2. Liên hệ đến việc phát huy vai trò của sinh viên trong xây dựng nền văn hóa mới tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở Việt Nam hiện nay
2.1. Thực trạng về việc phát huy vai trò của sinh viên trong xây dựng nền văn hóa mới tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở Việt Nam hiện nay
2.1.1. Ưu điểm về việc phát huy vai trò của sinh viên trong xây dựng nền văn hóa mới tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở Việt Nam hiện nay
2.1.1. Ưu điểm về việc phát huy vai trò của sinh viên trong xây dựng nền văn hóa mới tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở Việt Nam hiện nay
Lĩnh vực văn hóa đã có nhiều tiến bộ đáng kể trong suốt 36 năm đổi mới đất nước (1986–2022) dưới sự lãnh đạo của Đảng. Văn hóa và con người Việt Nam luôn mang đến cho dân tộc ta sức mạnh nội sinh để vượt qua muôn vàn chông gai, đẩy lùi các thế lực đe
dọa, giữ vững chủ quyền, xây dựng một nền văn minh thịnh vượng, giàu mạnh; và toàn vẹn lãnh thổ. Trong công cuộc xây dựng đất nước nói chung, nền văn hoá dân tộc nói riêng, thế hệ sinh viên luôn tỏ ra tích cực tham gia xây dựng, là những người hăng hái thực hiện, giữ gìn trong xây dựng nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc.
Toàn cầu hóa là một xu thế tất yếu khách quan, có tác động sâu rộng đến tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, Việt Nam có những cơ hội đi tắt, đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước trên thế giới. Tuy nhiên, những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, đặc biệt là sự thay đổi về lối sống của con người cũng đứng trước những nguy cơ, thách thức không nhỏ. Chính vì vậy, xây dựng lối sống văn hóa cho các tầng lớp nhân dân nói chung và sinh viên nói riêng là nhiệm vụ chiến lược, lâu dài, có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết.
Quá trình hội nhập quốc tế đã có những tác động nhất định, ảnh hưởng đến tư tưởng và lối sống của sinh viên theo hướng hiện đại và có lợi hơn. Sinh viên nước ta biết thêm về thói quen, tập quán, văn hóa và con người của nhiều quốc gia; họ có cơ hội đi khắp thế giới và tiếp thu, làm chủ những thành tựu khoa học công nghệ và thông tin mới hiện nay.
Thanh niên, sinh viên là lực lượng xã hội có ý nghĩa quan trọng trong bất kỳ thời điểm lịch sử nào, là một trong những nhân tố quyết định tương lai và vận mệnh đất nước.
Sinh viên là một tầng lớp xã hội khác biệt đang phát triển về nhân cách, đạo đức và lối sống. Đồng thời, họ tràn đầy sức sống, có khát vọng, ước mơ, năng động, sáng tạo, được đào tạo bài bản về các chuyên ngành, ham học hỏi, tiếp thu nhanh các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại, nắm giữ tri thức hiện đại, là nền tảng cho sự phát triển lâu dài của đất nước. Họ là lực lượng kế tục, phát huy nguồn trí tuệ nước nhà, là nguồn lực chủ yếu trong thời đại kinh tế tri thức, khoa học công nghệ, đóng vai trò then chốt trong xây dựng giữ gìn và nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc.
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, các phong trào thi đua yêu nước ngày càng phát triển và đi vào đời sống xã hội hàng ngày. Sinh viên hiểu được ý nghĩa của các giá trị văn hóa, đặc biệt là các giá trị di sản văn hóa truyền thống. Kết quả là đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc bảo vệ và phát huy di sản văn hóa của quốc gia. Nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được bảo tồn, phát huy giá trị công tác xã hội hóa, thu
hút đông đảo tập thể, cá nhân tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. di sản văn hóa, góp phần tích cực vào việc bảo tồn bản sắc văn hóa, phát huy các giá trị truyền thống đặc sắc trong kho tàng di sản văn hóa dân tộc, từng bước xóa bỏ lạc hậu.
