1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
1.3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mới
1.3.2. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp
Trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ, với mục tiêu giải phóng đất nước, kháng chiến kiến quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định 3 tính chất cơ bản nhất của nền văn hóa dân tộc là: Dân tộc, khoa học, đại chúng. Điều này đã được thể hiện trong Đề cương văn hóa năm 1943 thông qua ba nguyên tắc của cuộc vận động văn hóa ở Việt Nam thời kỳ này là: Dân tộc hóa, đại chúng hóa, khoa học hóa.
Tính dân tộc hoá của văn hóa, chống mọi ảnh hưởng nô dịch và thuộc địa khiến cho vǎn hóa Việt Nam phát triển độc lập
Vì tính dân tộc văn hóa là biểu hiện của lòng yêu nước và tinh thần độc lập, tự cường của dân tộc trong lĩnh vực văn hóa, nên trước hết nó phải được thể hiện ở bản chất tuyên truyền cho lý tưởng tự chủ, độc lập, tự do và tinh thần vì nước quên mình.
Tính dân tộc của văn hóa đòi hỏi phải thể hiện bản lĩnh của con người Việt Nam, đó là truyền thống yêu nước, cần cù, dũng cảm, đoàn kết, yêu thương con người… tóm lại là tất cả những điều tốt đẹp trong tâm hồn và tính cách. Vẻ đẹp tuyệt vời nhất trong tinh thần và bản lĩnh Việt Nam đã được định hình qua hàng nghìn năm dựng và giữ đất nước.
Hồ Chí Minh muốn các nhà văn hóa, nghệ thuật phải đi sâu vào quần chúng nhân dân, đồng thời tìm kiếm, mô tả và chuyển tải chiều sâu của nhân cách và tâm hồn của quần chúng. Họ phải giáo dục tinh thần của nhân dân bằng cách học lịch sử và tìm hiểu truyền thống dân tộc.
Tính dân tộc của văn hóa còn được thể hiện ở hình thức và phương tiện diễn đạt. Mỗi dân tộc có nếp cảm, nếp nghĩ riêng, có hình thức diễn đạt riêng đi thẳng vào lòng người, lay động sâu xa tâm hồn họ. Người nhắc nhở: “Nhân dân ta có truyền thống kể chuyện ngắn gọn mà lại có duyên. Các chú phải “học cách kể chuyện của nhân dân”23. Đối với những người làm báo, báo chí không phải để cho một số ít người xem, mà để phục vụ nhân dân, để tuyên truyền, giải thích đường lối của Đảng và Chính phủ. Người dạy các nhà báo phải chú ý đến đối tượng bạn đọc. Cần viết sao cho phù hợp, phải xúc tích và phù hợp với trình độ của đại đa số dân chúng Việt Nam, cho người ta thích đọc, đọc rồi hiểu và dễ dàng vận dụng, làm theo. Vì vậy, những người làm báo phải biết lắng nghe quần chúng và phải học cách nói của nhân dân.
Trên cương vị là Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước, Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc hoạt động và phát triển các tờ báo cách mạng nhằm hướng đến phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân một cách tốt nhất. Người nhiều lần nhắc nhở những người làm báo:
“Mỗi khi viết một bài báo, thì tự đặt câu hỏi: Viết cho ai xem? Viết để làm gì? Viết thế nào cho phổ thông dễ hiểu, ngắn gọn dễ đọc?”24. Những câu hỏi Người đặt ra chính là đòi hỏi báo chí phải xác định rõ đối tượng tiếp nhận thông tin. Người chỉ rõ: “Đối tượng của tờ báo là đại đa số dân chúng”25. Vì vậy, cách viết bài báo phải đơn giản, dễ hiểu, ngôn ngữ phải trong sáng, hạn chế dùng từ nước ngoài... Việc xác định đúng đối tượng phục vụ của báo chí cũng có nghĩa là nhà báo phải biết chọn lựa những nội dung gì nên viết, cái gì không nên viết. Viết phục vụ nhân dân thì nhất định phải chọn cái gì có lợi cho dân và
23 Hồ Chí Minh (2011), Hồ Chí Minh: Toàn Tập, tập 13, Nxb. Chính trị quốc gia, tr. 456.
24 Hồ Chí Minh (2011), Hồ Chí Minh: Toàn Tập, tập 6, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 102.
25 Hồ Chí Minh (2011), Hồ Chí Minh: Toàn Tập, tập 15, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 666.
phục vụ cách mạng. Báo chí phải phục vụ nhân dân trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng làm cho đời sống tinh thần của nhân dân ngày càng phong phú.
