Kiến thức của người bán thuốc

Một phần của tài liệu Khảo sát kiến thức và thực trạng và bán kháng sinh của các cơ sở bán lẻ thuốc đạt tiêu chuẩn GPP tại thành phố chí linh, hải dương năm 2020 (Trang 35 - 44)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1.2. Kiến thức của người bán thuốc

3.1.2.1 Kiến thức về kháng sinh của người bán thuốc

Tiến hành khảo sát kiến thức của những người bán thuốc về kháng sinh bằng bộ câu hỏi 25 câu với 5 nội dung chính: tổng quan về kháng sinh; các nguyên tắc khi sử dụng kháng sinh; đối tượng đặc biệt cần lưu ý khi sử dụng kháng sinh; một số kháng thông dụng hay gặp và tác dụng không mong muốn khi sử dụng kháng sinh.

Bảng 3.2: Kiến thức của NBT về tổng quan kháng sinh

Nội dung Số n ƣ i trả l i

đún Tỷ lệ (%)

Nguồn gốc của kháng sinh 61 100,0

Số nhóm kháng sinh phân chia theo cấu trúc hóa học 22 36,1

Nhóm thuốc không phải kháng sinh 61 100,0

Vai trò của kháng sinh 45 73,8

Cơ chế tác dụng của kháng sinh 51 83,6

Ở câu hỏi về nguồn gốc của kháng sinh và nhận biết nhóm kháng sinh, tất cả người bán thuốc đều trả lời đúng. Chỉ có 36,1% người bán thuốc biết được kháng sinh được chia thành 9 nhóm theo cấu trúc hóa học.

26

Với câu hỏi vai trò của kháng sinh có 73,8% người có đáp án chính xác. Về cơ chế tác dụng của kháng sinh, phần lớn đều biết các cơ chế tác dụng của kháng sinh, 83,6% trả lời đúng câu hỏi này.

Bảng 3.3: Kiến thức của NBT về các nguyên tắc khi sử dụng kháng sinh

Nội dung Số n ƣ i

trả l đún

Tỷ lệ (%)

Nguyên tắc sử dụng kháng sinh 60 98,4

Yếu tố để lựa chọn liều dùng của kháng sinh 38 62,3 Thời gian đạt kết quả điều trị cho 1 bệnh nhiễm khuẩn

thông thường 38 62,3

Trường hợp cần sử dụng kháng sinh dự phòng 53 86,9

Mục đích phối hợp kháng sinh 56 91,8

Các trường hợp cần phải phối hợp kháng sinh 57 93,4 Nguyên tắc không dùng để phối hợp kháng sinh 38 62,3

Phần lớn (98,4%) các dược sĩ đều nắm rõ và trả lời đúng đáp án của câu hỏi các nguyên tắc khi sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên chỉ có 62,3% người chọn chính xác với câu hỏi yếu tố để lựa chọn liều dùng của kháng sinh và nguyên tắc không dùng phối hợp kháng sinh. Trong câu hỏi liên quan đến thời gian đạt kết quả điều trị cho một bệnh nhiễm khuẩn thông thường cũng chỉ có 62,3% người cho đáp án đúng. Có tới 86,9% NBT đã trả lời đúng về các trường hợp cần sử dụng kháng sinh dự phòng. Phần lớn dược sĩ (93,4%) biết đến các trường hợp phải phối hợp kháng sinh.

27

Bảng 3.4: Kiến thức của NBT về đối tượng đặc biệt khi sử dụng kháng sinh

Nội dung Số n ƣ i

trả l đún

Tỷ lệ (%) Những nhóm đối tượng đặc biệt cần lưu ý khi sử dụng

kháng sinh 60 98,4

Những loại kháng sinh được sử dụng cho phụ nữ có thai 42 68,9 Cơ sở lựa chọn kháng sinh để điều trị viêm phổi ở trẻ em 44 72,1 Những nhóm kháng sinh chống chỉ định cho trẻ em 48 78,7 Các yếu tố làm giảm hiệu lực của thuốc kháng sinh ở

người cao tuổi 58 95,1

Kiến thức về sử dụng kháng sinh trên đối tượng đặc biệt, hầu hết người bán thuốc (98,4%) trả lời đúng. Với câu hỏi những loại kháng sinh được sử dụng cho phụ nữ có thai có 68,9% NBT trả lời đúng. Trong câu hỏi cơ sở lựa chọn kháng sinh để điều trị viêm phổi ở trẻ em có 72,1% NBT có đáp án chính xác. Có 78,7% trả lời đúng câu hỏi những nhóm kháng sinh chống chỉ định cho trẻ em và 95,1% trả lời đúng các yếu tố làm giảm hiệu lực của thuốc kháng sinh ở người cao tuổi.

