2. Liên hệ đến việc phát huy vai trò của sinh viên trong xây dựng nền văn hóa mới tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở Việt Nam hiện nay
2.1. Thực trạng về việc phát huy vai trò của sinh viên trong xây dựng nền văn hóa mới tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở Việt Nam hiện nay
2.2.2. Giải pháp để khắc phục những khuyết điểm của sinh viên trong xây dựng nền văn hóa mới tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở Việt
Để chống lại những biểu hiện sai trái, lệch lạc trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật ở nước ta hiện nay, cần chú ý đến những giải pháp sau:
Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước đối với những người làm việc trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật.
Có một sự thật là không phải ai hoạt động trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật đều hiểu biết như nhau về các quy định của Đảng, chính sách của Nhà nước và pháp luật điều chỉnh các lĩnh vực đó. Do đó, việc sử dụng các thuật ngữ trái với nguyên tắc, pháp luật của Đảng và Nhà nước rất dễ xảy ra. Vì vậy, việc tuyên truyền cho cả nghệ sĩ, tác giả cũng
như những người giám sát hoạt động sản xuất và xuất bản văn học phải được các cơ quan quản lý truyền thông, báo chí, hiệp hội văn học, tổ chức nghệ thuật các cấp đẩy mạnh. Nội dung và hình thức tuyên truyền cần phong phú, đa dạng, phù hợp với đối tượng văn nghệ sĩ.
Bên cạnh đó, Giáo dục Văn hoá dân tộc cho học sinh trong các Trường phổ thông dân tộc nội trú được thực hiện thông qua việc tích hợp trong các môn học Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân và tích hợp trong các chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa. Các phương pháp được sử dụng phổ biến là: tổ chức các hoạt động trải nghiệm, tham quan, khảo sát tìm hiểu thực tế tại các bản làng; khai thác kinh nghiệm thực tế, truyền thống văn hóa vốn có của sinh viên; tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên như sưu tầm ca dao, dân ca các dân tộc thiểu số, tìm hiểu về các loại nhạc cụ dân tộc, học cách sử dụng một số loại nhạc cụ dân tộc, tìm hiểu văn hóa ẩm thực của các dân tộc, tổ chức tết dân tộc, lễ hội, tổ chức các câu lạc bộ (câu lạc bộ múa, câu lạc bộ ca dao dân ca, câu lạc bộ cồng chiêng...), hội thi bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, hội diễn văn nghệ, thi trình diễn trang phục dân tộc, trưng bày bản sắc văn hóa của các dân tộc, tổ chức giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trong trường học, thực hành các nghề thủ công truyền thống, liên hoan văn nghệ và trò chơi dân gian, mời nghệ nhân trên địa bàn đến truyền dạy văn hóa cho học sinh…
Thứ hai, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu quả quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật
Để bảo đảm cho sự nỗ lực sáng tạo văn học được đi theo hướng thích hợp, cần có sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.
Để khắc phục những rào cản trong lĩnh vực văn hóa nói chung, trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội những năm 2021 - 2030, Đảng ta đã nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới toàn diện nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Quản lý của Nhà nước về văn hóa”36. Đây là một cách quan trọng để loại bỏ những biểu hiện văn học và nghệ thuật không chính xác và lừa bịp đã gây ra cho dân tộc chúng ta trong quá khứ.
36 Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.146.
Đẩy mạnh vai trò lãnh đạo, quản lý hoạt động của đảng viên của cấp ủy, chi bộ trong các hoạt động văn nghệ. Việc quản lý các hoạt động sáng tác, biểu diễn và xuất bản phải được tăng cường bởi các tổ chức như Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, hiệp hội, ngành. Các tổ chức này phải tránh tình trạng buông lỏng quản lý để các thành viên quá tự do và phải có những quy định, chế tài cụ thể để gắn kết văn nghệ sĩ với trách nhiệm xã hội. Để kiểm tra và theo dõi hành động của các nghệ sĩ trên mạng xã hội, điều quan trọng là phải tuân thủ Bộ quy tắc ứng xử cho nghệ sĩ trên không gian mạng.
Thứ ba, đầu tư các phương tiện kỹ thuật hiện đại đã rà quét, phát hiện và xử lý những thông tin xấu độc trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật trên mạng xã hội
Việc không quản lý, điều tiết đã dẫn đến tình trạng tràn lan thông tin độc hại liên quan đến văn học, nghệ thuật trên mạng xã hội trong thời gian qua. Các cơ quan chức năng, tổ chức quản lý văn học, nghệ thuật phải sử dụng các giải pháp kỹ thuật, công nghệ cao để quét, phát hiện, loại bỏ và xử lý thông tin có nội dung độc hại nhằm làm trong sạch môi trường văn hóa mạng do hậu quả của các hoạt động chống tham nhũng tinh vi trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật thực hiện trên mạng xã hội trong thời gian qua. Điều này không chỉ giúp quản lý chặt chẽ các hoạt động sáng tác và nghệ thuật trực tuyến mà còn giúp ngăn chặn các thế lực thù địch trên mạng phá hoại lẫn nhau.
Thứ tư, phát huy vai trò, trách nhiệm của các văn nghệ sĩ trong việc đấu tranh chống lại những biểu hiện sai trái, lệch lạc trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật.
Những người của công chúng, những nhà văn, những nghệ sĩ thường có một lượng khán giả khá lớn. Họ nắm giữ ảnh hưởng xã hội đáng kể. Vì vậy, những biểu hiện lệch lạc, không đứng đắn của họ có thể gây ảnh hưởng xấu đến xã hội, có thể là cảm hứng cho một lượng lớn người theo dõi hoặc đôi khi khiến họ mất uy tín. Vì vậy, những người hoạt động trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật cần nhận thức đầy đủ trách nhiệm, vị trí của mình, đồng thời nêu gương mẫu mực cho người khác noi theo trong cuộc chiến chống lại những lời nói sai sự thật. sai lệch; giữ quan điểm cá nhân đúng đắn; không để các nhóm cơ hội lợi dụng, gây ảnh hưởng, mua chuộc. Ngoài ra, các tác giả, nghệ sĩ phải tích cực phổ biến, giáo dục cho người đọc, khán giả những kiến thức chính xác, tích cực về bản chất; họ phải
tránh lạm dụng danh tiếng của mình để thuyết phục độc giả và khán giả tham gia vào các hành vi bất chính, vi phạm pháp luật.
Tóm lại, để văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, cần nhận diện và đấu tranh chống lại những biểu hiện sai trái, lệch lạc trên lĩnh vực văn hóa nói chung và văn học, nghệ thuật nói riêng. Đó là cách làm cho văn học, nghệ thuật ngày càng ăn sâu, bám rễ vào đời sống tinh thần của nhân dân và trở thành sức mạnh nội sinh, sức mạnh mềm trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Mỗi sinh viên, mỗi bạn trẻ đều mang trên mình trách nhiệm không ngừng trau dồi, nỗ lực phấn đấu vì lợi ích chung của cộng đồng lẫn sự phát triển của cá nhân.