Mặc dù ở Việt Nam đã có các quy định về việc bán thuốc có kê đơn, đặc biệt là kháng sinh nhưng hiện nay tại hầu hết các cơ sở bán lẻ thuốc trên cả nước chưa thực hiện được điều này, việc bán thuốc không có đơn diễn ra khá thường xuyên và ở Chí Linh cũng không ngoại lệ.
Có đến 18,0% dược sĩ đồng ý việc chủ động tư vấn và bán kháng sinh khi chưa có kết quả bệnh án cụ thể, điều này có thể dẫn đến tình trạng sử dụng thuốc khi chưa cần thiết, lạm dụng việc sử dụng kháng sinh, đôi khi là quá mức. Đáng chú chú ý, 34,4% người bán thuốc cho rằng các thuốc bán theo đơn có thể bán như các thuốc không cần kê đơn. Qua đó thấy được để áp dụng được kiến thức vào thực tế là hết sức khó khăn, không phải ai cũng làm được.
44
Nhìn chung các dược sĩ tham gia khảo sát đều nhận thấy được mối nguy hiểm của tình trạng kháng thuốc và đã có những thái độ tích cực trong công cuộc hạn chế tình trạng này. Bên cạnh đó vẫn còn những quan điểm tiêu cực về vấn đề này. Một số dược sĩ (21,3%) cho biết, từ chối bán kháng sinh khi bệnh nhân yêu cầu mua thuốc có thể làm bệnh nhân đó sang nhà thuốc khác mua, điều đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số, lợi nhuận của nhà/quầy thuốc. Tỉ lệ này thấp hơn hẳn so với nghiên cứu tại Saudi Arabia là 52,9% [34].
Theo kết quả khảo sát, có 27,9% đồng ý với việc bán kháng sinh không cần đơn của bác sĩ. Tuy nhiên theo chia sẻ, tất cả các cơ sở bán lẻ thuốc (100,0%) đều đã từng bán kháng sinh không có đơn. Tỉ lệ này ngang với nghiên cứu tại Zambia năm 2016 [16]. Với những trường hợp bán kháng sinh không có đơn, một phần là bệnh nhân tự yêu cầu mua thuốc. Qua nhiều năm, việc bán kháng sinh không đơn đã trở thành thói quen của người bán thuốc.
Trái lại, với các biện pháp hạn chế tình trạng kháng kháng sinh, phần lớn các dược sĩ đều có quan điểm tích cực về nội dung này. Trên 95,0% số người tham gia khảo sát đều đồng ý rằng để ngăn chặn tình trạng kháng kháng sinh, phải hướng dẫn bệnh nhân sử dụng kháng sinh đúng cách. Thêm vào đó có 86,9% còn lưu ý với bệnh nhân phải sử dụng kháng sinh không được bỏ liều ngay cả khi hết bệnh, do phần lớn người bệnh thường có xu hướng bỏ liều thuốc khi triệu chứng bệnh đã giảm. Đây là một nguyên nhân trực tiếp góp phần gia tăng tình trạng kháng kháng sinh hiện nay.
Đặc biệt, 60,6% NBT tự tin khi chủ động bán kháng sinh không đơn. Điều này cho thấy việc bán kháng sinh không có đơn đã quen với NBT khiến họ rất tự tin khi làm việc này.
45
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KẾ UẬN
Nghiên cứu tiến hành tại 61 cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn thành phố Chí Linh với 61 người tham gia khảo sát, kết quả nghiên cứu như sau:
1. Kiến thức của n n v ên bán t uốc
Kiến thức của NBT về kháng sinh khá tốt, có trên 56,0% dược sĩ nắm chắc được kiến thức cơ bản. Trong 25 câu hỏi kiến thức về kháng sinh, người bán thuốc trả lời đúng trung bình 20/25 câu hỏi. Người trả lời đúng thấp nhất là 14/25 câu, người trả lời đúng cao nhất là 25/25 câu.
Kiến thức về kháng kháng sinh, hầu hết dược sĩ (trên 88,0%) có kiến tốt về nội dung này. Đáng chú ý, có những nội dung tất cả người bán thuốc đều cho câu trả lời đúng. Đó là nội dung về biện pháp hạn chế gia tăng kháng kháng sinh và vai trò của dược sĩ trong giải quyết tình trạng kháng kháng sinh.
Về các quy định về bán kháng sinh, tất cả dược sĩ tham gia khảo sát biết đến các quy định về bán kháng sinh. Tuy nhiên không ai biết mức phạt hành chính cho việc bán kháng sinh không có đơn.
2. Thực tr n bán k án s n
Trên 80,0% người bán thuốc có kỹ năng thực hành bán kháng sinh có đơn tốt.
Bên cạnh đó, việc thực hành bán kháng sinh không đơn vẫn diễn ra. Có 3,3% số người tham gia khảo sát đồng ý với việc dùng kháng sinh ngay cả khi chưa cần thiết. Đây là một quan điểm tiêu cực, phải được thay đổi.
Về thái độ của NBT trong việc chủ động bán kháng sinh, có 62,3% không đồng ý với quan điểm bán kháng sinh khi chưa có kết quả khám bệnh rõ ràng. Tuy nhiên trong quá trình thực hành, việc bán kháng sinh không có đơn vẫn diễn ra thường xuyên.
Đồng thời, có 29,5% đồng ý với quan điểm dừng bán kháng sinh ảnh hưởng đến lợi nhuận của quầy/nhà thuốc.
46 ĐỀ XUẤT
Kết quả nghiên cứu cho thấy kiến thức cơ bản về kháng sinh của người bán thuốc hiện tại khá tốt, tuy nhiên một số lượng nhỏ kiến thức quan trọng còn bị quên.
Đồng thời việc bán kháng sinh không có đơn còn diễn ra khá nhiều. Hiểu biết về các quy định bán kháng sinh của dược sĩ còn nhiều hạn chế. Qua đây, dựa trên quan điểm cá nhân, tôi đưa ra một số đề xuất như sau:
1. Đối v i N ƣ bán t uốc
- NBT cần có thái độ nghiêm túc hơn nữa trong thực hành bán kháng sinh - Hạn chế việc bán kháng sinh không kê đơn khi không thật sự cần thiết 2. Đối v i N ƣ i mua thuốc
- Hạn chế việc tự ý mua thuốc không kê đơn tại các cơ sở bán lẻ thuốc - Tuân thủ liệu trình điều trị, không bỏ liều khi có dấu hiệu khỏi bệnh 3. Đối v i Cơ quan quản lý
- Các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cần phối hợp và đưa ra các biện pháp quản lý chặt chẽ để hạn chế tình trạng bán kháng sinh không kê đơn.
à l ệu tham khảo 1. Tiếng Việt
[1] Nguyễn Thị Kim Anh (2016), Luận văn thạc sĩ dược học Phân tích hoạt động của các nhà thuốc trên địa bàn thàng phố Hải Dương, Trường đại học Dược Hà Nội.
[2] Bệnh Viện Bạch Mai (2018), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa, Nhà xuất bản Y học.
[3] Bộ môn quản lý và kinh tế dược (2005), Giáo trình kinh tế dược, Trường Đại học Dược Hà Nội.
[4] Bộ Y Tế (2018), Dược thư quốc gia Việt Nam, lần xuất bản thứ 2, nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
[5] Bộ Y Tế (2013). Nghị định số 176/2013/NĐ-CP Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, ban hành ngày 14/11/2013.
[6] Bộ Y Tế (2008), Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú số 1517/BYT-KCB, ban hành 06/03/2008.
[7] Bộ Y Tế (1996), Quyết định số 2088/BYT-QĐ về việc ban hành “Quy định về y đức”, ban hành ngày 06/11/1996.
[8] Bộ Y Tế (2013), Quyết định số 2174/QĐ-BYT phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020, ban hành ngày 21/06/2013.
[9] Bộ Y Tế (1999), Quyết định số 2397/1999/QĐ-BYT về việc ban hành quy định “Đạo đức hành nghề dược”, ban hành ngày 10/08/1999.
[10] Bộ Y Tế (2015), Quyết định số 708/QĐ-BYT về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn sử dụng kháng sinh”, ban hành ngày 02/03/2015.
[11] Bộ Y Tế (2018), Thông tư số 02/2018/TT-BYT quy định về thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc, ban hành ngày 22/01/2018.
[12] Bộ Y Tế (2016), Thông tư số 05/2016/TT-BYT Quy định về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, ban hành ngày 29/02/2016.
[13] Bộ Y Tế (2017), Thông tư số 07/2017/TT-BYT ban hành danh mục thuốc không kê đơn, ban hành ngày 03/05/2017.
[14] Bộ Y Tế (2010), Thông tư số 43/2010/TT-BYT Quy định lộ trình thực hiện nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” GPP; địa bàn và phạm vi hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc, ban hành ngày 15/12/2010.
[15] Bộ Y Tế (2011), Thông tư số 46/2011/TT-BYT ban hành nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc”, ban hành ngày 21/12/2011.
[16] Nguyễn Thúy Hằng (2017), Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành của người bán thuốc về việc bán kháng sinh tại nhà thuốc GPP trên địa bàn Hà Nội năm 2017, Trường đại học Dược Hà Nội.
[17] Hoàng Thị Kim Huyền (2012), Hóa dược – Dược lý (Đào tạo Dược sĩ Trung học), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
[18] Nguyễn Thị Hương (2015), Phân tích cơ cấu thuốc nước ngoài đã được cấp số đăng kí lưu hành tại Việt Nam trong giai đoạn 2012-2014, Trường đại học Dược Hà Nội.
[19] GARP Việt Nam (2009), Báo cáo sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh tại 15 bệnh viện Việt Nam 2008-2009.
[20] GARP Việt Nam (2010), Phân tích thực trạng: Sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh ở Việt Nam.
[21] Lê Minh Trí, Huỳnh Thị Ngọc Phương (2011), Hóa dược 1 (Dùng cho đào tạo dược sĩ Đại học), Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
[22] Quốc hội (2016), Luật số 105/2016/QH13 Luật dược, ban hành ngày 06/04/2016.
[23] Phạm Thiệp, Vũ Ngọc Thúy (2004). Thuốc biệt dược và cách sử dụng, Nhà xuất bản Y Học.
[24] Nguyễn Thị Thu Thủy (2017), Khảo sát kiến thức, thái độ, hành vi sử dụng kháng sinh của khách hàng nhà thuốc tại các quận nội thành Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Dược học,57(1).
[25] UBND thị xã Chí Linh (2018), Đề án sáp nhập 02 đơn vị hành chính cấp xã, thành lập 06 phường và thành lập thành phố Chí Linh thuộc tỉnh Hải Dương.
[26] Ủy ban thường vụ Quốc hội (2019), Nghị quyết về việc nhập 02 đơn vị hành chính cấp xã, thánh lập 06 phường thuộc thị xã chí linh và thành lập thành phố chí linh số 623/NQ-UBTVQH14.
[27] Vy Thị Thúy Vân (2007), Đánh giá hoạt động hành nghề dược của hệ thống nhà thuốc tư nhân trên địa bàn quận Đống Đa thành phố Hà Nội giai đoạn 2002-2006, Trường đại học Dược Hà Nội.
2. Tiếng Anh
[28] CDC (2013), Antibiotics resistances threats in The United States.
[29] CDDEP (The Center For Disease Dynamics, Economics & Policy) (2015), The state of the world's antibiotics 2015, Washington DC + New Delhi.
