Chuẩn bị đấu thầu

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác đấu thầu xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện tam nông tỉnh phú thọ (Trang 23 - 27)

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VÀ KINH NGHIỆM VỀ ĐẤU THẦU XÂY DỰNG

2.5. Quy trình đấu thầu trong xây dựng cơ bản

2.5.1. Chuẩn bị đấu thầu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đây là giai đoạn đầu tiên trong quy trình đấu thầu xây dựng. Nội dung chủ yếu bao gồm các công việc: Lập kế hoạch đấu thầu; Sơ tuyển nhà thầu;

Lập hồ sơ mời thầu và Thông báo mời thầu

Kế hoạch đấu thầu của dự án. Kế hoạch đấu thầu của dự án do bên mời thầu lập và phải được người có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp chưa đủ điều kiện lập kế hoạch đấu thầu cho từng phần của dự án theo giai đoạn thực hiện nhưng phải được người có thẩm quyền cho phép. Nội dung kế hoạch đấu thầu của dự án bao gồm:

- Phân chia dự án thành các gói thầu (tên gói thầu).

- Giá gói thầu.

- Nguồn vốn.

- Hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức đấu thầu.

- Thời gian lựa chọn nhà thầu.

- Hình thức hợp đồng.

- Thời gian thực hiện hợp đồng.

Điều kiện thực hiện đấu thầu.

Việc tổ chức đấu thầu chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau:

Văn bản quyết định đầu tư hoặc giấy phép đầu tư của người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền.

Kế hoạch đấu thầu đã được người có thẩm quyền phê duyệt.

Hồ sơ mời thầu đã được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Trong trường hợp đấu thầu tuyển chọn tư vấn thực hiện công việc chuẩn bị dự án hoặc đấu thầu lựa chọn đối tác để thực hiện dự án, điều kiện tổ chức đấu thầu là có văn bản chấp thuận của người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền và hồ sơ mời thầu được duyệt.

Nhà thầu tham gia đấu thầu đối với một gói thầu phải có đủ các điều kiện sau đây:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Có tư cách hợp lệ.

Có đủ năng lực về kỹ thuật và tài chính đáp ứng yêu cầu của gói thầu.

Chỉ được tham gia trong một hồ sơ dự thầu đối với một gói thầu với tư cách là nhà thầu độc lập hoặc là nhà thầu liên danh. Trường hợp liên danh phải có văn bản thỏa thuận giữa các thành viên, trong đó quy định rõ người đứng đầu của liên danh, trách nhiệm chung và trách nhiệm riêng của từng thành viên đối với công việc thuộc gói thầu.

Đáp ứng yêu cầu nêu trong thông báo mời thầu hoặc thư mời thầu của bên mời thầu.

Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu cụ thể là:

Nhà thầu tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi không được tham gia đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập thiết kế kỹ thuật của dự án, nhà thầu tư vấn đã tham gia thiết kế kỹ thuật của dự án không được tham gia đấu thầu các bước tiếp theo, trừ trường hợp đối với gói thầu EPC.

Nhà thầu tham gia đấu thầu phải độc lập về tổ chức, không cùng phụ thuộc vào một cơ quan quản lý và độc lập về tài chính với nhà thầu tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu.

Nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện hợp đồng phải độc lập về tổ chức, không cùng phụ thuộc vào một cơ quan quản lý và độc lập về tài chính với nhà thầu thực hiện hợp đồng.

Nhà thầu tham gia đấu thầu các gói thầu thuộc dự án phải độc lập về tổ chức, không cùng phụ thuộc vào một cơ quan quản lý và độc lập về tài chính với chủ đầu tư của dự án.

Bên mời thầu không được tham gia với tư cách là nhà thầu đối với các gói thầu do mình tổ chức.

Sơ tuyển nhà thầu, là một giai đoạn trong quy trình đấu thầu, nhưng nó chỉ được áp dụng đối với các gói thầu có giá trị lớn, phức tạp, đòi hỏi các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhà thầu đủ năng lực và kinh nghiệm mới tham gia. Sơ tuyển giúp bên mời thầu có được danh sách ngắn các nhà thầu tham gia vào giai đoạn đấu thầu chính thức.

