4.1. Kiến thức của n ƣ bán t uốc
4.1.2. Kiến thức của người bán thuốc
4.1.2.1. Kiến thức của người bán thuốc về kháng sinh
Nhìn chung, hầu hết các dược sĩ tham gia khảo sát đều có kiến thức cơ bản về kháng sinh, nắm chắc được những thông tin thiết yếu về nhóm thuốc này. Đa số các câu hỏi đều có trên 50,0% số người có câu trả đúng. Riêng kiến thức về các nhóm kháng sinh, có đến 63,9% dược sĩ có đáp sai cho câu hỏi này. Đáng chú ý, nhiều người nhận định thiếu vai trò của kháng sinh chỉ là kìm hãm hoặc tiêu diệt các vi sinh vật gây mà không biết đến một số kháng sinh được xếp vào nhóm thuốc chống nấm nhưng bản
40
chất nó là kháng sinh hoặc vai trò của kháng sinh trong việc ngăn cản sự phát triển của tế bào ung thư.
Với các nguyên tắc sử dụng kháng sinh, NBT có được kiến thức nền tảng tốt, tuy nhiên vẫn có nhầm lẫn trong một số câu hỏi. Ngoài các câu hỏi nằm trong phần kiến thức chung của các chương trình đào tạo dược thì với đa số những câu hỏi kiến thức dành riêng cho kiến thức của dược sĩ đại học thì có hơn 85,0% NBT chọn đáp án đúng, trong khi đó chỉ có 11,5% số người tham gia khảo sát là dược sĩ đại học. Điều này chứng tỏ, phần lớn người bán thuốc có ý thức trong việc trau dồi kiến thức mới cho bản thân từ nhiều nguồn thông tin khác nhau.
Hầu như NBT đều nắm rõ được các đối tượng đặc biệt cần lưu ý khi sử dụng kháng sinh để hướng dẫn bệnh nhân trong quá trình tư vấn và bán thuốc. Những đối tượng này bao gồm phụ nữ có thai và cho con bú, người cao tuổi và trẻ em, người suy gan, suy thận Tuy nhiên, trong việc nhận biết các loại kháng sinh được dùng cho nhóm đối tượng này, nhiều dược sĩ không biết. Với những câu hỏi như những loại kháng sinh được sử dụng cho phụ nữ có thai hay những nhóm kháng sinh chống chỉ định ở trẻ em thường mất thời gian suy nghĩ và trả lời lâu hơn.
Về kiến thức các loại kháng sinh thường gặp, đa số các dược sĩ đều có kiến thức tốt về nội dung này. Hơn 90,0% dược sĩ tham gia khảo sát trả lời đúng tất cả các câu hỏi. Riêng với câu hỏi kháng sinh được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm loét dạ dày có đến 100,0% người lựa chọn đáp án chính xác.
Đến với các câu hỏi về TDKMM khi sử dụng kháng sinh, người bán thuốc có kiến thức chưa sâu. Với câu hỏi TDKMM khi phối hợp Penicillin – chất ức chế beta- lactamase với thuốc tránh thai, nhiều dược sĩ không biết đến tương tác của hai loại thuốc này, dẫn đến trả lời sai. Nhiều người còn nhầm lẫn TDKMM thường gặp nhất của Tobramycin là gây độc trên gan. Trái lại, với TDKMM của hai loại kháng sinh Amoxicillin và Tetrecyclin hầu hết người bán thuốc đều nắm rõ.
4.1.2.2. Kiến thức của người bán thuốc về kháng kháng sinh
Từ kết quả khảo sát cho thấy, NBT có kiến thức về kháng kháng sinh. Có đến 100,0% dược sĩ nắm được các biện pháp hạn chế gia tăng tình trạng kháng kháng sinh và nhận biết được vai trò của mình trong việc giải quyết tình trạng kháng thuốc hiện nay.
41
Họ hiểu rõ được tình trạng kháng kháng sinh là vô cùng nghiêm trọng, mà nguyên nhân của việc này trực tiếp đến từ chính con người. Tuy nhiên việc thực hiện các biện pháp hạn chế gia tăng tình trạng kháng kháng sinh còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt đến từ việc thực hành bán kháng sinh của người bán thuốc.
