Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC BẢO TỒN TẠI KHU BẢO TỒN LOÀI VÀ SINH CẢNH LOÀI VƯỢN CAO VÍT HUYỆN TRÙNG KHÁNH, TỈNH CAO BẰNG LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 22 - 25)

Chương 2: Mục tiêu, đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu

2.6. Phương pháp nghiên cứu

Thu thập tài liệu có sẵn, hoặc số liệu thống kê ở địa phương về các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu bao gồm:

- Các báo cáo về văn hoá, xã hội, kinh tế của địa phương.

- Các tài liệu nghiên cứu về Vượn Cao Vít trước đây.

Sau khi thu thập các tài liệu, tiến hành phân tích đánh giá và chọn lọc những tài liệu cần thiết phục vụ công tác nghiên cứu.

2.6.2. Phương pháp phỏng vấn

Mục đích: Nhằm thu thập các thông tin về nhu cầu, sự hiểu biết và nhận thức về bảo tồn của người dân ở các lứa tuổi khác nhau làm cơ sở cho việc đánh giá và xây dựng các hoạt động giáo dục bảo tồn đạt hiệu quả cao.

Đối tượng phỏng vấn:

- Học sinh: Chia làm hai đối tượng chính là học sinh Tiểu học (từ lớp 3-

5) và học sinh THCS (từ lớp 6-9).

- Người dân địa phương:

+ Theo lứa tuổi: người già > 65 tuổi, trung niên từ 40- 65 tuổi, thanh niên từ 18- dưới 40 tuổi.

+ Theo giới: Nam giới và nữ giới.

+ Theo phân hóa xã hội: Người giàu, người trung bình, người nghèo (Theo tiêu chuẩn nghèo mới của Việt Nam năm 2010 (chỉ thị 1752 ngày 21 tháng 9 năm 2010)).

Nội dung phỏng vấn:

Câu hỏi phỏng vấn được thiết kế theo bộ phiếu câu hỏi phỏng vấn với nội dung về kiến thức (sự hiểu biết) và các câu hỏi về nhận thức (nhận thức về trách nhiệm bản thân, nhận thức về tầm quan trọng của bảo tồn…). (Xem phụ biểu 2.1 và 2.2).

Đối với học sinh, chúng tôi phát ra 59 phiếu cho các em học sinh của cả hai khối Tiểu học và THCS (Chiếm 15% tổng số học sinh trong khu vực).

Trong đó, khối tiểu học là 21 phiếu và khối THCS là 38 phiếu. Với cộng đồng địa phương, 341 phiếu được phát cho người dân ở các lứa tuổi khác nhau (Chiếm 10% số nhân khẩu trong toàn xã theo từng nhóm đối tượng): 114 phiếu theo lứa tuổi phỏng vấn, 119 phiếu theo tiêu chí giàu nghèo và 108 phiếu theo đối tượng giới tính. Để tiện so sánh về trình độ nhận thức của hai xã, các phiếu phỏng vấn được chia đều cho cả xã Ngọc Côn và Xã Ngọc Khê.

Sau khi thu các phiếu phỏng vấn, tiến hành nhập số liệu vào excell và phân tích đánh giá.

2.6.3. Phương pháp đánh giá có sự tham gia (PRA)

Chúng tôi sử dụng phương pháp PRA nhằm đánh giá nhận thức và thái độ, nhận thức của cộng đồng. Sử dụng phương pháp PRA để phỏng vấn các hộ gia đình, cán bộ thôn, cán bộ Ban quản lý dự án, tổ tuần rừng, học sinh…

được lựa chọn phỏng vấn về các vấn đề liên quan đến bảo tồn Vượn Cao Vít.

Họp bàn với người dân để tranh thủ ý kiến của người dân.

Bộ câu hỏi được chuẩn bị và thiết kế sẵn. Sử dụng phương pháp PRA để phỏng vấn các hộ gia đình, cán bộ xã, cán bộ Ban quản lý KBT được lựa chọn phỏng vấn các vấn đề như: các hoạt động sử dụng Tài nguyên thiên nhiên của người dân cũng như các vấn đề liên quan đến bảo tồn Vượn Cao Vít (Theo bảng hỏi phần phụ lục).

Các xóm được lựa chọn là các xóm nằm tiếp giáp với KBT Vượn Cao Vít và được đánh giá là tác động đến TNR trong KBT nhiều nhất. Số lượng điều tra như sau:

- Với người dân

+ Xã Ngọc Khê có 10 xóm chọn 6 xóm để điều tra (Giộc Sâu, Lũng Hoài, Đoỏng Ỏi, Pác Thay - Đoỏng Doạ, Giộc Sung)..

+ Xã Ngọc Côn có 9 xóm chọn 5 xóm để điều tra (Đông Si - Nà Dào, Phia Siểm, Pác Ngà - Bó Hay).

- Nội dung phỏng vấn đối với cán bộ xem phụ lục 2.1, đối với người dân xem phụ lục 2.2

2.6.4. Phương pháp phân tích SWOT

Mục đích: Nhằm phân tích những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức cho việc thực hiện các hoạt động GDBT tại Khu bảo tồn Loài Vượn Cao Vít.

Cách thực hiện: Thiết lập một bảng gồm bốn ô, tương ứng với bốn yếu tố của mô hình SWOT là Thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức.

Thuận lợi Khó khăn

Cơ hội Thách thức

Trong mỗi ô, nhìn nhận lại từ các phân tích ở các nội dung khác của đề

tài, từ tài liệu, tình hình thực tế tại khu vực nghiên cứu đưa ra các đánh giá dưới dạng gạch đầu dòng một cách rõ ràng, không bỏ sót trong quá trình thống kê.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC BẢO TỒN TẠI KHU BẢO TỒN LOÀI VÀ SINH CẢNH LOÀI VƯỢN CAO VÍT HUYỆN TRÙNG KHÁNH, TỈNH CAO BẰNG LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)