Lập hồ sơ mời thầu là một nội dung quan trọng trong giai đoạn chuẩn bị đấu thầu. Hồ sơ mời thầu do bên mời thầu lập hoặc thuê tổ chức tư vẫn lập.

Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế bao gồm các yêu cầu cho một gói thầu làm căn cứ pháp lý để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu trúng thầu, là căn cứ cho việc thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.

Hồ sơ mời thầu được lập ra dựa trên các căn cứ như Quyết định đầu tư và các tài liệu là cơ sở để quyết định đầu tư; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư; Kế hoạch đấu thầu được duyệt; Các quy định của pháp luật về đấu thầu và các quy định của pháp luật có liên quan; điều ước quốc tế hoặc văn bản thỏa thuận quốc tế (nếu có) đối với các dự án sử dụng vốn ODA; Các chính sách của Nhà nước về thuế, tiền lương, ưu đãi trong đấu thầu quốc tế hoặc các quy định khác có liên quan.

Nội dung của hồ sơ mời thầu phải nêu rõ nội dung gói thầu, những yêu cầu về thời gian, tiến dộ, chất lượng, thiết kế kỹ thuật kèm theo bản tiên lượng và chỉ dẫn kỹ thuật, các tiêu chuẩn áp dụng, các chỉ dẫn chung và riêng khác có liên quan đến gói thầu, các quy định về ngôn ngữ, đồng tiền sử dụng... Một trong những nội dung quan trọng không thể thiếu là những điều kiện tiên quyết để loại bỏ hồ sơ dự thầu. Trong đó chỉ rõ những tiêu chí, diều kiện mà nhà thầu vi phạm sẽ bị loại khi đánh giá. Tùy theo điều kiện cụ thể, số lượng tiêu thức, sỗ lượng điều kiện tiên quyết sẽ nhiều hay ít. Cần tránh những tiêu thức khong cơ bản dẫn đến loại oan các nhà thầu có năng lực.

Trên thực tế, hồ sơ mời thầu thường được đóng thành 4 tập:

+ Tập I: Chỉ dẫn nhà thầu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Tập II: Chỉ dẫn kỹ thuật.

+ Tập III: Tiên lượng mời thầu.

+ Tập IV: Hồ sơ thiết kế kỹ thuật.

Nhà thầu không được thay đổi, bổ sung hồ sơ dự thầu sau thời điểm đóng thầu. Sau khi mở thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu khi có yêu cầu của bân mời thầu. Việc làm rõ hồ sơ dự thầu được thực hiện dưới hình thức trao đổi trực tiếp hoạch gián tiếp, nhưng phải bảo đảm không làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu đã nộp, không thay đổi giá dự thầu. Nội dung làm rõ hồ sơ dự thầu phải thể hiện bằng văn bản và được bên mời thầu bảo quản như một phần của hồ sơ dự thầu. Việc làm rõ hồ sơ dự thầu chỉ được thực hiện giữa bên mời thầu và nhà thầu có hồ sơ dự thầu cần phải làm rõ.

Trong hồ sơ mời thầu phải ghi rõ thời điểm đóng thầu và thời hạn có hiệu lực của hồ sơ dự thầu. Căn cứ quy mô và sự phức tạp của gói thầu, thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 15 ngày đối với đấu thầu trong nước (7 ngày đối với gói thầu quy mô nhỏ và 30 ngày đối với đấu thầu quốc tế, kể từ ngày phát hành hồ sơ mời thầu). Thời hạn có hiệu lực của hồ sơ dự thầu tối đa không quá 180 ngày kể từ thời điểm đóng thầu. Trường hợp cần gia hạn hiệu lực của hồ sơ dự thầu, bên mời thầu phải thông báo cho các nhà thầu sau khi được phép của người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền. Nếu nhà thầu không chấp nhận thì được hoàn trả tiền bảo lãnh dự thầu.

Thông báo mời thầu là một nội dung quan trọng trong giai đoạn chuẩn bị đấu thầu. Thông báo mời thầu phải được đăng tên tờ báo về đấu thầu và trên trang website của Nhà nước. Thông báo mời thầu cũng được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, đủ thời gian để các nhà thầu biết đến.

Một phần của tài liệu Đổi mới công tác đấu thầu xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện tam nông tỉnh phú thọ (Trang 23 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)