Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Nhận thức của cộng đồng về các giá trị của KBT
4.2.1. Đánh giá nhận thức bảo tồn của học sinh tại vùng đệm
Kết quả đánh giá nhận thức của học sinh (Từ lớp 3 – lớp 5) tại 2 trường tiểu học An Hỷ, xã Ngọc Khê và trường tiểu học Ngọc Côn, xã Ngọc Côn
thuộc khu vực vùng đệm KBT được trình bày ở bảng 4.2.
Bảng 4.2 Nhận thức bảo tồn của học sinh tại hai trường Tiểu học An Hỷ và Ngọc Côn
Trường Số lượng học sinh
(Người)
Số lượng Phỏng vấn
(Người)
Số học sinh nhận
thức tốt (Người)
Nhận thức tốt
(%)
Số học sinh kiến
thức tốt (Người)
Kiến thức tốt
(%) Tiểu học An
Hỷ - xã Ngọc Khê
78 12 7 59,8 3 25,6
Tiểu học Ngọc Côn – xã Ngọc
côn
62 9 6 64,5 4 43
Trung bình 70 10,5 6,5 62,15 3,5 34,3
Kết quả cho thấy, về nhận thức của các em học sinh tiểu học tương đối tốt (62,15% Số em được phỏng vấn). Tuy nhiên, khi đánh giá về kiến thức hiểu biết của các em còn thấp (34,3% học sinh phỏng vấn có kiến thức tốt).
Điều này được lý giải do các em học sinh tiểu học còn nhỏ tuổi, đang ảnh hưởng lớn theo tập quán của bố mẹ các em. Ngoài ra, do điều kiện khu vực miền núi còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn về vật chất, dụng cụ học tập, trang thiết bị dạy và học…cũng là nguyên nhân kìm hãm khả năng nhận thức và sự hiểu biết của các em về môi trường và sinh vật.
Khi so sánh về khả năng nhận thức và kiến thức về bảo tồn tài nguyên rừng của các em học sinh ở hai trường học cho thấy tương đối đồng đều. Tuy nhiên, các em học sinh trường tiểu học Ngọc Côn có khả năng nhận thức và kiến thức tốt hơn không đáng kể so với các em học sinh của trường An Hỷ (Hình 4.6)
0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 70.0
TH Ngọc Côn TH Ngọc Khê
Biểu đồ so sánh nhận thức của 2 trường TH An Hỷ xã Ngọc Khê và Ngọc Côn
% Nhận thức
% Hiểu biết
Hình 4.6: So sánh nhận thức học sinh hai trường Tiểu học
Về cơ bản, học sinh tiểu học ở cả hai trường đều có nhận thức về bảo tồn khá tốt. Tuy nhiên, về kiến thức lại khá hạn chế, có lẽ là do các em chưa được tham gia vào các hoạt động bảo tồn được tổ chức trước đó (trước 2008).
Các em chưa được tìm hiểu sâu về Khu bảo tồn và loài Vượn cao vít nhưng có thể do các em đã nghe qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc nhờ được giáo dục về ý thức tốt từ các chương trình giáo dục chính thống. Do vậy, nếu được cung cấp các thông tin tốt hơn, có thể các em sẽ có nhận thức tốt hơn nữa và qua đó các em sẽ là những đối tượng quan trọng để góp phần nâng cao hiệu quả của các hoạt động bảo tồn loài trong tương lai. Từ thực tế này, rất cần một chương trình GDBT trong trường học mà đối tượng ưu tiên sẽ là học sinh khối tiểu học. Theo đó, nội dung của chương trình giáo dục nâng cao nhận thức bảo tồn cần nhấn mạnh đến việc cung cấp các kiến thức một cách sinh động.
+ Đối với học sinh THCS:
Kết quả điều tra tại trường THCS Ngọc Khê xã Ngọc Khê và trường THCS Phong Nậm xã Phong Nậm cho kết quả theo bảng 4.3.
