Huyện Định Hóa có diện tích đất được quy hoạch cho lâm nghiệp là 30.267,43 ha, trong đó quy hoạch rừng đặc dụng: 7.539,98 ha, chiếm 24,91 %, chủ yếu là rừng tự nhiên tập trung tại các xã Linh Thông , Bảo Linh, Thanh Định, Điềm Mặc, Phú Đình và Bình Thành; Rừng phòng hộ: 8.947,80 ha, chiếm 29,56 %, chủ yếu ở các xã Linh Thông, Lam Vĩ, Quy Kỳ, Tân thịnh, Kim Sơn, Phương Tiến, Phúc Chu; còn lại là rừng sản xuất: 13.779,65 ha, chiếm 45,52 %, phân bố đều trong các xã trên toàn huyện. Việc giao đất giao rừng cho hộ gia đình và Ban quản lý rừng ATK Định Hóa quản lý là: 27.630,93 ha, chiếm 91,29%. Trong đó: Hộ gia đình: 21.053,75 ha, chiếm 69,55 %, cho 7.371 hộ gia đình. (rừng phòng hộ 6.991,18 ha, rừng đặc dụng 2.659,91ha và rừng sản xuất 11.402,66 ha ). Ban quản lý rừng ATK Định Hóa: 6.624,18 ha, chiếm 21,88%( rừng đặc dụng 4.880,07 ha, phòng Hộ 1.285,11 ha, sản xuất 459,0 ha ). Diện tích đất lâm nghiệp còn lại chưa đo giao là: 2.589,50 ha, chiếm 8,55%.
Diện tích này hiện do các hộ gia đình, cá nhân quản lý ổn định bao gồm rừng phòng hộ và sản xuất.
Huyện Định Hóa có diện tích rừng chiếm hơn 60 % diện tích đất tự nhiên có nhiều điều kiện để phát triển các loại cây lâm nghiệp. Chính vì các cây lâm nghiệp được phát triển sản xuất, nên việc lựa chọn ra được loại cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên, đem lại hiệu quả kinh tế cao là một vấn đề cần thiết.
Để so sánh, đánh giá trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tôi đánh giá hiệu quả kinh tế của cây Keo lai và cây Quế. Để làm rõ hơn các chỉ tiêu phát triển cây Keo lai và cây Quế trên địa bàn huyện Định Hóa tôi thực hiện điều tra, khảo sát 120 hộ gia đình sản xuất Keo lai và cây Quế trên địa bàn 04 xã (Tân Thịnh, Lam Vỹ, Linh Thông, Quy Kỳ) của huyện Định hóa. Các hộ được lựa chọn điều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
tra mang tính đại diện cho các vùng trồng Keo lai và cây quế trên địa bàn huyện Định Hóa.
Theo số liệu tại Bảng 3.1 diện tích rừng sản xuất tập trung chủ yếu ở các xã thuộc khu vực phía Bắc của huyện (Linh Thông, Quy Kỳ, Lam Vỹ, Tân Thịnh, Bảo Linh, Kim Sơn, Kim Phượng và Tân Dương) đạt 1.119,04/1.739,79 ha diện tích trồng mới cây Keo(chiếm 64,32 % tổng diện tích trồng mới toàn huyện). Các xã thuộc khu vực phía Bắc huyện Định Hóa có diện tích đất rừng là chủ yếu chiếm hơn 70 % diện tích đất tự nhiên của từng xã, diện tích đất trồng lúa ít và nằm dọc theo các khe suối nên năng suất thấp, điều kiện canh tác khó khăn nên chủ yếu người dân phát triển sản xuất cây lâm nghiệp. Điều kiện trồng quế đối với khu vực phía Bắc thuận lợi, đồi núi có độ dốc không quá cao. Điều kiện khí hậu, thủy văn phù hợp cho rừng sinh trưởng phát triển.
