Bài học có nội dung tích hợp toàn phần

Một phần của tài liệu Giáo dục môi trường trong dạy học địa lí 10 cho học sinh ở tỉnh hải dương (Trang 80 - 87)

Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.4. Nội dung thực nghiệm

3.4.1. Bài học có nội dung tích hợp toàn phần

TIẾT 69- BÀI 29: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Trình bày được khái niệm, đặc điểm của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

- Hiểu rõ được vai trò của môi trường, tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển của xã hội loài người.

2. Năng lực

- Năng lực chung: giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: nhận thức khoa học địa lí; khai thác thông tin qua tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ học tập, có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường.

- Nhận thức đúng vai trò của MT đối với sự phát triển của xã hội.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị: Máy tính, ti vi.

2. Học liệu: hình ảnh về một số loại tài nguyên thiên nhiên và hoạt động con người trong quá trình BVMT, video.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a. Mục tiêu: HS trình bày được hiểu biết của bản thân về MT qua các hình ảnh GV cung cấp.

b. Nội dung: HS quan sát trên máy chiếu video về con người tàn phá MT, tiến hành hoạt động cá nhân viết nên cảm nghĩ của mình về vấn đề đó.

video: con người tàn phá MT như thế nào (Youtube) c. Sản phẩm: Bài viết của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho HS xem video và giao nhiệm vụ Think - Pair - Share

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

* Think: “HS làm việc cá nhân và viết cảm nghĩ của mình sau khi xem các hình ảnh đó không quá 50 từ. Thời gian là 2 phút - ghi ra giấy cá nhân.

* Pair: Sau đó HS có 1 phút để chia sẻ cặp đôi với nhau.

* Share: HS được mời chia sẻ. GV gọi ngẫu nhiên và mỗi bạn sẽ nêu 1 cảm nhận mà không trùng lặp với ý của những bạn nói trước (2 phút).

- Bước 3: Kết luận, nhận định:

Sau khi HS trình bày, GV nhận xét, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về môi trường

a. Mục tiêu: Phân biệt được khái niệm, đặc điểm của MT. Phân tích được vai trò

b. Nội dung: HS suy nghĩ, trao đổi cùng nhóm để trả lời các câu hỏi sau:

- Môi trường là gì?

- Các thành phần của môi trường? Phân biệt các thành phần của MT?

- Đặc điểm của MT?

- Chứng minh vai trò quan trọng của MT đối với sự phát triển của xã hội loài người?

c. Sản phẩm: HS hoàn thành nội dung kiến thức.

I. Môi trường 1. Khái niệm

- MT bao gồm yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên (theo luật BVMT Việt Nam, 2020).

- Theo UNESCO (năm 1981) MT của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, trong đó con người sống và lao động, khai thác tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thỏa mãn những nhu cầu của mình.

- MT sống của con người bao gồm:

+ MT tự nhiên + MT xã hội.

+ MT nhân tạo

 MT là tất cả những gì xung quanh chúng ta, tạo điều kiện để chúng ta sống, hoạt động và phát triển.

2. Đặc điểm

- Có quan hệ mật thiết và tác động qua lại với con người.

- MT có thể tác động và ảnh hưởng đến con người.

3. Vai trò

- Tạo ra không gian sống cho con người và sinh vật.

- MT chứa đựng và cung cấp các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra.

- Lưu giữ và cung cấp thông tin, nhờ đó con người có thể hiểu biết được quá khứ và dự đoán được tương lai cho chính mình.

d. Tổ chức thực hiện

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ + Nhóm 1 + 3: Tìm hiểu nội dung 1, 2.

+ Nhóm 2 + 4: Tìm hiểu nội dung 3, 4.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Các nhóm thực hiện phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

+ Từng thành viên bằng kiến thức hiểu biết kết hợp với tìm hiểu SGK, trao đổi cùng nhóm, nhóm trưởng tổng hợp ý kiến.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ GV cho bốc thăm nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

+ GV nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của các nhóm, chốt kiến thức, biểu dương những bạn thảo luận tích cực, nhắc nhở những bạn chưa thật sự cố gắng.

+ GV lấy thêm một số ví dụ minh họa để làm sáng tỏ vai trò của MT, đặt thêm câu hỏi cho các nhóm.

Nêu tình trạng môi trường nơi em đang cư trú, sinh sống?

Là HS chúng ta phải làm gì để BVMT?

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về tài nguyên thiên nhiên a. Mục tiêu:

- Học sinh nêu được khái niệm, đặc điểm của tài nguyên thiên nhiên.

- Hiểu và phân tích được vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển của xã hội loài người.

b. Nội dung: HS quan sát màn hình ti vi kết hợp với hình 29.3 trong SGK, thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Bảng kiến thức của học sinh II. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

1. Khái niệm: Tài nguyên thiên nhiên là toàn bộ những giá trị vật chất của thiên nhiên, cần thiết cho sự tồn tại và hoạt động kinh tế của xã hội loài người.

2. Đặc điểm

- Phần lớn các nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị kinh tế được hình thành qua quá trình phát triển lâu dài của tự nhiên và lịch sử.

- Tài nguyên thiên nhiên trên Trái Đất rất phong phú, đa dạng nhưng có giới hạn nhất định. Nhiều loại tài nguyên đang bị cạn kiệt, nhất là tài nguyên khoáng sản, trong khi nhu cầu cho sự phát triển kinh tế không ngừng tăng lên.