Bảng 3.5: Kiến thức của NBT về một số kháng sinh thường gặp

Nội dung Số n ƣ i

trả l đún

Tỷ lệ (%) Lí do Amoxicillin được sử dụng chủ yếu qua đường uống 56 91,8 Kháng sinh được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm

loét dạ dày 61 100,0

Kháng sinh hay được sử dụng điều trị nhiễm khuẩn răng

miệng 55 90,2

Nhóm bệnh dùng Nystatin để điều trị 56 91,8

28

Với câu hỏi lí do Amoxicillin được sử dụng chủ yếu qua đường uống có 91,8%

người trả lời đúng.

Tất cả những dược sĩ tham gia khảo sát đều có đáp án cho câu hỏi kháng sinh được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm loét dạ dày là Clarithromycin. Có 90,2% trả lời đúng kháng sinh hay được sử dụng điều trị nhiễm khuẩn răng miệng. Liên quan đến kiến thức nhóm bệnh dùng Nystatin để điều trị có 91,8% người lựa chọn đáp án chính xác.

Bảng 3.6: Kiến thức của NBT về tác dụng không mong muốn khi sử dụng kháng sinh

Nội dung Số n ƣ i trả l đún Tỷ lệ (%) Tác dụng không mong muốn khi phối hợp

Penicillin – chất ức chế beta-lactamase với thuốc tránh thai

35 57,4

Tác dụng không mong muốn thường gặp của

Amoxcillin 56 91,8

Tác dụng không mong muốn thường gặp nhất

của Tobramycin 35 57,4

Tác dụng không mong muốn đặc trưng của

Tetracylin 58 95,1

Với câu hỏi tác dụng không mong muốn khi phối hợp Penicillin – chất ức chế beta-lactamase với thuốc tránh thai chỉ có 57,4% dược sĩ lựa chọn đúng. Có 91,8%

người bán thuốc trả lời chính xác cho câu hỏi tác dụng không mong muốn thường gặp của Amoxcillin.

Liên quan đến nội dung tác dụng không mong muốn thường gặp của Tobramycin, có 57,4% trả lời chính xác cho câu hỏi này. Trong câu hỏi tác dụng không mong muốn đặc trưng của Tetracylin có đến 95,1% trường hợp trả lời đúng cho câu hỏi này.

29

3.1.2.2. Kiến thức của NBT về tình trạng kháng kháng sinh

Bảng 3.7: Kiến thức của NBT về tình trạng kháng kháng sinh

Nội dung Số n ƣ i

trả l đún

Tỷ lệ (%)

Định nghĩa tình trạng kháng kháng sinh 54 88,5

Hậu quả và gánh nặng do kháng kháng sinh 56 91,8

Nguyên nhân gây nên tình trạng kháng kháng sinh 58 95,1 Biện pháp hạn chế gia tăng tình trạng kháng kháng sinh 61 100,0 Vai trò của dược sĩ trong việc giải quyết tình trạng kháng

thuốc 61 100,0

Có 88,5% người bán thuốc trả lời đúng định nghĩa tình trạng kháng kháng sinh.

Có đến 91,8% người tham gia khảo sát hiểu về hậu quả và gánh nặng do kháng kháng sinh gây nên.

Với câu hỏi nguyên nhân gây nên tình trạng kháng kháng sinh phần lớn người bán thuốc (95,1%) cho câu trả lời chính xác. Tất cả người bán thuốc (100%) biết biện pháp hạn chế gia tăng tình trạng kháng kháng sinh và vai trò của dược sĩ trong việc giải quyết tình trạng kháng thuốc.

