CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Điều kiện tự nhiên
Định Hoá là huyện miền núi, nằm phía Tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên, có tọa độ địa lý:
Vĩ độ Bắc từ 24005’ đến 24040’.
Kinh độ Đông từ 185005’ đế 185080’.
Huyện Định Hóa cách thành phố Thái Nguyên 50 km theo quốc lộ 3 và Quốc lộ 3C có vị trí địa lý như sau:
- Phía Bắc: Giáp huyện Chợ Đồn (tỉnh Bắc Kạn).
- Phía Nam: Giáp huyện Đại Từ và huyện Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên).
- Phía Đông: Giáp huyện Chợ Mới (tỉnh Bắc Kạn).
- Phía Tây: Giáp huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang).
Diện tích tự nhiên của huyện Định Hóa là 51.351,9 ha trong đó: Đất nông nghiệp là 47.703,5 ha; Đất phi nông nghiệp là 3.333,3 ha; Đất chưa sử dụng là 315,1 ha.
b) Địa hình, địa mạo
Địa hình đa dạng và phức tạp chủ yếu là vùng núi cao, có độ dốc lớn, địa hình hiểm trở, độ chia cắt mạnh. Những vùng đất tương đối bằng phẳng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ, phân tán dọc theo các khe, ven sông, suối hoặc các thung lũng đá vôi.
Với đặc điểm địa hình thấp dần về phía Nam và quá trình sản xuất, huyện Định Hoá chia thành 3 tiểu vùng:
- Tiểu vùng 1 (vùng phía Bắc gồm 8 xã): Linh Thông, Quy Kỳ, Lam Vỹ, Tân Thịnh, Bảo Linh, Kim Sơn, Kim Phượng và Tân Dương, vùng này đặc trưng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
là núi cao, đất lâm nghiệp chiếm ưu thế do đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở đây phân bố khá phân tán.
- Tiểu vùng 2 (vùng trung tâm gồm 7 xã): Phúc Chu, Thị trấn Chợ Chu, Định Biên, Đồng Thịnh, Bảo Cường, Phượng Tiến, Trung Hội, với địa hình khá bằng phẳng, đất đai màu mỡ, đây là vùng sản xuất lúa trọng điểm của huyện.
Vùng này có xen lẫn núi đá vôi.
- Tiểu vùng 3 (vùng phía Nam gồm 9 xã): Thanh Định, Bình Yên, Trung Lương, Điềm Mặc, Phú Tiến, Phú Đình, Sơn Phú, Bộc Nhiêu, Bình Thành, vùng này chủ yếu là đất đồi gò xen kẽ, là vùng trọng điểm phát triển cây công nghiệp của huyện (cây chè).
2.1.1. Khí hậu, thuỷ văn
Khí hậu mang tính chất nhiệt đới giỏ mùa, chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. số ngày mưa trung bình hàng năm là 137 ngày, lượng mưa trung bình 1.700mm/năm, chủ yếu tập trung trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm. Tất cả sông suối ở huyện đều cỏ chế độ lũ vào mùa hè, ừong đó lũ tập trung vào tháng 7 và tháng 8. Lưu lượng dòng chảy cao nhất đạt được vào khoảng tháng 7 và tháng 8, nhỏ nhất vào tháng 3. Tại các vùng núi thấp, modul dòng chảy là 20 - 30 lít/s.
Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 22,5°c, nhiệt độ cao tuyệt đối 39,5°c (tháng 6), và thấp tuyệt đối 3°c (tháng 01). Mùa khô thường có sương muối và rét đậm kéo dài, đặc biệt là từ tháng 11 năm trước đến tháng 01 năm sau, gây ảnh hưởng xấu đến cây trồng và vật nuôi. Nhìn chung, chế độ nhiệt thích họp với các loại cây lâm nghiệp như: Keo lai, Mỡ, Trám,...
Độ ẩm tương đối cao trung bình 80,7%, số giờ nắng trong năm trung bình 1.360 giờ, lượng nước bốc hơi hàng năm khoảng 980mm.
Huyện Định Hỏa nằm trong vùng có chế độ gió mùa, mùa hè cỏ gió đông và mùa đông có giỏ bắc, tốc độ gió trung bình khoảng l,8m/s, trong các tháng mùa mưa thường cỏ gió mạnh, gió giật.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
2.1.2. Đặc điểm địa hình
Địa hình của huyện Định Hoá khá phức tạp, phân làm hai vùng: phía Bắc thuộc vùng núi cao, các dãy núi chạy từ Tây Bắc xuống Đông Nam, có độ dốc khá lớn, trong đó dãy núi đá vôi có độ cao từ 200 - 400m so với mặt nước biến, mộng đất ít; phía Nam là vùng núi thấp, có độ cao từ 50- 200m, độ dốc nhỏ hơn, còn nhiều rừng tự nhiên và những cánh đồng rộng, đất đai phì nhiêu. Vùng núi cao gồm các xã: Linh Thông, Quy Kỳ, Lam Vỹ, Tân Thịnh và Bảo Linh.