- Dựa vào tính chất và việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, TNTN chia làm 2 loại:

+ TNTN vô hạn.

+ TNTN hữu hạn: gồm TNTN tái tạo được và TNTN không thể tái tạo được.

3. Vai trò

- Là nguồn lực cơ bản để phát triển kinh tế-xã hội, là cơ sở để phát triển nông nghiệp, công nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế…

- Là à tiền đề quan trọng cho tích lũy, tăng trưởng và phát triển kinh tế-xã hội.

d. Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: GV chia lớp làm 8 nhóm, mỗi nhóm gồm 5 bạn và hướng dẫn thực hiện thảo luận.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Mỗi nhóm học sinh ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa

+ Các em hoạt hoạt động cá nhân để trả lời các câu hỏi sau đó viết vào ô ý kiến cá nhân của mình(thời gian thực hiện 2 phút).

+ Sau khi hết thời gian hoạt động, các cá nhân chia sẻ ý kiến của mình lên nhóm, thảo luận và thống nhất nội dung cốt lõi.

Hình 3.1. Hình vẽ minh họa kĩ thuật khăn trải bàn

+ Viết ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn.

Các câu hỏi định hướng

- TNTN là gì? Đặc điểm của TNTN?

- Sự khác biệt giữa các loại tài nguyên thiên nhiên?

- Việc khai thác các nguồn TNTN - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ GV cho HS bốc thăm báo cáo kết quả. Các nhóm còn lại treo kết quả lên bảng, bổ sung kiến thức nếu có.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét quá trình làm việc, chốt kiến thức, tuyên dương các nhóm thảo luận tốt.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a) Mục tiêu:

- Cụ thể hóa kiến thức và mở rộng những kiến thức khó trong bài.

- Phát triển kĩ năng quan sát và biện chứng của HS.

b) Nội dung: HS động não và vận dụng kiến thức đã học để tham gia trò chơi Trò chơi: Tôi ở đâu.

c) Sản phẩm: HS tham gia nhiệt tình trò chơi và đứng đúng vị trí quy định các loại tài nguyên.

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chọn 3 em HS bất kì trong lớp có dán kèm các mảnh giấy: Tài nguyên vô tận, tài nguyên phục hồi và tài nguyên không phục hồi, sau đó đứng ở 3 vị trí cách xa nhau. Các bạn còn lại xếp thành vòng khép kín quay mặt theo chiều kim đồng hồ và liên tục chuyển nhanh mảnh giấy. GV cử 1 bạn làm thư kí. GV chuẩn bị sẵn các mảnh giấy có ghi các loại tài nguyên và phát cho một số em.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ GV phát hiệu lệnh, mỗi HS ngay lập tức nhìn ngay vào mảnh giấy cầm trong tay của mình và chạy đến 1 trong 3 vị trí ở trong lớp.

- Bước 3: Kết thúc hiệu lệnh của GV, thư kí sẽ tổng kết những bạn đứng đúng vị trí và không đúng vị trí. Bạn nào đứng đúng vị trí sẽ nhận được 1 phần thưởng của GV - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tuyên dương tinh thần nhiệt tham gia trò chơi của HS, nhấn mạnh lại những nội dung liên quan đến kiến thức về TNTN.

a) Mục tiêu: Vận dụng tri thức địa lí giải quyết vấn đề thực tiễn.

b) Nội dung: HS sử dụng SGK, Internet và vận dụng kiến thức đã học về nhà hoàn thành các câu hỏi.

Câu 1: Kể tên các loại TNTN ở địa phương em?

Câu 2: Hiện trạng khai thác và sử dụng?

Câu 3: Ý kiến của em về việc sử dụng rác thải nhựa?

Câu 4: Đề xuất một số biện pháp bảo vệ tài nguyên và MT ở địa phương?

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

Gợi ý:

- HS tìm hiểu thông tin về tài nguyên thiên nhiên ở địa phương mình sống.

- Ví dụ: TN đất, nước, sinh vật, khoáng sản… Hiện nay một số loại tài nguyên đang bị khai thác bừa bãi, quá mức… gây tình trạng cạn kiệt, ô nhiễm MT…

- Thói quen tiêu dùng của người dân về sử dụng rác thải nhựa, mặc dù tiện lợi nhưng gây ô nhiễm MT rất lớn. Cần có những biện pháp hạn chế và thay thế bằng các sản phẩm thân thiện với MT (hạn chế sử dụng túi ni lông, mang làn đi chợ, sử dụng túi giấy…

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV nêu câu hỏi.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS về nhà bằng kiến thức đã học và hiểu biết của mình hoàn thành các câu trả lời vào vở.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV yêu cầu HS về nhà thực hiện làm bài tích cực, nghiêm túc. Gv sẽ kiểm tra vào đầu tiết học hôm sau.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: Ở tiết học sau, GV đánh giá bài làm của HS, chuẩn kiến thức cơ bản đồng thời tuyên dương những HS tích cực, sáng tạo trong câu trả lời.

4. Củng cố, dặn dò:

GV củng cố bài học bằng sơ đồ tư duy.

5. Hướng dẫn về nhà:

- Học bài cũ, hoàn thành câu hỏi SGK và bài tập cô giao.

- Chuẩn bị bài mới: Bài 30. PTBV và tăng trưởng xanh.

Một phần của tài liệu Giáo dục môi trường trong dạy học địa lí 10 cho học sinh ở tỉnh hải dương (Trang 80 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)