[30] FIP (1993), Standards for Quality of Pharmacy Servies (Good Pharmacy Practice).
[31] FIP (1997), Standards for Quality of Pharmacy Servies (Good Pharmacy Practice).
[32] FIP (2011), Standards for Quality of Pharmacy Servies (Good Pharmacy Practice).
[33] Jim O’Nell (2016), Tackling Drug-Resistant Infections Globally: Final report and recommendations, The review on antimicrobial resistance.
[34] Muhammad Abdul Hadi, et al (2016), “Community pharmacists' knowledge, attitude, and practices towards dispensing antibiotics without prescription (DAwP): a cross-sectional survey in Makkah Province, Saudi Arabia, International journal of infectious diseases”, 47, 95-100.
[35] Muhammad Umair Khan, et al (2016), “Perceptions and Practices of Community Pharmacists towards Antimicrobial Stewardship in the State of Selangor, Malaysia”, PLoS ONE, 11(2).
[36] Mattias Larsson (2003), Antibiotic use and resistance: Assessing and improving utilisation and provision of antibiotics and other drugs in Vietnam, From
Division of International Health (IHCAR), Deparrtment of Public Health Sciences Karolinska Institutet, Stockholn, Sweden.
[37] WHO (2007), A conferece on GPP policy and plans for the South East Asia Region, 1st Regional GPP Conference Bangkok, Thailand.
[38] WHO (2015), Antimicrobial resistance, Fact sheet N 194.
[39] WHO (2011), Joint FIP/WHO guidelines on good pharmacy pratice:
standards for quality of pharmacy services, Geneva.
[40] Yakimova Y (2015), “Pharmacists knowledge of the safety of antibiotics for systermic use”, Int J Risk Saf Med, 27(1), 11-12.
3. Trang Web
[41] Sử dụng thuốc cho người cao tuổi, truy cập ngày 12/10/2019, tại trang web http://benhvien108.vn/su-dung-thuoc-cho-nguoi-cao-tuoi.htm
[42] Vai trò của Dược Sĩ trong việc ngăn chặn đề kháng kháng sinh, truy cập ngày 12/10/2019, tại trang web https://www.who.int/vietnam/vi/health- topics/antimicrobial-resistance
PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁ
KHOA Y DƯỢC ã p ếu:
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI N à t uốc Quầy thuốc Thưa anh/chị!
Tôi là sinh viên Khoa Y Dược – ĐHQG Hà Nội, đang tìm hiểu thực trạng về kiến thức và t ực tr ng của NBT về k án s n tại các nhà thuốc. Mong anh/chị dành chút thời gian giúp tôi hoàn thành bộ câu hỏi dưới đây. Tất cả các ý kiến của anh/chị đều rất quan trọng và chúng tôi xin cam kết bảo mật thông tin để không ảnh hưởng đến nhà thuốc tham gia vào khảo sát.
A. KIẾN THỨC, HÁI ĐỘ VÀ HỰC HÀNH VỀ KHÁNG SINH K oan tròn vào đáp án lựa chọn của anh/ch
K án s n
1
Nguồn gốc của kháng sinh:
A. Vi sinh vật B. Bán tổng hợp C. Tổng hợp
D. Cả A, B, C đều đúng
2
Số nhóm kháng sinh phân chia theo cấu trúc hóa học:
A. 6 B. 7 C. 8 D. 9
3
Đâu không phải tên 1 nhóm kháng sinh ? A. Tetracyclin
B. Corticoid
C. Quinolon D. Phenicol
4
Vai trò của kháng sinh:
A. Kìm hãm hoặc tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh B. Trị nấm
C. Ngăn cản sự phát triển của tế bào ung thư D. Cả A, B, C đều đúng
5
Cơ chế tác dụng của kháng sinh:
A.Ức chế sinh tổng hợp vách tế bào vi khuẩn, protein, acid nucleic B. Gây rối loạn chức năng màng bào tương
C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai
6
Nguyên tắc sử dụng kháng sinh:
A. Chỉ dùng kháng sinh khi bị nhiễm khuẩn B. Phải sử dụng đúng liều lượng, đủ thời gian C. Phải chọn đúng loại kháng sinh
D. Cả A, B, C đều đúng
7
Yếu tố để lựa chọn liều dùng của kháng sinh :
A. Độ nhạy vi khuẩn, tuổi của bệnh nhân, trạng thái người bệnh
B. Độ nhạy của vi khuẩn, giới tính của bệnh nhân, trạng thái người bệnh C. Tuổi của bệnh nhân, giới tính của bệnh nhân trạng thái của người bệnh D. Cả A, B, C đều đúng
8
Thời gian đạt kết quả điều trị cho 1 bệnh nhiễm khuẩn thông thường : A. 5-7 ngày
B. 7-10 ngày C. 10-14 ngày D. 14-30 ngày
9
Trường hợp cần sử dụng kháng sinh dự phòng:
A. Phòng bội nhiễm do phẫu thuật
B. Phòng nguy cơ viêm màng trong tim do liên cầu khuẩn nhóm A trong bệnh thấp khớp cấp
C. Cả A và B đều sai D. Cả A và B đều đúng
10
Mục đích phối hợp kháng sinh:
A. Làm giảm khả năng xuất hiện chủng đề kháng B. Điều trị nhiễm khuẩn do nhiều loại vi khuẩn gây ra C. Làm tăng khả năng diệt khuẩn
D. Cả A, B, C đều đúng
11
Các trường hợp cần phải phối hợp kháng sinh:
A. Điều trị lao, phong
B. Bệnh nặng mà không có chẩn đoán vi sinh hoặc không chờ được kết quả xét nghiệm
C. Nhiễm khuẩn do nhiều loại vi khuẩn khác nhau D. Cả A, B, C đều đúng
12
Đâu k ôn p ải nguyên tắc phối hợp kháng sinh?
A. Phối hợp 2 kháng sinh có cùng tác dụng kìm khuẩn hoặc diệt khuẩn B. Phối hợp kháng sinh kìm khuẩn và diệt khuẩn
C. Phối hợp kháng sinh không gây độc trên cùng 1 cơ quan D. Cả A, B, C đều sai
13
Những nhóm đối tượng đặc biệt cần lưu ý khi sử dụng kháng sinh:
A. Phụ nữ có thai và cho con bú B. Người cao tuổi, trẻ em
C. Người suy gan, thận D. Cả A, B, C đều đúng
14 Những loại kháng sinh đường uống được sử dụng cho phụ nữ có thai:
A. Amoxicilin, Erythromycin, Tetracyclin
B. Amoxicillin, Erythromycin, Cefpodoxim C. Cloramphenicol, Tetracyclin, Cefpodoxim D. Không có đáp án nào đúng
15
Cơ sở lựa chọn kháng sinh để điều trị viêm phổi ở trẻ em:
A. Tình trạnh miễn dịch
B. Đặc điểm lâm sàng, mức độ nặng nhẹ của bệnh, lứa tuổi C. Chỉ cần phụ thuộc vào lứa tuổi, cân nặng
D. Chỉ A và B đúng
16
Những nhóm kháng sinh chống chỉ định cho trẻ em:
A. β - lactam, Phenicol, Tetracyclin B. Tetracyclin, Quinolon, Aminoglycosid C. Tetracyclin, Macrolid, Quinolon D. β - lactam, Macrolid, Quinolon
17
Các yếu tố làm giảm hiệu lực của thuốc kháng sinh ở người cao tuổi:
A. Mắc nhiều bệnh phối hợp
B. Giảm số lượng các tế bào hấp thu dẫn, hấp thu kém C. Lưu lượng tim suy giảm, làm giảm diện phân phối thuốc D. Cả A, B, C đều đúng
18
Amoxcillin được sử dụng chủ yếu qua đường uống vì:
A. Amoxicillin hấp thu tốt qua đường uống B. Amoxicillin không bị chuyển hóa bởi thức ăn
C. Amoxicillin hấp thu tốt qua đường uống và không bị chuyển hóa bởi thức ăn
D. Vì dễ sử dụng
19
Kháng sinh nào được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm loét dạ dày?
A. Ofloxacin B. Erythromycin C. Clarithromycin D. Ampicillin
20
Kháng sinh hay được dùng trong điều trị đau răng?
A. Amoxicillin B. Spiramycin C. Ampicillim D. Tetracyclin
21
Nystatin là kháng sinh được dùng trong điều trị:
A. Nấm B. E.coli
C. Trực khuẩn mủ xanh D. Cả A, B, C đều đúng
22
Tác dụng không mong muốn khi phối hợp Penicillin – chất ức chế beta- lactamase với thuốc tránh thai là gì?
A. Tăng tác dụng của thuốc tránh thai B. Giảm tác dụng của thuốc tránh thai C. Mất tác dụng của thuốc tránh thai
D. Không ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc tránh thai
23
Tác dụng không mong muốn thường gặp của Amoxicillin là gì?
A. Tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, dị ứng B. Chóng mặt, mất ngủ
C. Gây độc tính trên gan D. Gây độc tính trên thận
24
Tác dụng không mong muốn thường gặp nhất của Tobramycin là gì?
A. Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu B. Gây độc tính trên tai và thận
C. Giảm thính lực và gây độc tính trên gan D. Tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa
25
Tác dụng không mong muốn đặc trƣn của Tetracylin là gì?
A. Gây chậm phát triển, hỏng răng, vàng răng ở trẻ em B. Đau bụng, buồn nôn, ỉa chảy
C. Loét dạ dày thực quản D. Mất ngủ
K án k án s n
26
Thế nào là tình trạng kháng kháng sinh?
A. Kháng thuốc kháng sinh là tình trạng xảy ra khi một loại vi sinh vật tiến hóa để đề kháng mạnh hơn hoặc hoàn toàn với kháng sinh mà trước có thể trị được.
B. Kháng thuốc kháng sinh là tình trạng xảy ra khi một loại vi sinh vật tiến hóa để đề kháng yếu hơn hoặc hoàn toàn với kháng sinh mà trước có thể trị được.
C. Kháng thuốc kháng sinh là tình trạng xảy ra khi một loại vi sinh vật tiến hóa để đề kháng mạnh với kháng sinh mà trước có thể trị được.
D. Kháng thuốc kháng sinh là tình trạng xảy ra khi một loại vi sinh vật tiến hóa để đề kháng yếu với kháng sinh mà trước có thể trị được.
27
Hậu quả và gánh nặng do kháng kháng sinh:
A. Đối mặt với khả năng của một tương lai không có thuốc kháng sinh điều trị hiệu quả đối với một số bệnh nhiễm khuẩn
B. Gây ra sự khan hiếm, thiếu hụt các thuốc kháng khuẩn mới, đặc biệt ở người bệnh bị nhiễm khuẩn do sinh vật đa kháng
C. Các chi phí xã hội và tài chính trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn kháng thuốc đặt gánh nặng đáng kể lên mỗi cá nhân, gia đình và xã hội D. Cả A, B, C đều đúng
28
Nguyên nhân gây nên tình trạng kháng kháng sinh:
A. Hệ thống giám sát về kháng thuốc chưa được thiết lập B. Sử dụng không phù hợp thuốc kháng sinh
C. Nhận thức của cộng đồng, cán bộ y tế về kháng thuốc còn hạn chế D. Cả A, B, C đều đúng
29 Biện pháp hạn chế gia tăng tình trạng kháng kháng sinh:
A. Chỉ sử dụng kháng sinh khi thật sự bị bệnh nhiễm khuẩn