc trên tàu bay, lên xuống tàu bay.

2. Cầu hành khách là phương tiện cố định hoặc di động nối từ nhà ga đến tàu bay để hành khách và những người được phép làm việc trên tàu bay lên, xuống tàu bay.

80 3. Xe phục vụ hành khách cần trợ giúp đặc biệt (gọi tắt là xe phục vụ người tàn tật) là

phương tiện dành riêng cho hành khách không có khả năng tự di chuyển bình thường, được trang bị các thiết bị chuyên dùng để giúp các hành khách lên, xuống tàu bay an toàn thuận lợi.

4. Xe cấp suất ăn là phương tiện để chuyên chở, cung cấp và thu gom suất ăn phục vụ trên tàu bay.

5. Xe cấp nước sạch là phương tiện để chuyên chở và cung cấp nước sạch, phục vụ hành khách và người được phép làm việc trên tàu bay.

6. Xe vệ sinh là phương tiện để hút chất thải trong buồng vệ sinh tàu bay, cấp nước rửa buồng vệ sinh tàu bay.

7. Xe chở khách trong sân bay là phương tiện để chuyên chở hành khách trong sân bay.

8. Xe điều hoà không khí là phương tiện làm mát, làm ấm hoặc làm thông thoáng tàu bay.

9. Xe nâng hàng là phương tiện để xếp dỡ hành lý, hàng hoá được đóng trong mâm, thùng lên, xuống tàu bay.

10. Xe băng chuyền là phương tiện để xếp dỡ hàng hoá, hành lý, bưu phẩm, bưu kiện, thư ở dạng rời lên xuống tàu bay.

11. Xe trung chuyển là phương tiện để chuyển các mâm, thùng chuyên dùng từ thiết bị chuyên chở này sang thiết bị chuyên chở khác.

12. Xe đầu kéo là phương tiện để kéo các dolly chứa thùng/mâm hành lý, hàng hóa;

mooc kéo chứa hành lý, hàng hóa, bưu kiện và các phương tiện không tự hành trên khu bay.

13. Xe xúc nâng là phương tiện để xúc, nâng, hàng hóa, vận chuyển hàng hóa trong khu vực sân đỗ, các kho bãi, các nhà ga hàng hóa.

14. Xe cấp điện cho tàu bay là phương tiện để cấp điện một chiều và xoay chiều với điện áp, tần số phù hợp với yêu cầu cho tàu bay.

15. Xe cấp khí khởi động tàu bay là phương tiện để cấp khí phù hợp để kiểm tra và khởi động động cơ tàu bay và khí phục vụ hệ thống làm mát hoặc sưởi ấm tàu bay.

16. Xe thủy lực phục vụ công tác kỹ thuật tàu bay là phương tiện để tạo áp suất, lưu lượng thủy lực phù hợp cho hệ thống thủy lực của từng loại tàu bay nhằm phục vụ công tác kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa tàu bay.

17. Cần kéo tàu bay là phương tiện dùng để phục vụ kéo, đẩy tàu bay.

18. Xe kéo, đẩy tàu bay là phương tiện để kéo, đẩy tàu bay vào và ra khỏi vị trí đỗ của tàu bay và phục vụ công tác cứu nạn tàu bay.

19. Các loại cẩu và thiết bị nâng là phương tiện để phục vụ bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa tàu bay ở vị trí trên cao và các hoạt động khác.

20. Xe tra nạp nhiên liệu cho tàu bay là phương tiện để tra nạp nhiên liệu cho tàu bay 21. Xe chữa cháy là phương tiện để chữa cháy cho tàu bay và các thiết bị, công trình khác theo yêu cầu.

22. Xe dẫn tàu bay là phương tiện để dẫn tàu bay lăn vào vị trí đỗ hoặc lăn ra vị trí chờ cất cánh theo quy định trên sân đỗ.

23. Xe cắt cỏ là phương tiện để cắt và thu gom cỏ trong sân bay.

24. Xe tẩy vết cao su trên đường cất hạ cánh của tàu bay là phương tiện để tẩy vết cao su trên đường cất cánh, hạ cánh của tàu bay, bảo đảm yêu cầu kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

25. Xe vệ sinh sân đường là phương tiện để làm sạch hệ thống sân đường, bảo đảm an toàn cho hoạt động bay.

81 26. Xe phun sơn là phương tiện để sơn các tín hiệu trên đường cất cánh, hạ cánh, đường

lăn, sân đỗ tàu bay.

27. Xe cứu thương là phương tiện để cấp cứu người và phục vụ công tác khẩn nguy cứu nạn Hàng không.

28. Dolly là rơ mooc chuyên dùng trong ngành hàng không để vận chuyển các mâm/

thùng chứa hành lý, hàng hóa trên khu bay.

29. Thiết bị chiếu sáng di động là phương tiện để chiếu sáng trong các trường hợp khẩn cấp hoặc các yêu cầu đặc biệt trong khu vực sân đỗ tàu bay.

30. Xe nâng vật tư, hàng hóa rời phục vụ tàu bay là phương tiện chuyên dùng trong ngành hàng không để chuyên chở và nâng các vật tư, vật phẩm, dụng cụ phục vụ tàu bay.

31. Rơ mooc kéo là phương tiện để chứa hành lý, hàng hóa, bưu kiện rời trên khu bay.

32. Xe nạp nhiên liệu cho các phương tiện trong khu bay là phương tiện dùng để cấp nhiên liệu (xăng hoặc dầu Diesel) cho các phương tiện hoạt động trong khu bay 33. Các loại phương tiện, thiết bị khác hoạt động phục vụ trên khu bay.

Phụ lục B (quy định)

Các ký hiệu hình tƣợng của hệ thống điều khiển các phương tiện hoạt động trên khu bay

82 Phụ lục C

(quy định)

Mặt phân cách của xe kéo

Một phần của tài liệu TIÊU CHUẨN AN TOÀN KỸ THUẬT PHƢƠNG TIỆN HOẠT ĐỘNG TRÊN KHU BAY (Trang 77 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)