Về mặt ngôn ngữ, Người căn dặn: “Tiếng nói là một thứ của cải rất quý báu của dân tộc, chúng ta phải hết sức giữ gìn lấy nó, chớ để bệnh nói chữ lấn át nó đi”26. Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp. Tiếng nói, là một tài sản quý báu của dân tộc, không chỉ những người làm công tác báo chí mà mỗi người đều phải có ý thức giữ gìn, phát huy những giá trị to lớn của tiếng Việt trong sự nghiệp cách mạng.
Quan điểm của Hồ Chí Minh về tính dân tộc của văn hóa. rất toàn diện và sâu sắc, từ nội dung đến hình thức diễn đạt. Bản thân Người là nhà văn hóa kiệt xuất, là biểu tượng cao đẹp của bản sắc, tính cách, tâm hồn dân tộc là tấm gương cho các nhà văn hóa - văn nghệ học tập và noi theo.
26 Hồ Chí Minh (2011), Hồ Chí Minh: Toàn Tập, tập 13, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 465
Tính đại chúng hóa của văn hoá, chống mọi chủ trương hành động làm cho vǎn hóa phản lại đông đảo quần chúng hoặc xa đông đảo quần chúng.
Đây là vấn đề thuộc về tính nhân dân, về đối tượng phục vụ của văn hóa - nghệ thuật.
Trước kia, trong xã hội cũ, văn hóa - nghệ thuật được coi là món ăn tinh thần sang trọng, chỉ dành riêng cho một thiểu số người ăn trên ngồi chốc. Đó là một trong những điều bất công của xã hội cũ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất phát từ quan niệm của chủ nghĩa duy vật lịch sử: Quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra mọi của cải vật chất và tinh thần, sáng tạo ra văn hóa, do đó họ phải được hưởng thụ các giá trị văn hóa. Người nói: “Quần chúng là những người sáng tạo, công nông là những người sáng tạo. Nhưng, quần chúng không chỉ sáng tạo ra những của cải vật chất cho xã hội. Quần chúng còn là người sáng tác nữa”27. Quần chúng nhân dân là những nhà sáng tạo, sáng tác lên các tác phẩm văn hoá. Toàn dân có quyền được hưởng thụ, chiêm nghiệm văn hoá, mọi tài sản văn hoá đều thuộc sở hữu toàn dân.
Vậy văn hóa phải phục vụ đại đa số nhân dân, phải hướng về đại chúng, phải phản ánh được tâm tư, nguyện vọng, ý chí của nhân dân. Người thường xuyên nhắc nhở người cầm bút: “Phải đặt câu hỏi: Viết cho ai? Viết cho đại đa số: Công - Nông - Binh. Viết để làm gì? Để giáo dục, giải thích, cổ động, phê bình. Để phục vụ quần chúng”28. Nghĩa là mục đích của viết báo, làm báo phải là viết cho quần chúng nhân dân, phục vụ quần chúng nhân dân.
Văn hóa là trình độ phát triển của con người, do con người làm ra, nó phải trở về phục vụ con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh đấu tranh giải phóng dân tộc để đem lại tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, trong đó có văn hóa. Đó là tính nhất quán trong sự nghiệp cách mạng của Người.
Tính đại chúng của văn hóa đòi hỏi các nhà hoạt động văn hóa phải tăng cường liên hệ với thực tế, đi sâu vào cuộc sống của nhân dân vừa để tìm hiểu và phản ánh những nỗi lo âu và suy nghĩ, khát vọng và tình yêu, cuộc đời và số phận của nhân dân; vừa để đem ánh sáng văn hóa đến mọi người mọi nhà, nhất là các vùng sâu, vùng xa.
