CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu
Phương pháp phẫu thuật: Phẫu thuật lấy đĩa đệm - Ghép xương - cố định cột sống cổ đường trước.
- Tuổi: chia nhóm tuổi, trung bình số tuổi của nhóm nghiên cứu - Giới tính: Tỷ lệ nam/nữ
- Nghề nghiệp: chia thành 2 nhóm.
+ Lao động nặng bao gồm: Công nhân, nông dân, lái xe …
+ Lao động nhẹ gồm: Nhân viên văn phòng, cán bộ viên chức, người về hưu, nội trợ...
- Chỉ số khối cơ thể (BMI): được tính dựa vào cân nặng, chiều cao của BN ở tất cả các BN đáp ứng đủ tiêu chuẩn lựa chọn.
- Hoàn cảnh xuất hiện: Tự nhiên và sau chấn thương.
- Số tầng đã được phẫu thuật 2.4.2. Đánh giá kết quả phẫu thuật
Đánh giá kết quả phẫu thuật tại thời điểm bệnh nhân ra viện và hẹn bệnh nhân đến khám lại tối thiểu sau 6 tháng với các tiêu chí:
* Cơ sở để đánh giá thời điểm ra viện:
Tai biến trong phẫu thuật: Thủng thực quản, tổn thương bó mạch cảnh, dò dịch não tủy.
+ Biến chứng sau phẫu thuật:
Loét tì đè: có thể loét vùng cùng cụt, vai, mông, chẩm...
Nhiễm trùng vết mổ: vết mổ chảy dịch, mủ, cấy dịch vết mổ có vi khuẩn
Nuốt khó, khàn tiếng
Biến chứng tụ máu sau phẫu thuật
Thời gian nằm viện: Thời gian từ khi bệnh nhân vào viện đến khi bệnh nhân ra viện.
Đánh giá về cận lâm sàng sau phẫu thuật.
* Cơ sở đánh giá tại thời điểm khám lại 6 tháng:
- Đánh giá mức độ tổn thương thần kinh: Tiêu chuẩn đánh giá chúng tôi dựa vào thang điểm đánh giá tổn thương tủy cổ của Hiệp hội chỉnh hình Nhật Bản (JOA) [54] (Có bảng phụ lục đi kèm) tại thời điểm nhập viện và khi khám lại. Chia làm 3 mức độ:
+ Hội chứng tủy nặng JOA ≤ 8 điểm.
+ Hội chứng tủy trung bình 8 < JOA < 13 điểm.
+ Hội chứng tủy nhẹ JOA > 12 điểm.
- Chỉ số giảm chức năng cuộc sống (NDI) đánh giá về triệu chứng đau cổ ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân theo 10 tiêu chí, do bệnh nhân tự đánh giá[77] ( có phụ lục kèm theo) tại thời điểm nhập viện và khi khám lại. Chia làm 5 mức độ:
+ Không ảnh hưởng (NDI ≤ 10%) + Nhẹ (10 < NDI ≤ 30%)
+ Trung bình (30< NDI ≤ 50%) + Nặng (50< NDI ≤70%)
+ Ảnh hưởng hoàn toàn (NDI ≥ 70%)
- Đánh giá điểm VAS đau cột sống cổ trước phẫu thuật, thời điểm ra viện và khi khám lại
- Bảng MacNab đánh giá bệnh nhân sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm tại thời điểm khám lại:
+ Rất tốt: Không đau, không hạn chế hoạt động và công việc.
+ Tốt: Không còn đau thường xuyên, còn ảnh hưởng đến khả năng làm việc bình thường hay các hoạt động giải trí.
+ Khá: Cải thiện một phần chức năng nhưng còn đau dữ dội từng cơn khiến bệnh nhân phải rút ngắn hoặc giảm bớt công việc cũng như các hoạt động giải trí khác.
+ Xấu: Không hoặc ít cải thiện tình trạng đau của bệnh nhân, thậm chí mức độ đau còn tăng lên đòi hỏi sự can thiệp của phẫu thuật.
- Hình ảnh X-quang học: Bệnh nhân được chụp X-quang cột sống cổ thẳng - nghiêng.
+ Mất vững cột sống cổ sau mổ.
+ Gãy nẹp, gãy vít sau mổ.
+ Hình ảnh mất đường cong sinh lý cột sống cổ.
+ Hình ảnh di lệch miếng ghép ra sau.
+ Hàn xương sau phẫu thuật:
Không thấy đường thấu quang giữa lồng và tấm tận
Có bè xương bắt cầu trong khoang đĩa đệm tầng hàn xương
X-quang cột sống cổ động cúi và ngửa ở tầng hàn xương: sự khác biệt của góc Cobb nhỏ hơn 20o hoặc khoảng cách giữa 2 đỉnh mấu gai nhỏ hơn 2mm.
+ Đo lại góc Cobb C2C7 và góc gù vùng trước, sau mổ và khi khám lại.
Hình 2.1. Đo lại góc Cobb sau phẫu thuật (Nguồn: Bệnh nhân Diệp Thị B Mã số: TK221125)
2.4.3. Đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đế kết quả điều trị - Tuổi: chia thành 2 nhóm tuổi ≥ 60 và < 60
- Giới tính: Nam và nữ - BMI: chia làm 2 nhóm
- Nghề nghiệp: Chia làm 2 nhóm lao động nặng và lao động nhẹ
- Mức độ chèn ép tủy, thần kinh chia làm 3 nhóm theo thang điểm JOA - Bệnh lý nội khoa: Tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi mạn tính…
- Số tầng đã được phẫu thuật.
2.4.4. Phương tiện nghiên cứu
- Bộ dụng cụ nẹp vít cột sống cổ lối trước của Metronic hoặc Stryker - Bộ dụng cụ phẫu thuật cột sống cổ
+ Bộ vít chất liệu titanium gồm:Vít đơn hướng tự taro, nẹp cổ trước, cage.
- Máy X-quang di động (C-arm) - Bệnh án nghiên cứu.
-
Hình 2.2. Bộ dụng cụ phẫu thuật cột sống cổ lối trước của Metronic ( Ảnh chụp tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên)
Hình 2.3. Nẹp vít cột sống cổ trước
(Ảnh chụp tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên)
Hình 2.4. Bàn mổ xuyên tia
( Ảnh chụp tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên)
Hình 2.5. Hệ thống máy Xquang di động (C-arm) (Ảnh chụp tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên)