Những nội dung về môi trường được lựa chọn, sử dụng trong dạy học ở trường phổ thông

Một phần của tài liệu Giáo dục môi trường trong dạy học địa lí 10 cho học sinh ở tỉnh hải dương (Trang 20 - 25)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG

1.1. Cơ sở lí luận của luận văn

1.1.2. Những nội dung về môi trường được lựa chọn, sử dụng trong dạy học ở trường phổ thông

“Trong sách GDMT qua môn Địa lí của tác giả Nguyễn Phi Hạnh - Nguyễn Thị Thu Hằng đã đưa ra các nội dung trong GDMT: Khái niệm về nguồn tài nguyên và phân loại các nguồn tài nguyên; Hệ sinh thái; Nhận thức về nội dung BVMT, và mối quan hệ giữa MT và sự phát triển kinh tế - xã hội; Cơ sở khoa học của việc BVMT; Hiện trạng khai thác, sử dụng và việc bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và MT; Nhiệm vụ bảo vệ tài nguyên và MT” [13].

Giáo trình GDMT của tác giả Lê Văn Trưởng có đề cập đến: “Khái niệm về hệ sinh thái và MT; Các thành phần cấu tạo MT và các tài nguyên; Khai thác và sử dụng

hợp lý các nguồn tài nguyên MT; Các nguồn năng lượng với vấn đề MT; Ô nhiễm MT, chất thải; Các vấn đề MT toàn cầu (sự nóng lên toàn cầu, suy giảm tầng ozon, mưa axit...); Sự suy giảm đa dạng sinh học; Dân số MT và sự PTBV; Các biện pháp BVMT;

Luật BVMT, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về BVMT; Ý thức và trách nhiệm BVMT” [36].

Trong Giáo trình GDMT của Nguyễn Hữu Chiếm có đề cập đến các nội dung sau:

MT; Tài nguyên; PTBV; Mối quan hệ giữa MT và PTBV; GDMT vì sự PTBV; Những vấn đề MT toàn cầu; Những vấn đề MT Việt Nam [6].

Trong giáo trình MT và con người, Nguyễn Xuân Cự có bàn đến những nội dung cơ bản như: Một số khái niệm cơ bản: MT, Khái niệm tài nguyên thiên nhiên; Yếu tố sinh thái và quy luật sinh thái; Dân số và MT; Nhà ở và MT; Đô thị hoá, công nghiệp hoá và tác động đến MT; Nhu cầu văn hoá, thể thao, du lịch và tác động tới MT; Ô nhiễm không khí; PTBV; BVMTvà PTBV ở Việt Nam.

Hiện nay, do sự biến đổi của MT nên hình thành rất nhiều các vấn đề mới cần phải được đưa vào GDMT cho HS như: ô nhiễm không khí đô thị, tiêu dùng bền vững, ô nhiễm rác thải... Chính vì vậy, GV cần phải xác định và cập nhật các nội dung GDMT để nâng cao hiệu quả của môn học, đặc biệt là phát triển toàn diện cho HS về cả mặt nhận thức và hành vi trong việc BVMT hướng tới PTBV trong tương lai.

* Ô nhiễm MT không khí đô thị và nông thôn

Giáo dục về ô nhiễm MT không khí đô thị và nông thôn là một hoạt động GD được tổ chức có mục đích, kế hoạch và lộ trình cụ thể nhằm giúp cho HS có nhận thức đầy đủ về tác hại của ô nhiễm không khí, nguyên nhân của ô nhiễm không khí đô thị, đồng thời nâng cao trách nhiệm và hành động của HS trong việc giảm thiểu ô nhiễm không khí.

Một số nội dung GV cần đưa vào giảng dạy cho HS: Thực trạng ô nhiễm môi trường ở các đô thị, vùng nông thôn; Đô thị hóa là tác nhân gây nên ô nhiễm không khí;

Các tác nhân khác gây ô nhiễm không khí; Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến phát triển kinh tế- xã hội cũng như sức khỏe con người; Cách bảo vệ sức khỏe dưới không khí bị chứa nhiều chất độc hại; Các hành động giảm thải ô nhiễm không khí.

* Ô nhiễm môi trường nước

Theo tác giả Nguyễn Phi Hạnh và Nguyễn Thị Thu Hằng cho rằng: “Ô nhiễm

hay không. Khi vượt quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể sinh vật thì chất đó sẽ trở thành độc hại, gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi giải trí, đối với động vật nuôi và các loài hoang dại”[141]. Khi nguồn nước tại các ao, hồ, sông, suối, kênh, rạch, mạch nước ngầm, biển… chứa các chất độc hại với hàm lượng cao, gây hại cho sức khỏe của con người và động thực vật.

Một số nội dung GV cần đưa vào giảng dạy cho HS: Thực trạng ô nhiễm MT nước; Đô thị hóa và phát triển kinh tế là tác nhân gây nên ô nhiễm nước; Các tác nhân khác gây ô nhiễm MT nước; Ô nhiễm nguồn nước và các động tiêu cực đến sức khỏe con người và kinh tế - xã hội; Các hành động giảm thải ô nhiễm nguồn nước.

* Giáo dục về rác thải

Giáo dục rác thải cho HS là một hoạt động được tổ chức có mục đích, kế hoạch, lộ trình cụ thể nhằm giúp HS nhận thức đầy đủ về tác hại của rác thải, thực trạng ô nhiễm rác thải hiện nay và các biện pháp tái chế, xử lý rác thải. Trên cơ sở đó, HS xác định được các hành động BVMT như phân loại rác thải, tái chế rác thải..., để đạt được mục đích giảm ô nhiễm do rác thải, đặc biệt là rác thải vô cơ (rác thải nhựa).

Một số nội dung có thể giảng dạy cho HS THPT: Các khái niệm cơ bản về rác thải, rác thải nhựa; Phân loại rác thải; Tái chế rác thải nhựa; Thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa; Nguyên nhân ô nhiễm rác thải nhựa; Cách phân loại rác thải tại nguồn; Các biện pháp giảm ô nhiễm rác thải nhựa hàng ngày.

* Tiêu dùng bền vững

Cùng với các chủ đề về quyền công dân và sức khỏe, giáo dục tiêu dùng bền vững là một nội dung quan trọng xuyên suốt trong chương trình học. Theo cách nhìn nhận truyền thống, giáo dục tiêu dùng là học về thói quen mua sắm thận trọng, quản lí chi tiêu gia đình, và các cách thức để tránh rơi vào bẫy quảng cáo và tín dụng.

Một số nội dung có thể giảng dạy cho HS THPT: Khái niệm tiêu dùng bền vững;

Khái niệm dấu chân sinh thái; Các nhãn sinh thái trong tiêu dùng về BVMT; Mua sắm thông minh; Quảng cáo ảnh hưởng đến tiêu dùng; Chỉ số tiết kiệm thực; Mục tiêu chủ yếu của tiêu dùng bền vững; Các yếu tố thúc đẩy tiêu dùng bền vững; Lợi ích của tiêu dùng bền vững đối với sự phát triển; Kế hoạch hành động quốc gia về tiêu dùng bền vững ở Việt Nam.

* Đạo đức môi trường

Đạo đức MT là thuật ngữ mang tính chuyên môn và còn khá mới mẻ đối với người dân Việt Nam. Đạo đức MT là toàn bộ các hành vi, ứng xử, sự tôn trọng... mà con người đối xử với nhau và với thiên nhiên.

* Môi trường địa phương

Đặc trưng của GDMT là mang tính địa phương vì GDMT phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm MT nơi hoạt động giáo dục đang diễn ra vì MT địa phương chính là mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện học tập của lĩnh vực giáo dục này.

Trên thực tế, mỗi quốc gia hay mỗi địa phương lại có những đặc thù khác nhau về đặc điểm khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng... Bên cạnh đó việc xây dựng nội dung GDMT cho HS bắt đầu từ những vấn đề đơn giản đến phức tạp, từ gần đến xa, từ cụ thể đến khái quát. Điều này vừa phù hợp với trình độ nhận thức của HS, lại vừa có ý nghĩa thực tiễn. Do đó, xây dựng nội dung GDMT cần dựa trên đặc thù của từng địa phương. Chẳng hạn như vấn đề ô nhiễm MT nước, không khí, tình trạng rác thải rắn xảy ra trên phạm vi cả nước nhưng tại mỗi địa phương thì nguyên nhân gây ô nhiễm khác nhau tùy theo đặc điểm địa hình cũng như hoạt động sản xuất đặc trưng của mỗi vùng miền.

Do đó, “khi GDMT cho đối tượng HS ở địa phương nào thì cần phải cung cấp cho họ những hiểu biết cụ thể về thực trạng MT của địa phương đó. Từ đó có thể dần hình thành những hành vi BVMT thiết thực cho HS, nâng cao chất lượng GDMT. Bởi vì GDMT không chỉ có mục đích đơn thuần hình thành nhận thức MT mà còn cần giáo dục hành vi, đạo đức MT cho thế hệ trẻ. Muốn tạo cho HS tình yêu thương nhân loại trước hết nó phải biết yêu thương những người trong gia đình, tiếp theo là những người gần gũi và sau đó là những người khác trong cộng đồng xã hội”. Để một HS có những hành vi tốt trong việc bảo vệ MT thì trước hết các em phải có ý thức, thái độ và những hành vi tốt đối với việc bảo vệ, giữ gìn MT ở lớp học, trong nhà trường, gia đình và rộng hơn là làng xóm, phố phường, quê hương rồi sau đó đến phạm vi đất nước mình và rộng hơn nữa là phạm vi địa cầu.

* GDMT trong một số môn học cụ thể:

Bảng 1.1. Nội dung GDMT được tích hợp qua các môn học

TT Môn học Nội dung GDMT

1 Ngữ văn - Viết bài luận khuyên người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm (xả rác, hút thuốc…) - Đưa cuộc sống vào bài học, mang bài học vào cuộc sống(những vấn đề về MT, tài nguyên, dân số… được lồng ghép, tích hợp trong các nội dung học tập).

2 Lịch sử - Giáo dục tình yêu thiên nhiên và BVMT tài nguyên thiên nhiên của đất nước Việt Nam.

- Có ý thức trân trọng, giữ gìn và bảo vệ di tích lịch sử, giữ gìn cảnh quan MT sạch sẽ.

- BVMTlà góp phần củng cố, xây dựng đất nước.

3 Địa lý - Giáo dục cho HS về hiện trạng, nguyên nhân, hậu quả của sự suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên từ đó đưa ra biện pháp khai thác và sử dụng hợp lí, tránh khai thác, sử dụng bừa bãi, lãng phí làm cạn kiệt nguồn tài nguyên.

- Vai trò của MT tự nhiên đối với cuộc sống người dân. Biết yêu quý và BVMT tự nhiên.

- Tác động của dân số, hoạt động sản xuất của con người đến MT. Biết được nguyên nhân, biện pháp bảo vệ, phục hồi và làm giàu thêm MT tự nhiên, hạn chế tác động phá hoại sự cân bằng sinh thái MT;

chống những hành động làm ô nhiễm MT.

4 Giáo dục công dân 11 Các vấn đề pháp luật cơ bản Chính sách tài nguyên và BVMT và trách nhiệm của công dân đối với Chính sách tài nguyên và BVMT.

5 Sinh học - Giáo dục ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học, có ý thức giữ gìn vệ sinh MT, vệ sinh cá nhân để phòng

TT Môn học Nội dung GDMT

chống sự lây lan của các vi khuẩn có hại cho sức khỏe con người.

- Giáo dục HS ý thức bảo vệ các loài động, thực vật có ích, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng phát triển.

- Tồn dư phân đạm trong nông sản gây ô nhiễm nông sản, bón thừa phân gây ô nhiễm đất, nước.

- Không nên lạm dụng phân bón hóa học gây ô nhiễm nguồn đất, nước. Biện pháp khắc phục.

6 Hóa học - Sử dụng hợp lí các loại tài nguyên, hạn chế các khí thải độc hại ra MT.

- Tích cực trồng cây xanh để BVMT.

- Ảnh hưởng của rác thải nhựa đối với MT và biện pháp khắc phục.

7 Nghề làm vườn - Giáo dục các em có lối sống lành mạnh, biết yêu quý thiên nhiên và thân thiện với MT.

- BVMT sống trong lành thông qua việc hạn chế sử dụng phân, thuốc trừ sâu hóa học, tăng cường sử dụng sản phẩm vi sinh.

- BVMT thông qua xử lí rác thải nông nghiệp.

8 Công nghệ - Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến MT.

- Vấn đề ô nhiễm MT nước do thuốc bảo vệ thực vật, rác thải sinh hoạt và sản xuất.

- Ô nhiễm khí quyển và ảnh hưởng của nó. Biện pháp khắc phục.

Một phần của tài liệu Giáo dục môi trường trong dạy học địa lí 10 cho học sinh ở tỉnh hải dương (Trang 20 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)