Thông qua các hoạt động thực tiễn phong phú, niềm tin của thanh niên, sinh viên vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường xã hội chủ nghĩa và sự phát triển đi lên của đất nước được củng cố. Thái độ, tinh thần trách nhiệm của sinh viên thanh niên, được nâng lên, quan tâm và có trách nhiệm hơn đến những vấn đề của đất nước, của Đảng, của Đoàn, của Hội. Văn hóa “kính thầy yêu bạn” được nâng cao, hiện tượng sinh viên thanh niên đánh nhau đã giảm thiểu. Ý thức tự lập, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong thanh niên ngày càng mạnh mẽ, hiện tượng bảo sao làm vậy, hoặc tự biến mình thành người thừa hành bị động ngày càng ít đi. Tính thực tế trong tư duy trong học tập cũng như các hoạt động xã hội của thanh niên ngày càng phát triển. Ngày nay, thanh niên sinh viên suy nghĩ nhiều hơn tới vấn đề làm sao học tập, làm việc cho có hiệu quả.
Có thể thấy, trong môi trường học đường, sinh viên dễ dàng tiếp cận nhiều cách thức để đưa ra quan điểm của mình cũng như những kiến nghị về việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thông qua các cuộc thi, các phong trào được tổ chức bởi Đoàn Thanh Niên ở địa phương, Hội Sinh Viên Việt Nam. Rất nhiều các hoạt động, cuộc thi, phong trào tuyên truyền về việc phát huy vai trò của sinh viên trong xây dựng nền văn hóa mới tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở Việt Nam đã và đang lan rộng trong cộng đồng sinh viên.
Gần đây nhất là Ngày hội Văn hoá năm 2022 với chủ đề “Tuổi trẻ với Văn hoá truyền thống” do Nhà Văn hóa Sinh viên thành phố thực hiện (23/04/2022) với mục đích tạo nhiều hoạt động phong phú, sôi nổi về văn hoá Việt Nam dành cho học sinh, sinh viên qua đó giúp sinh viên cũng như thanh thiếu niên tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống để góp phần giữ gìn văn hoá Việt Nam tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc. Ngày hội Văn hoá diễn ra với nhiều hoạt động khác nhau: Gian hàng ẩm thực dân gian Việt Nam với những món bánh truyền thống hay các gian hàng trải nghiệm các trò chơi dân gian. Các hoạt động giúp mọi người nhớ lại những kỉ niệm thời thơ ấu đồng thời còn góp phần giữ gìn văn hoá Việt Nam. Ngày hội Văn hoá còn có các Câu lạc bộ đội, nhóm và Khoa âm nhạc dân tộc Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh đến Nhà Văn hoá Sinh viên
biểu diễn các tiết mục Quan họ Bắc Ninh, Đờn ca tài tử, Cải lương, … Đặc biệt hơn, trong khuôn khổ Ngày hội, Nhà Văn hóa Sinh viên còn tổ chức cuộc thi “Hành trình lịch sử trực tuyến” với chủ đề “Z- Tiếp bước sử Việt” trên nền tảng Tik Tok. Cuộc thi nhằm giúp các bạn sinh viên thể hiện năng khiếu và kiến thức của bản thân. Không những vậy, chương trình tổ chức hoạt động “Bạn trẻ và Sách” để thỏa niềm đam mê văn hoá đọc của các bạn sinh viên.
Với vai trò là một sinh viên, chúng tôi cảm thấy những hoạt động, phong trào này nên được thường xuyên diễn ra vì nó không chỉ là sân chơi giúp sinh viên có thể tiếp cận, học hỏi thêm về các loại hình nghệ thuật dân tộc Việt Nam; hoài niệm về tuổi thơ qua những trò chơi đã rất lâu rồi không được thấy; nếm lại những món ăn “thôn quê” nhưng mang đậm nét đặc trưng của vùng miền, của con người Việt Nam, mà còn là “thị trường”
để sinh viên tự hào quảng bá những làng nghề truyền thống, danh lam thắng cảnh, những nét nổi bật của quê hương mình với các địa phương, dân tộc khác.