Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Giáo dục môi trường trong dạy học địa lí 10 cho học sinh ở tỉnh hải dương (Trang 87 - 92)

Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.5. Kết quả thực nghiệm

3.5.1. Đối với học sinh

Để khẳng định được hiệu quả về mặt kiến thức của HS lớp 10 đối với vấn đề GDMT ở tỉnh Hải Dương, tác giả đã soạn ra bộ câu hỏi khảo sát dưới dạng trắc nghiệm gồm 10 câu (phụ lục 5). Các câu hỏi kiểm tra đều có nội dung và đáp án giống nhau, tổng điểm của bộ câu hỏi là 10 điểm. Bộ câu hỏi này dùng cho cả lớp thực nghiệm và đối chứng.

Dựa theo công thức:   

n

i

Xi

X n

1

1

Việc tính phần trăm số HS đạt điểm Xi trở xuống như sau:

 %  100% N

P Nxi

Trong đó:

Nxi là số HS đạt điểm i.

N là tổng số HS của lớp đó.

Bảng 3.2. Kết quả thực nghiệm (giá trị tuyệt đối)

Trường Lớp HS Điểm số Điểm

TB

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

THPT Thanh Miện

TN 44 0 0 0 0 4 4 11 13 9 3 7,6

ĐC 42 0 0 0 3 8 11 14 5 1 0 6,3

THPT Lê Quý Đôn

TN 47 0 0 0 0 4 11 10 12 8 2 7,3

ĐC 45 0 0 0 8 7 12 8 8 2 0 6,3

THPT Thanh Miện III

TN 42 0 0 0 0 3 4 11 14 7 3 7,6

ĐC 40 0 0 2 2 3 10 9 7 7 0 7,2

THPT Gia Lộc

II

TN 44 0 0 0 1 4 9 13 12 3 2 7,1

ĐC 45 0 0 0 4 5 11 9 10 6 0 6,8

Khi xử lí kết quả thực nghiệm ra số liệu phần trăm, chúng ta thấy rõ sự chệnh lệch về kết quả thực nghiệm giữa nhóm lớp đối chứng và nhóm lớp thực nghiệm ngay trong một trường cũng như sự khác biệt về kết quả học tập giữa các trường khác nhau trên địa bàn tỉnh. Kết quả được thể hiện cụ thể như sau:

Bảng 3.3. Kết quả thực nghiệm (giá trị tương đối, đơn vị %) Trường Lớp Số

HS

Điểm số

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

THPT Thanh Miện

TN 44 0 0 0 0 9,1 9,1 22,7 31,8 20,5 6,8 ĐC 42 0 0 0 7,1 19,0 26,1 33,3 11,9 2,6 0 THPT Lê

Quý Đôn

TN 47 0 0 0 0 8,5 23,4 21,3 25,5 17,0 4,3 ĐC 45 0 0 0 17,7 15,6 26,7 17,7 17,7 4,6 0 THPT

Thanh Miện III

TN 42 0 0 0 0 7,1 9,5 26,2 33,3 16,6 7,3 ĐC 40 0 0 4,7 4,7 7,5 25,0 22,5 17,5 17,5 0 THPT

Gia Lộc II

TN 44 0 0 0 2,3 9,1 20,5 29,5 27,3 6,8 4,5 ĐC 45 0 0 0 8,8 11,1 24,4 20,0 22,2 13,3 0

Hình 3.2. Biểu đồ điểm trung bình giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

7.6 7.3 7.6

7.1

6.3 6.3

7.2

6.8

0 1 2 3 4 5 6 7 8

THPT THANH MIỆN THPT LÊ QUÝ ĐÔN THPT THANH MIỆN III THPT GIA LỘC II TN ĐC

Qua bảng số liệu “thống kê và biểu đồ điểm trung bình học tập môn Địa lí 10 của lớp thực nghiệm và đối chứng, tác giả nhận thấy có sự khác biệt.

- Nhìn chung điểm số của lớp thực nghiệm luôn cao hơn lớp đối chứng.

- Các lớp thực nghiệm có tỉ lệ HS đạt điểm giỏi(8,9,10) cao hơn nhiều so với các lớp đối chứng.

- Số HS có điểm trung bình ở lớp thực nghiệm luôn thấp hơn lớp đối chứng, không có tỉ lệ HS ở mức điểm yếu.

- Điểm trung bình kiểm tra của nhóm lớp thực nghiệm luôn cao hơn nhóm lớp đối chứng, 7,5 điểm so với 6,6 điểm tương ứng.