3.1.2.3. Kiến thức của NBT về quy định bán kháng sinh

Các quy định về bán kháng sinh

Bảng 3.8: Kiến thức của NBT về quy định bán kháng sinh C u trả l i

Nội dung

Số n ƣ i trả l i

đún (n) Tỷ lệ (%) NBT được cung cấp kiến thức về quy định bán

kháng sinh trong quá trình đi học 59 96,7

Việt Nam chưa có quy định cụ thể liên quan việc

việc bán kháng sinh 46 75,4

30

Kháng sinh là thuốc bắt buộc bán theo đơn 57 93,4

NBT có thể bị phạt vì hành vi bán kháng sinh

không có đơn 54 88,5

Bán thuốc theo đơn không cần tư vấn thêm vì đã có hướng dẫn sử dụng trong đơn

58 95,1

Với các quy định về bán kháng sinh, 96,7% người cho rằng được cung cấp kiến thức về quy định bán kháng sinh trong quá trình đi học. Trong câu hỏi về quy định bán kháng sinh ở Việt Nam, chỉ có 75,4% chọn ở nước ta có quy định bán kháng sinh.

Có 93,4% người biết kháng sinh là thuốc bắt buộc bán theo đơn, nhưng chỉ có 88,5% biết rằng việc bán kháng sinh không có đơn có thể bị phạt hành chính. Thêm vào đó 95,1% NBT lựa chọn phải tư vấn thêm về cách sử dụng cho người bệnh trong quá trình bán thuốc.

Mức độ hiểu biết của NBT về quy định bán kháng sinh

Bảng 3.9: Mức độ hiểu biết của NBT về quy định bán kháng sinh C u trả l i

Nội dung

Số n ƣ i trả l đún

Tỷ lệ (%) Mức phạt hành chính cho việc bán kháng sinh không có đơn 0 0,0%

Với câu hỏi mở về mức phạt hành chính cho việc bán kháng sinh không đơn thì có 100,0% người bán thuốc không biết đáp án cho câu hỏi này.

3.1.2.4. Kiến thức của NBT về kháng sinh phân loại theo một số đặc điểm

Khi phân loại kiến thức theo thang đo trong nghiên cứu cho thấy 100,0% NBT có kiến thức đạt và có kết quả mức độ kiến thức từ trung bình đến tốt. Đa số NBT đạt mức kiến thức Tốt 60,6%, tiếp theo là Khá 39,5% và Trung bình là 9,9% (Hìn 3 1).

31

Hình 3.1: Phân loại mức kiến thức của NBT

Theo giới tính

Bảng 3.10: Kiến thức của NBT phân loại theo giới tính Mức độ

Gi tín

Tốt n (%)

K á n (%)

run bìn n (%)

Tổng n (%)

Nữ 33 (61,1) 16 (29,6) 5 (9,3) 54 (100,0)

Nam 4 (57.1) 2 (28,6) 1 (13,4) 7 (100,0)

Tổng 37 (60,6) 18 (29,5) 6 (9,9) 61 (100,0)

Ở giới tính nữ, mức độ kiến thức tốt chiếm tỷ lệ cao nhất là 61,1% và mức độ kiến thức chiếm tỷ lệ thấp nhất là trung bình 9,3%.

Ở giới tính nam, mức độ kiến thức chiếm tỷ lệ cao nhất là tốt 57,1% và mức độ kiến thức trung bình chiếm tỷ lệ thấp nhất là 3,4%

Theo nhóm tuổi

Khi tìm hiểu về kiến thức NBT theo độ tuổi cho thấy có sự khác biệt về mức kiến thức của họ ở những độ tuổi khác nhau.