Vùng núi thấp gồm các xã: Tân Dương, Đồng Thịnh, Định Biên, Tmng Hội, Phượng Tiến, Bảo Cường, Phú Tiến, Bộc Nhiêu, Trung Lương, Bình Yên, Sơn Phú, Bình Thành, Điềm Mặc, Phú Đình, Thanh Định, Kim Sơn, Kim Phượng, Phúc Chu và thị trấn Chợ Chu. Sông, suối ở huyện Định Hoá có nhiều nhưng nhỏ, không có giá trị giao thông đường thuỷ, song được phân bố đều trên địa bàn nên đã đóng vai trò quan trọng trong việc tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp.
2.1.3.Tài nguyên đất đai
Tổng diện tích tự nhiên: 52.272ha. Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp có 10.404,54ha; đất lâm nghiệp có 30.230,93ha, đất phi nông nghiệp có 2.758,lha, đất chưa sử dụng là 8.878,66ha.
Dựa trên cơ sở tài nguyên đất và bản đồ thố nhưỡng, huyện Định Hoá có 6 nhóm đất với 11 loại đất chính nhu sau:
- Nhóm đất: nhóm đất phù sa, nhóm đất dốc tụ, nhóm đất đen và nâu thầm, nhóm đất vàng xám, nhóm đất đỏ và nâu vàng và hóm đất mới biến đối.
- Loại đất: có 11 loại đất:
+ Đất phù sa không được bồi: phân bố dọc theo các triền sông, tập trung ở các xã: Lam vỹ, Kim Phượng, Tân Dương, thị trấn Chợ Chu, Đồng Thịnh, Bảo Cường. Đây là loại đất tốt, thích họp cho trồng cây lâm nghiệp và cây màu ngắn ngày.
+ Đất phù sa ngòi suối: phân bố dọc theo triền suối, là loại đất tốt, có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
thành phần cơ giới nhẹ, có phản ứng chua đến ít chua, hàm luợng mùn từ trung bình đến nghèo, rất thích họp với việc trồng các giong lúa mới và rau màu, phân bố tập trung ở các xã: Lam Vỹ, Phúc Chu, Kim Sơn, Điềm Mặc, Phú Tiến, Sơn Phú, Phú Đình, Bình Thảnh.
+ Đất thung lũng do sản phấm dốc tụ: chủ yếu dọc theo các khe suối và các thung lũng đá vôi, có độ phì tuơng đối khá, có phản ứng chua. Hiện nay phần lớn diện tích này đã đuợc sử dụng trồng cây công nghiệp, phân bố ở hầu hết các xã.
+ Đất nâu đỏ trên đá macma trung tính và bazơ: là loại đất khá tốt, giàu dinh duỡng, kết cấu xốp, thành phần cơ giới nặng, ít chua. Đất rất thích họp cho trồng cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả, ở những nơi độ dốc lớn thích hợp với việc trồng cây đặc sản (Trám, Quế). Loại đất này phân bố tập trung chủ yếu ở các xã: Linh Thông, Lam Vỹ, Bảo Linh, Trung Hội, Sơn Phú, Bình Thành.
+ Đất đỏ vàng trên đá biến chất: có cấu trúc tơi, xốp, thành phần cơ giới thịt nặng đến sét, có tính chua. Hiện nay đất này chủ yếu đuợc trồng rừng, phân bổ ở các xã: Quy Kỳ, Tân Thịnh, Tân Duơng, Phuợng Tiến, Bộc Nhiêu.
+ Đất đỏ vàng trên đá phiến thạch: kém tơi xốp, tính chua, có thành phần cơ giới từ trung bình đến thịt nặng. Hiện nay đất này chủ yếu là trồng rừng, phân bố ở hầu hết các xã.
+ Đất vàng đỏ trên đá macma axit: cỏ cấu trúc tơi xốp, tính chua, thành phần cơ giới thịt nặng đến sét, thích hợp với nhiều loại cây khác nhau nhu: Keo, Tre Luồng, Trám... Hiện trạng chủ yếu là rừng, phân bố ở hầu hết các xã.
+ Đất vàng nhạt trên đá cát: có thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, đất cứng chặt, không có kết cấu, giữ ẩm kém, nghèo dinh duỡng. Hiện trạng chủ yếu là rừng cây bụi và rừng tái sinh, phân bố tập trung ở các xã: Bảo Linh, Thanh Định, Định Biên, Bình Thành.
+ Đất nâu vàng trên phù sa co: thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình,có phản ứng chua, nghèo dinh duỡng, thích họp trồng các loại cây lâm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
nghiệp và công nghiệp ngắn ngày, cây đậu, đỗ, loại đất này phân bố rải rác ở các xã.
+ Đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit: có cấu trúc tơi xôp, tính chua, hàm lượng dinh dưỡng khá, phân bố tập trung ở xã Phú Đình.
+ Đất đỏ vàng biến đối do trồng lúa: có hàm lượng dinh dưỡng khá, hiện đang sử dụng trồng lúa, phân bố ở các xã: Bình Yên, Thanh Định, Sơn Phú, Phú Đình, Bình Thành.
Tóm lại, tài nguyên đất đai của huyện Định Hoá tương đối phong phú và đa dạng về loại hình thổ nhưỡng, do đó cho phép phát triển đa dạng về chủng loại cây trồng. Hạn chế chủ yếu của đất đai là độ dốc cao ữên 25% chiếm khoảng 40%, diện tích đất bị rửa trôi, xói mòn, tầng đất mỏng, đất chua, nghèo lân, kali...
khá lớn, chiếm khoảng 65% tống diện tích đất.
Với đặc điểm trên, trong quá trình khai thác sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp cần phải tận dụng triệt đế các diện tích đất thích họp, tăng cường các biện pháp nâng cao độ phì nhiêu của đất bằng các biện pháp kỹ thuật tổng họp, tăng cường các biện pháp kỹ thuật đế xây dựng ràng cỏ hiệu quả kinh tế hơn.
2.1.4. Hiện trạng đất đai và tài nguyên Rừng 2.1.4.1. Hiện trạng đất đai
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 52.272,23ha, trong đỏ điện tích đất Lâm Nghiệp 31.288,00 ha, chiếm 59,9 % diện tích đất tự nhiên .Trong tổng số 24.791,9ha đất có rừng thì diện tích rừng tự nhiên là 17.150,1 ha (chiếm 69,1
% diện tích đất có rừng) và diện tích rừng trồng là 7.641,8 ha (chiếm 30,8 diện tích đất có rừng). Diện tích đất chưa có ràng quy hoạch cho lâm nghiệp là 6.491,6ha. Qua đây chúng ta có thể thấy mảng rừng sản xuất ở Định Hóa cũng khá phát triển, Diện tích đất trống còn nhiều và đây cũng là cơ hội và tiềm năng cho phát trien rừng, trong đó có rừng trồng sản xuất.
Bảng 2.1. Diên tích đất rừng huyện Định Hóa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Xã
Diện tích tự nhiên
(ha)
Rừng tự nhiên (ha)
Rừngtrồng ( ha)
Đất không rừng cho lâm nghiệp
(ha)
Độ che phủ rừng ( ha)
(%)
1. Bảo linh 2.760,00 806,72 808,2 126,2 58,5
2. Phủ tiến 1.478,68 779,3 128,6 85,6 61,4
3. Kim Sơn 920,00 245,8 126,15 103,5 40,3
4. Phúc Chu 1.350,00 391,9 133,06 41.9 38,9
5. Trung Hội 1.258,15 479,4 29,1 52,6 40,4
6.Trung Lương 1.360,00 466,3 75,1 97,2 39,8
7. Bình Yên 745,00 151,0 0 0 20,3
8. Điềm Mạc 1.727,00 530,1 328,0 145,0 49,7
9. Phú Đình 2.990,00 1.057,9 250,09 150,1 43,7
10.Bình Thành 2.820,00 352,00 529,56 298.2 31,3
11. Sơn Phú 1.524,00 237,00 192,97 215,6 28,2
12.Đồng Thịnh 1.279,00 308,4 95,43 102,4 31,6
13. Định Biên 695,20 178,8 71,02 89,3 36
14.Thanh Định 1.804,00 774,9 27,7 78,1 44,5
15.Bảo Cường 981,00 240,6 47,12 98,3 29,3
16. Lam Vĩ 4.200,00 2591,1 368,7 797,9 70,5
17.Kim Phượng 1.495,00 788,9 44,04 0 55,7
18.Tân Dương 2.100,00 774,4 238,96 383.7 48,2
19. Linh Thông 2.720,00 1.510,7 658,87 103,5 79,8
20. Tân Thịnh 5.700,00 3.631,5 114,57 1.003,3 65,7
21. Bộc Nhiêu 2.590,00 978 0 250,6 37,8
22 TT Chợ Chu 446,80 90,5 2,0 0 20,7
23 .Phượng Tiến 2.170,00 1.019,5 8,2 403,5 47,4
24. Quy Kỳ 7.158,40 2.651,5 1.568,54 1.869,6 58,9
Toàn huyện 52.272,2 17.150,1 7.641,8 6.496,1 1.078,6
(Nguồn UBND tỉnh Thải Nguyên năm 2018 2.1.4.2. Thực vật rừng
Rừng tự nhiên:
Tổ thành loài khá phong phú với trên 50 loài cây gỗ . Tuy nhiên, do khai thác quá mức và không họp lý ừong nhiều thập kỷ qua nên hiện nay chỉ còn tập trung chủ yếu trong các khu rừng phòng hộ ở xã Quy Kỳ, Rừng đặc dụng ở xã Bảo Linh và xã Phú Đình.
- Rừng trồng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Các loài cây trồng rừng chủ yếu là những loài cây nhập nội, sinh trưởng nhanh, cung cấp gỗ nguyên liệu giấy, trụ mỏ hoặc làm ván ghép thanh, chế biến tinh dầu như: Các loài Keo lai, Quế... và một số loài cây bản địa như Kháo, Muồng đen, Lát hoa, Mỡ...