Tỉ lệ
%
Bảng 4.3: Nhận thức bảo tồn của học sinh trường Trường THCS Ngọc Khê và trường THCS Phong Nậm
Đối tượng Số lượng học sinh
(Người)
Số lượng PV (Người)
Số học sinh nhận
thức tốt (Người)
Nhận thức tốt
(%)
Số học sinh kiến
thức tốt (Người)
Kiến thức tốt
(%) Học sinh
từ lớp 6 đến lớp 8 Trường Ngọc
Khê
276 28 19 67,8 21 75
Học sinh từ lớp 6 đến lớp 8
Trường Phong Nậm
97 15 8 53,3 9 60
Trung bình 186,5 21,5 13,5 60,6 15 67,5
Bảng 4.3 cho thấy, khả năng nhận thức và kiến thức của các em học sinh khối THCS tương đối tốt (>60% số học sinh được phỏng vấn). Sự hiểu biết của các em lớn hơn rất nhiều so với các em học sinh khối Tiểu học (67,5% số học sinh THCS được phỏng vấn). Điều này là do đối tượng học sinh THCS đã được tiếp cận nhiều hơn các thông tin từ thực tế hàng ngày, được tiếp xúc với rừng nhiều hơn do các hoạt động phụ giúp gia đình. Mặt khác, nhiều em đã được tiếp cận với các chương trình GDBT trong trường học từ bậc tiểu học nên các em có hiểu biết nhiều hơn.
So sánh mức độ nhận thức và hiểu biết về bảo tồn của học sinh THCS giữa hai trường cho thấy tỷ lệ học sinh ở trường THCS Ngọc Khê cao hơn so với học sinh THCS ở trường Phong Nậm (Hình 4.7). Điều này được lý giải là do xã Ngọc Khê gần rừng và gần với Khu bảo tồn hơn so với xã Phong nậm.
Tuy nhiên ở lứa tuổi này có thể có nhiều sự nhạy cảm trong nhận thức của
mình. Việc có kiến thức nhưng nhận thức hạn chế còn có thể do chất lượng giáo dục và áp lực sinh sinh kế của người dân.
Do vậy, cần thực hiện một chương trình GDBT trong trường học cho các đối tượng học sinh thuộc cấp học này. Trong đó, việc thiết kế một chương trình cần thiết phải xem xét đến hiệu quả của việc nâng cao nhận thức cho các em. Cần thực hiện trong một chu kỳ dài hơn nhằm nâng cao được ý thức trách nhiệm theo kiểu ô mưa dầm thấm lõu ằ, cú như vậy thỡ chương trỡnh GDBT mới phát huy được hiệu quả.
0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 70.0 80.0 90.0
Trường THCS Phong Nậm Trường THCS Ngọc Khê
Biểu đồ so sánh nhận thức giữa 2 trường THCS
Tỷ lệ % Nhận thức Tỷ lệ % Hiểu biết
Hình 4.7: So sánh nhận thức học sinh hai trường Tiểu học Từ bảng 4.2 và bảng 4.3, chúng tôi có một số nhận xét:
1. Về nhận thức: Các em học sinh của cả hai khối Tiểu học và THCS có khả năng nhận thức được công tác bảo tồn tài nguyên rừng nói chung và loài Vượn Cao Vít trong khu vực sinh sống. Khả năng nhận thức này chưa thật sự lớn nhưng đây là những dấu hiệu đáng mừng vì bước đầu các em học sinh đang dần hình thành cho mình giá trị nguồn tài nguyên xung quanh.
2. Về kiến thức bảo tồn: Học sinh khối THCS có sự hiểu biết cao hơn
so với các em học sinh trường Tiểu học. Điều này do các em học sinh THCS được tiếp cận các thông tin nhiều hơn do đã được tham gia các hoạt động ngoại khóa và các em là người được tham gia các hoạt động thực tế liên quan đến rừng nhiều hơn từ áp lực cuộc sống mưu sinh của gia đình. Vì vậy, cần thực hiện một chương trình GDBT trong trường học cho cả đối tượng học sinh Tiểu học và Trung học cơ sở. Trong đó, cần chú ý đến việc thiết kế các hoạt động phù hợp để cung cấp đầy đủ kiến thức cho các em ở bậc tiểu học đồng thời nâng cao được nhận thức cho các em học sinh bậc THCS.