Từ kết quả trên một lần nữa khẳng định việc tích hợp GDMT trong các bài giảng Địa lí 10 thông qua những phương pháp, kĩ thuật dạy học hiện đại đã mang lại kết quả khả quan. Điều quan trọng nhất là việc lồng ghép GDMT không gây ảnh hưởng đến nội dung bài học mà thông qua đó đã tạo ra bầu không khí vui vẻ, phấn khởi, hăng say học tập và tìm hiểu kiến thức. Bên cạnh đó, qua quá trình thực nghiệm giúp các em nhận thức rõ hơn về vai trò quan trọng của GDMT trong môn Địa lí. Kết quả của việc GDMT không chỉ thể hiện qua điểm số và mà còn thể hiện rõ qua thái độ và cách cư xử của mỗi em với MT xung quanh. Các em đã nâng cao nhận thức của bản thân về cách ứng xử với rác thải và ý thức BVMT, có trách nhiệm hơn đối với các vấn đề MT.

3.5.2. Đối với giáo viên

Thông qua kết quả điều tra có thể rút ra một số nhận xét như sau:

Tỉ lệ các thầy cô thường xuyên tích hợp nội dung GDMT trong các bài học Địa lí 10 chưa nhiều, chỉ khoảng 40%. Tuy nhiên hầu hết các thầy cô đã thấy rõ sự quan trọng của việc lồng ghép, ticchs hợp nội dung GDMT trong quá trình dạy học, 90% các thầy cô đã nhận định GDMT là cần thiết và vô cùng quan trọng.

Qua những bài học có tích hợp nội dung GDMT, hầu hết thầy cô điều nhận thấy HS có thái độ tiếp thu tích cực và hứng thú với các nội dung thầy cô lồng ghép vào bài học. Chính các vấn đề rất gần gũi đã thu hút sự tham gia tích cực của HS. Các em không những hoàn thành tốt những nội dung thầy cô yêu cầu mà còn biết đưa ra ý kiến của bản thân mình đối với những vấn đề MT ở địa phương. Thông qua ý kiến của các em cũng như những cuộc tranh luận, ý kiến thuận chiều hay trái chiều về một vấn đề

động ứng xử thích hợp khi phải đối diện với các vấn đề MT liên quan. Việc hào hứng học tập và trao đổi, tranh luận về một vấn đề sẽ giúp các em yêu thích bộ môn Địa lí hơn, từ đó nâng cao chất lượng học tập bộ môn”.

Các thầy cô cũng cho biết với việc tích hợp nội dung GDMT đến HS ít nhiều đã ảnh hưởng đến từng hành động, cử chỉ cụ thể của mỗi em nhằm góp phần BVMT như:

các em không còn vứt rác bừa bãi, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước, chỉ bật điện, bật quạt khi thật cần thiết, hạn chế sử dụng túi ni lông... Từ đó bản thân các em thêm yêu môi trường hơn, chủ động BVMT.

Đồng thời, thông qua các bài dạy thực nghiệm, các thầy cô cũng chỉ ra rằng, việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực với các kĩ thuật hiện đại đã đem lại hiệu quả rõ rệt trong quá trình giảng dạy, các em hào hứng hơn trong các giờ học, tích cực tiếp nhận kiến thức hay hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khi được GV phân công. Từ đó nâng cao chất lượng giáo dục.

Tiểu kết chương 3

Trong chương này, tác giả đã tiến hành thực nghiệm tại 4 trường THPT trong tỉnh Hải Dương. “Qua dự giờ dạy thực nghiệm, giáo viên dạy trực tiếp đã phỏng vấn HS lớp thực nghiệm, phần lớn HS hứng thú với sự tích hợp nội dung GDMT trong môn Địa lí 10. Các em không bị áp lực phải học thuộc kiến thức trong sách, thông qua giờ học việc HS tự tìm tòi, lĩnh hội những giá trị đạo đức, phát hiện và xử lý những mâu thuẫn, vấn đề xã hội phát sinh là vô cùng cần thiết. gần gũi với cuộc sống hàng ngày của mỗi em. Điều này giúp các em mạnh dạn, tự tin và năng động hơn chủ động lĩnh hội kiến thức môn học và ứng dụng kiến thức đó vào cuộc sống một cách linh hoạt và hiệu quả.

Qua ý kiến của phần lớn HS lớp TN cho biết các phương pháp dạy học áp dụng trong quá trình dạy TN đã giúp các em thay đổi nhận thức, tình cảm, thái độ cũng như trong việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp, ứng xử phù hợp với MT”. Việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực khiến HS hào hứng tiếp thu kiến thức và có kỹ năng tốt hơn trong việc giải quyết các vấn đề MT. Điều này cho thấy đề tài có tính khả thi cao và có thể áp dụng rộng rãi trong dạy học Địa lí 10 ở trường THPT.

Một phần của tài liệu Giáo dục môi trường trong dạy học địa lí 10 cho học sinh ở tỉnh hải dương (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)