4.1.2.3. Kiến thức của người bán thuốc về quy định bán kháng sinh
Để giải quyết tình trạng kháng kháng sinh, ở Việt Nam cũng đã có những quy định về bán kháng sinh nhằm hạn chế tình trạnh kháng kháng sinh. Hầu hết người bán thuốc biết đến các quy định về bán kháng sinh nhưng không biết rõ nội dung của các quy định này như thế nào. Do vậy, những quy định đó chưa thực sự áp dụng vào công việc hằng ngày của họ.
Đáng chú ý, 96,7% NBT biết được cung cấp kiến thức về quy định bán kháng sinh trong quá trình đi học. Tuy nhiên chỉ có 75,4% NBT lựa chọn Việt Nam có quy định bán kháng sinh, chênh lệch 21,3% so với câu hỏi trước đó. Điều này thể hiện, việc nắm các quy định về bán kháng sinh của NBT chưa chắc chắn, dẫn đến có sự mẫu thuẫn khi trả lời các câu hỏi khác nhau.
Hầu như chưa có người bán thuốc nào bị phạt vì hành vi bán kháng sinh không có đơn. Đấy cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng 100,0% NBT tại Chí Linh không biết đến mức phạt hành chính phải chịu cho việc bán kháng sinh không có đơn.
Có 88,5% NBT biết có thể bị phạt vì hành vi bán kháng sinh không có đơn. Tỉ lệ này cao hơn nhiều so với nghiên cứu tại Saudi Arbia [34]. Qua đó thấy được, Việt Nam cần có những những biện pháp quản lí chặt chẽ hơn trong việc bán kháng sinh có đơn.
4.1.2.4. Kiến thức của NBT về kháng sinh phân loại theo một số đặc điểm
Từ kết quả khảo sát cho thấy, 100,0% người bán thuốc đều có kiến thức ở mức độ đạt, trả lời đúng từ 50% câu hỏi kiến thức trở lên. Số người bán thuốc đạt mức độ kiến thức tốt chiếm chủ yếu (>60,0%) và mức độ trung bình chỉ nằm ở người bán thuốc có trình độ trung cấp.
Với việc phân loại kiến thức theo một số đặc điểm: giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn, vị trí làm việc, kinh nghiệm làm việc bán thuốc, kết quả không có sự khác biệt rõ rệt để có thể so sánh.
42
Nói tóm lại dù phân chia theo giới tính, trình độ, tuổi, vị trí làm việc hay kinh nghiệm bán thuốc thì kiến thức đều nằm ở mỗi cá nhân, mỗi người cũng có thể tự nâng cao trình độ bản thân qua học tập, cập nhật kiến thức hàng ngày. Có những người tham gia khảo sát, kiến thức của họ chủ yếu nằm trong kinh nghiệm bán hàng của mình, không được cập nhật mới. Có những người thường xuyên cập nhật kiến thức qua sách báo, internet, đặc biệt từ đồng nghiệp và đơn thuốc của bác sĩ. Việc cập nhật kiến thức qua đơn thuốc của bác sĩ khiến kiến thức dược lâm sàng của NBT được nâng cao.
Về các mảng kiến thức chuyên môn cơ bản về kháng sinh và kháng kháng sinh NBT nắm khá vững. Hầu hết đều có tỷ lệ trả lời đúng cao cho các câu hỏi này và có thời gian trả lời tương đối nhanh.
Với kiến thức về các quy định bán kháng sinh, kiến thức của NBT chỉ nằm ở mức trung bình, việc thực hiện các quy định này còn khá thấp. Đa số cho rằng các quy định này chưa được áp dụng nhiều vào thực tế, việc thực hiện gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại. Hầu hết những người tham gia khảo sát đều cho biết đa phần khách hàng họ đều ngại phải đi khám ở các bệnh viện, nên xu hướng tự ý mua thuốc đặc biệt là kháng sinh về sử dụng rất nhiều. Một lượng nhỏ khách hàng còn tự chỉ định mua thuốc cho bản thân. Từ chối bán kháng sinh với những người đến mua thuốc đôi khi còn ảnh hưởng trực tiếp đến việc kinh doanh của cơ sở bán lẻ. Có 100,0% người bán thuốc thừa nhận rằng họ đã từng bán kháng sinh không có đơn.