Kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu Dạy học giải quyết vấn đề trong chủ đề số thập phân và các phép tính với số thập phân lớp 5 (Trang 26 - 34)

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.5. Thực trạng dạy học giải quyết vấn đề trong môn Toán lớp 5 hiện nay ở trường tiểu học

1.5.5. Kết quả khảo sát

Trong phương pháp dạy học giải quyết vấn đề, GV là người tạo ra tình huống có vấn đề, còn HS tự giác, chủ động và sáng tạo để phát hiện và giải quyết vấn đề đó. Vì vậy, việc khảo sát các nội dung liên quan dạy học giải quyết vấn đề để đánh giá thực trạng của việc giảng dạy hiện nay của các giáo viên bậc tiểu học là rất cần thiết. Điều đó nhằm không chỉ là cơ sở đánh giá thực trạng mà còn là cơ sở định hướng, điều chỉnh hoạt động giảng dạy phù hợp định hướng của Bộ giáo dục và Đào tạo. Vì vậy luận văn đã đi khảo sát một số vấn đề dưới đây:

a) Khảo sát sự cần thiết về và mức độ cần thiết trong việc tổ chức dạy học giải quyết vấn đề khi dạy học Chủ đề Số thập phân và các phép tính với số thập phân cho học sinh lớp 5

Chủ đề số thập phân là một nội dung quan trọng, đây làm một nội dung vừa có tính tính toán và rèn luyện kỹ năng cho học sinh là vừa có tính thực tiễn.

Việc này có thể tạo ra những tình huống hình thành nên vấn đề để tạo gợi nên những điều cần tìm tòi và giải đáp cho học sinh.

Chính vì vậy, một nội dung khảo sát quan trọng đầu tiên trong việc khảo sát này là đặt câu hỏi với các thầy cô về sự cần thiết trong việc tổ chức dạy học giải quyết vấn đề khi dạy các em HS với Chủ đề Số thập phân và các phép tính với số thập phân cho học sinh lớp 5 hay không? Kết quả khảo sát đã nhận được như sau:

Với sự tham gia khảo sát của 62 thầy cô ở bậc Tiểu học, thì tỉ lệ thầy cô cho rằng tổ chức dạy học giải quyết vấn đề khi dạy các em HS với Chủ đề Số thập phân và các phép tính với số thập phân cho học sinh lớp 5 là cần thiết và rất cần thiết chiếm gần như tuyệt đối (98,4%). Cụ thể, tỉ lệ cho rằng rất cần thiết là 62,9% và tỉ lệ cho rằng cần thiết chiếm 35,5%. Điều này thể hiện là các thầy cô đã và đang rất coi trọng việc dạy học giải quyết vấn đề với chủ đề này. Chỉ có 1,6%, tương ứng với 1 giáo viên, là cho rằng ít cần thiết. Số lượng này chiếm tỉ lệ rất nhỏ.

Để tiếp nối khảo sát về sự cần thiết, khảo sát tiếp theo được nhấn mạnh về tầm quan trọng của chủ đề này. Đó là khảo sát về tầm quan trọng của dạy học dạy giải quyết vấn đề trong chủ đề Số thập phân và các phép tính với số thập phân. Kết quả khảo sát được chỉ ra dưới đây:

Trong kết quả khảo sát ở trên, với các đánh giá về tầm quan trọng trong việc dạy học giải quyết vấn đề thì các thầy cô cũng có những đánh giá nhất định. Cụ thể là có 32/62 giáo viên thấy rất quan trọng (tương ứng là 51,6%), 27/62 giáo viên cho rằng ở tầm quan trọng (tương ứng là 43,5%), còn số còn lại có 3 thầy cô cho rằng việc này ít quan trọng. Với kết quả khảo sát này, mặc dù không còn sự đồng nhất với kết quả khảo sát về sự cần thiết trong dạy học giải quyết vấn đề nhưng nhìn chung, các thầy cô vẫn coi trọng về tầm quan trọng trong việc dạy học giải quyết vấn đề.

b) Khảo sát về nhận định của giáo viên về chương trình Giáo dục phổ thông môn Toán có coi trọng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học môn Toán.