27 Hồ Chí Minh (1971), Hồ Chí Minh: Về công tác văn hoá văn nghệ, Nxb. Sự thật, tr.64.
28 Hồ Chí Minh (2011), Hồ Chí Minh: Toàn Tập, tập 7, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 117.
Tính khoa học của văn hóa, chống lại tất cả những cái gì làm cho vǎn hóa trái khoa học, phản tiến bộ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh tầm quan trọng của truyền thống dân tộc, đồng thời chỉ rõ truyền thống có cả mặt tích cực và mặt tiêu cực. Một trong những nhược điểm của văn hóa truyền thống là thiếu vắng truyền thống khoa học. Tư duy nông nghiệp là tư duy kinh nghiệm không mở đường cho sự phát triển của khoa học tự nhiên, do đó tư duy lý luận, khái niệm khoa học và phương pháp khoa học chưa thật sự đi vào dòng chảy nhận thức của xã hội. Sự mê tín nảy nở trong những hoàn cảnh như vậy.
Để truyền bá các khái niệm trí tuệ của chủ nghĩa Mác, khoa học văn hóa cần phải có một cuộc chiến chống lại những gì phản khoa học và phản tiến bộ. Bảo vệ bản thân chống lại chủ nghĩa duy tâm thần bí, mê tín dị đoan. Người giao cho ngành giáo dục phải “dạy bảo các cháu thiếu niên về khoa học, kỹ thuật, làm cho các cháu ngay từ thuở nhỏ đã biết yêu khoa học, để mai sau các cháu trở thành những ngưòi có thói quen sinh hoạt và làm việc theo khoa học”29. Người quan tâm ngay đến thế hệ trẻ, coi đây là những chủ nhân tương lai của nước nhà, là lực lượng nắm bắt, tiếp thu khoa học kỹ thuật hiệu quả, sẽ làm nên cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trong tương lai. Do đó, nâng cao trình độ văn hoá, trình độ dân trí cho toàn dân là tiền đề cơ bản để tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật. Quần chúng không chỉ có khả năng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, mà còn có khả năng sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, thậm chí là phát minh, sáng chế; từ đó, là tiền đề phát triển đất nước giàu mạnh.
Một lần nữa được nhấn mạnh trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần II của Đảng năm 1951: “Phải triệt để tẩy trừ mọi di tích thuộc địa và ảnh hưởng nô dịch của văn hoá đế quốc. Đồng thời phát triển những truyền thống tốt đẹp của văn hoá dân tộc và hấp thụ những cái mới của văn hoá tiến bộ thế giới, để xây dựng một nền văn hoá Việt Nam có tính dân tộc, khoa học và đại chúng”30. Chủ trương trên thể hiện rõ ràng quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giá trị văn hóa dân tộc. Người cho rằng thấm nhuần chủ nghĩa Mác-Lênin bao nhiêu thì càng phải coi trọng truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc bấy nhiêu. Có thấm nhuần tư tưởng truyền thống tốt đẹp, tiếp thu văn hoá tiến bộ của thế giới, để xây dựng một nền văn hoá Việt Nam có vững mạnh.
29 Hồ Chí Minh (1995), Hồ Chí Minh: Toàn Tập, tập 11, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 80.
30 Hồ Chí Minh (2011), Hồ Chí Minh: Toàn Tập, tập 7, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 40.
Cuộc cách mạng trên lĩnh vực văn hóa, xây dựng nền văn hóa mới do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi xướng và dưới sự lãnh đạo cuả Đảng được tiến hành với hàng loạt chủ trương và biện pháp đã góp phần động viên tinh thần kháng chiến, kiến quốc.
Tính khoa học của nền văn hóa còn thể hiện ở sự phù hợp của nền văn hóa dân tộc với sự tiến hóa chung của nền văn hóa nhân loại, ở khả năng đóng góp của văn hóa cho sự phát triển xã hội.
Người thường nhấn mạnh việc tìm hiểu các nền văn hóa trên thế giới để tiếp thu những tri thức tiến bộ của thế giới để phát triển đất nước. Người yêu cầu tất cả cán bộ, đảng viên và nhân dân phải không ngừng học tập, nâng cao sự hiểu biết cho mình và cho những người khác. Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh sự cần thiết và tầm quan trọng của việc học tập lý luận, để mỗi người có phương pháp tư duy khoa học, làm việc hiệu quả.