60,6%

29,5%

9,9%

Tốt Khá Trung bình

32

Bảng 3.11: Kiến thức của NBT phân loại theo tuổi Mức độ

Tuổi

Tốt n (%)

K á n (%)

run bìn n (%)

Tổng n (%)

Dƣ i 25 1 (33,3) 1 (33,3) 1 (33,4) 3 (100,0)

Từ 25 đến 40 23 (66,3) 10 (28,6) 2 (5,1) 35 (100,0)

rên 40 13 (56,5) 7 (30,4) 3 (13,1) 23 (100,0)

Tổng 37 (60,6) 18 (29,5) 6 (9,9) 61 (100,0)

Dựa vào kết quả thu được, nhận thấy người bán thuốc ở độ tuổi trong khoảng trên 25 đến dưới 40 tuổi chiếm số nhiều và phần lớn đạt kiến thức ở mức tốt 66,3%, kế tiếp là mức xuất sắc và khá là 28,6%. Sự khác biệt về mức kiến thức giữa các nhóm tuổi không có sự khác biệt rõ rệt để có thể so sánh.

Theo trình độ học vấn

Phân loại kiến thức của NBT theo trình độ học vấn được biểu diễn ở bảng 3.6:

Bảng 3.12: Kiến thức của NBT phân loại theo trình độ học vấn Mức độ

rìn độ

Tốt n (%)

K á n (%)

run bìn n (%)

Tổng n (%)

Đ i học 4 (57,4) 3 (42,6) 0 (0,0) 7 (100,0)

Cao đẳng 2 (40,0) 3 (60,0) 0 (0,00) 5 (100,0)

Trung cấp 31 (63,3) 12 (24,5) 6 (12,2) 49 (100,0)

Tổng 37 (60,6) 18 (29,5) 6 (9,9) 61 (100,0)

Dựa vào kết quả khảo sát thu được nhận thấy, chỉ người bán thuốc trung cấp có kết quả kiến thức ở mức trung bình với tỉ lệ 12,2%, chiếm 9,9% trên tổng số dược sĩ tham gia khảo sát.

Theo vị trí làm việc

33

Bảng 3.13: Kiến thức của NBT phân loại theo vị trí làm việc Mức độ

V trí làm v ệc

Tốt n (%)

K á n (%)

run bìn n (%)

Tổng n (%) N ƣ i ch u trác n ệm

c uyên môn 36 (63,2) 17 (29,8) 4 (7,0) 57 (100,0)

N n v ên 1 (25,0) 1 (25,0) 2 (50,0) 4 (100,0)

Tổng 37 (60,6) 18 (29,5) 6 (9,9) 61 (100,0)

Với người chịu trách nhiệm chuyên, mức độ kiến thức tốt chiếm tỷ lệ cao nhất là 62,3%; chiếm tỉ lệ thấp nhất (7,0%) là mức độ kiến thức trung bình.

Trong phân loại kiến thức với nhân viên bán thuốc, mức độ kiến thức trung bình chiếm 50% trên tổng số nhân viên bán thuốc. Mức độ kiến thức tốt và khá có tỉ lệ bằng nhau là 25%.

Theo kinh nghiệm làm việc bán thuốc

Kinh nghiệm làm việc tại nhà/quầy thuốc là một nhân tố tạo nên sự khác biệt về kiến thức của NBT. Kết quả khi phân nhóm NBT theo thời gian làm việc cho thấy:

Bảng 3.14: Kiến thức của NBT phân loại theo kinh nghiệm làm việc bán thuốc Mức độ

Số n m

Tốt n (%)

K á n (%)

run bìn n (%)

Tổng n (%)

Dƣ 5 n m 4 (66,6) 1 (16,7) 1 (16,7) 6 (100,0)

rên 5 n m 33 (60,0) 17 (30,9) 5 (9,1) 55 (100,0)

Tổng 37 (60,6) 18 (29,5) 6 (9,9) 61 (100,0)

Dựa vào kết quả thu được nhận thấy không có sự khác biệt rõ rệt về kiến thức giữa người có kinh nghiệm bán thuốc trên 5 năm và dưới 5 năm. Với người bán thuốc trên 5 năm đa số đạt kiến thức ở mức tốt (60,0%). Còn với người bán thuốc dưới 5 năm, có 4/6 (66,6%) người bán thuốc đạt mức kiến thức tốt.

Một phần của tài liệu Khảo sát kiến thức và thực trạng và bán kháng sinh của các cơ sở bán lẻ thuốc đạt tiêu chuẩn GPP tại thành phố chí linh, hải dương năm 2020 (Trang 35 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)