Trong khảo sát này, tác giả chỉ đưa ra một câu khảo sát liên quan đến chương trình mới. Câu hỏi được đặt ra là: Theo thầy/cô chương trình Giáo dục phổ thông môn Toán có coi trọng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học môn Toán không? Kết quả nhận được như sau:

Nhìn chung, các thầy cô đều cho rằng trong dạy học môn Toán của Tiểu học, chương trình Giáo dục phổ thông môn Toán có coi trọng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. Tỉ lệ giáo viên cho rằng chương trình Giáo dục phổ thông môn Toán rất coi trọng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho

học sinh là 54,8%, tỷ lệ cho rằng coi trọng là 43,5%, còn số ít (1,6%) thì cho rằng bình thường.

c) Khảo sát về cảm nhận của giáo viên và sự thực hiện của giáo viên trong việc tổ chức, triển khai, tạo điều kiện và cơ hội cho học sinh phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học.

Nhằm đánh giá nhận thức của giáo viên về dạy học giải quyết vấn đề có tạo được cơ hội cho học sinh phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học.

Khảo sát đã cho thấy nhận thức của giáo viên về vấn đề này như sau:

Theo kết quả khảo sát, chỉ có 1 giáo viên (tương ứng tỉ lệ 1,6%) cho rằng dạy học giải quyết vấn đề it tạo được cơ hội cho học sinh phát triển năng lực trong giải quyết vấn đề toán học. Số còn lại đều thức rằng dạy học giải quyết vấn đề đều tạo cơ hội và rất tạo cơ hội cho học sinh phát triển năng lực trong giải quyết vấn đề toán học. Thậm chí, 1/3 tỉ lệ giáo viên tham gia khảo sát cho rằng đều đó rất tạo cơ hội cho học sinh.

Trên cơ sở khảo sát trên, tác giả tiếp tục khảo sát vấn đề là giáo viên trong quá trình dạy học có thường xuyên tạo cơ hội cho các em học sinh tự phát hiện vấn đề cần giải quyết trong học tập này hay không? Kết quả khảo sát 62 giáo viên cho thấy như sau:

Theo khảo sát, số giáo viên rất thường xuyên tạo cơ hội cho các em học sinh tự phát hiện vấn đề cần giải quyết trong học tập là 26 giáo viên (tương ứng tỉ lệ 41,9%). Số giáo viên thường xuyên tạo cơ hội cho các em học sinh tự phát hiện vấn đề là 27 (43,5%) và còn lại 9 giáo viên thỉnh thoảng tạo cơ hội cho các em. Điều này cho thấy các giáo viên đã rất chú trọng trong công tác giải dạy phát triển vấn đề cho các em học sinh từ những năm cuối cấp tiểu học.

Trong dạy học giải quyết vấn đề, việc sáng tạo các tình huống mở đầu có vấn đề để tạo hứng thú học tập cho học sinh là rất quan trọng. Điều đó khơi gợi cho các em khả năng quan sát, nhận thức các sự vật, hiện tượng xung quanh đời sống các em để từ đó tạo cho các em khả năng ghi nhớ, học tập và phát triển năng lực bản thân mình. Do đó, tác giả đã đưa ra một khảo sát về việc thầy cô có thường xuyên thiết kế các tình huống mở đầu có vấn đề để tạo hứng thú học tập cho học sinh hay không. Kết quả khảo sát cho thấy rằng hầu hết các thầy cô đã ý thức và thực hiện công tác này rất tốt. Các kết quả dưới đây đã chỉ ra điều đó:

Theo kết quả này, có đến 91,9% giáo viên thường xuyên và rất thường xuyên thiết kế các tình huống mở đầu có vấn đề để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Số còn lại (8,1%) thỉnh thoảng thực hiện vấn đề này.

Với nội dung phát hiện, khám phá kiến thức mới trong dạy học chủ đề Số thập phân và các phép tính với số thập phân, là nội dung của luận văn này, tác giả đã thực hiện các khảo sát liên quan đến vấn đề này và kết quả như sau:

Với câu hỏi khảo sát trên, tỉ lệ giáo viên thường xuyên và rất thường xuyên tổ chức các hoạt động để học sinh phát hiện, khám phá kiến thức mới trong dạy học chủ đề Số thập phân và các phép tính đạt đến 88,7%. Trong đó, tỉ lệ giáo viên rất thường xuyên là 43,5%, thường xuyên là 45,2%. Số thầy cô chỉ thỉnh

thoảng tổ chức các hoạt động để học sinh phát hiện, khám phá kiến thức mới trong dạy học chủ đề Số thập phân và các phép tính chỉ chiếm 11,3%.

Cùng với nội dung dạy học giải quyết vấn đề, việc tổ chức cho các em học sinh trao đổi, thảo luận nhóm để tìm ra các cách thức, giải pháp nhằm giải quyết vấn đề cũng rất quan trọng. Chính vì vậy, thầy cô cần phải tổ chức cho các em trao đổi, thảo luận nhóm khi tìm kiếm giải pháp giải quyết vấn đề. Trên cơ sở đó, tác giả cũng đưa ra một khảo sát về vấn đề này, kết quả dưới đây đã đánh giá phần nào trong quá trình thực hiện của giáo viên.

Với kết quả trên, số giáo viên thường xuyên tổ chức cho các em trao đổi, thảo luận nhóm khi tìm kiếm giải pháp giải quyết vấn đề là 41/62 (chiếm tỉ lệ 66,1%). Số giáo viên thỉnh thoảng tổ chức hoạt động này là 20/62 (chiếm 32,3%). Cá biệt có 01 giáo viên (chiếm tỉ lệ 1,6%) hiếm khi thực hiện hoạt động này. Kết quả này cho thấy tỉ lệ giáo viên thực hiện công tác tổ chức cho các em học sinh trao đổi, thảo luận nhóm khi tìm kiếm giải pháp giải quyết vấn đề còn chưa cao. Điều đó cần phải xem xét đến những vấn đề nào gây trở ngại hoặc ảnh hưởng đế tỉ lệ đó. Chính vì vậy, chúng tôi đã thiết kế những khảo sát liên quan đến các vấn đề khó khăn trong việc thực hiện dạy học giải quyết vấn đề.

d) Khảo sát các khó khăn khi dạy học giải quyết vấn đề trong môn Toán

Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề là phương pháp giảng dạy của khoa học sư phạm hiện đại dễ áp dụng và mang đến hiệu quả cao. Tuy nhiên, mỗi một phương pháp giảng dạy đều có những ưu nhược điểm nhất định. Chính vì lý do đó, chúng tôi đi khảo sát các thầy cô trong quá trình giảng dạy môn Toán có thường xuyên gặp khó khăn khi dạy học giải quyết giải quyết vấn đề.

Kết quả là 45,2% thầy cô có câu trả lời là Thỉnh thoảng gặp khó khăn. Còn có đến 54,8% giáo viên thấy rằng gặp khó khăn thường xuyên. Điều này thể hiện trong kết quả khảo sát dưới đây:

Với phương pháp dạy học giải quyết vấn đề, các nghiên cứu đã chỉ ra việc áp dụng cách giảng dạy này sẽ kích thích nhu cầu nhận thức đến từ bên trong, giúp học sinh có được tư duy học tập độc lập, tư duy phản biện và sự sáng tạo.

Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi thầy cô phải đầu tư nhiều thời gian và công sức, phải có năng lực sư phạm tốt, hiểu trình độ của người học và nắm chắc nội dung của bài giảng để tạo nên nhiều tình huống gợi vấn đề. Từ đó người dạy có thể hướng dẫn người học tìm tòi để phát hiện và giải quyết tốt vấn đề. Nhằm tìm ra khó khăn nào gặp phải trong phương pháp này nhất của các giáo viên, tác giả đã đưa ra khảo sát sau đây:

Kết quả chỉ ra rằng các thầy cô gặp khó khăn nhất trong việc thiết kế tình huống có vấn đề, với 40,3%. Khó khăn trong tổ chức hoạt động tìm kiếm giải pháp và Khó khăn trong tổ chức hoạt động thực hành trải nghiệm môn Toán đứng lần lượt thứ 2 và thứ 3 với tỉ lệ tương ứng là 27,4% và 22,6%. Việc tổ chức hoạt động khám phá kiến thức là các thầy cô cho rằng dể hơn cả, chỉ có 9,7% thầy cô thấy việc này khó khăn. Đây chính là cơ sở để các nhà nghiên cứu sư phạm có thể đưa ra những giải pháp để đào tạo, tập huấn cho các giáo biên bậc Tiểu học năng cao kiến thức và kỹ năng sư phạm.

Một phần của tài liệu Dạy học giải quyết vấn đề trong chủ đề số thập phân và các phép tính với số thập phân lớp 5 (Trang 26 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)