Bảng 3.1. Diện tích trồng mới rừng sản xuất trên địa bàn huyện Định Hóa giai đoạn năm 2016-2018
Đơn vị tính: ha
Đơn vị Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Keo lai Quế Keo lai Quế Keo lai Quế Huyện Định Hóa
966,45 152,45 609,30 60,50 607,61 92,29 Trong đó các xã:
Xã Bảo Cường 22,00 4,40 25,80 2,00 32,2 4,00
Xã Bảo Linh 60,90 1,90 16,20 0,30 13,20 3,80
Xã Bình Thành 106,80 0,80 42,80 14,50 27,30 6,10
Xã Bình Yên 36,30 1,70 18,30 2,20 11,60 5,80
Xã Bộc Nhiêu 71,85 11,55 32,30 3,80 51,11 2,14
Xã Định Biên 0 4,00 9,10 0 4,30 2,10
Xã Điềm Mặc 0 8,10 6,80 0,60 5,10 0,30
Xã Đồng Thịnh 90,50 0 34,40 3,40 17,20 7,60
Xã Kim Phượng 52,30 0,80 19,00 0 12,60 0,20
Xã Kim Sơn 7,80 3,70 11,50 2,10 11,40 3,00
Xã Lam Vỹ 39,30 11,0 42,10 3,70 62,15 4,30
Xã Linh Thông 19,30 3,70 25,60 1,90 19,80 1,50
Xã Phú Đình 8,20 5,70 21,65 2,95 24,20 3,70
Xã Phú Tiến 7,30 3,50 12,10 1,30 15,90 3,90
Xã Phúc Chu 64,10 13,70 33,80 0,80 33,00 7,20
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Đơn vị Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Keo lai Quế Keo lai Quế Keo lai Quế
Xã Phượng Tiến 5,20 4,40 10,30 0,80 35,00 3,80
Xã Quy Kỳ 35,80 18,60 21,10 2,50 50,45 4,20
Xã Sơn Phú 19,90 0 14,50 0 21,30 0,20
Xã Tân Dương 56,50 21,00 29,90 4,10 32,50 1,50
Xã Tân Thịnh 111,70 29,20 100,90 5,70 60,00 4,00
Xã Thanh Định 19,80 1,80 24,90 5,70 13,50 1,35
Xã Trung Hội 40,30 0,80 37,50 1,30 41,80 6,60
Xã Trung Lương 31,20 2,10 18,75 3,40 12,00 15,00
(Nguồn:Phòng Nông nghiệp &PTNT huyện Định Hóa, 2018)
Để làm rõ hơn các chi tiêu phát triển rừng sản xuất trên địa bàn huyện Định Hóa tôi thực hiện điều tra, khảo sát 120 hộ gia đình sản xuất cây Keo lai và cây Quế trên địa bàn 04 xã phía Bắc (gồm xã Linh Thông, xã Tân Thịnh, xã Lam Vỹ, Quy Kỳ ) của huyện Định Hóa. Các xã trên có diện tích trồng mới cây Keo lai và cây Quế cao.
Bảng 3.2. Thông tin về các hộ điều tra
Chỉ tiêu Đơn vị
tính
Loại hộ
Bình quân Khá Trung
bình Nghèo
Số hộ điều tra Hộ 26 70 24
Số hộ đã cho thu hoạch Hộ 23 51 13
Tuổi chủ hộ (Bình quân/hộ) Tuổi 50,91 48,69 43,70 48,07
Nhân khẩu (Bình quân/hộ) Người 4,58 4,47 4,29 4,46
Số lao động (Bình quân/hộ) Lao động 3,08 3,09 2,54 2,98 Diện tích đất sản xuất(Bình
quân/hộ) Ha 21,32 10,92 4,65 11,92
Diện tích đã cho thu hoạch (Bình
quân/hộ) Ha 1,02 0,67 0,35 0,71
Diện tích chưa cho thu hoạch
(Bình quân/hộ) Ha 2,82 1,46 0,85 1,63
Nguồn: số liệu điều tra thực tế (2018)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Các hộ gia đình lựa chọn điều tra mang tính đại diện cho vùng trồng rừng sản xuất trên địa bàn huyện Định Hóa với 26 hộ có kinh tế khá; 70 hộ có kinh tế trung bình; 24 hộ nghèo.
Độ tuổi bình quân của chủ hộ điều tra là 48 tuổi với độ tuổi này các hộ gia đình đã có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý, chăm sóc bảo vệ rừng. Các hộ gia đình có số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao thuận lợi cho việc trồng và chăm sóc cây Keo lai , cây Quế.
Số hộ đã cho thu hoạch là 120 hộ (trong đó hộ khá 23 hộ; hộ trung bình là 71 hộ; hộ nghèo là 26 hộ) cho thấy các hộ nghèo mới bắt đầu trồng rừng và tỷ lệ cho thu hoạch còn thấp. Các hộ khá có diện tích đất sản xuất lớn đã thấy hiệu quả kinh tế nên tiếp tục tăng diện tích trồng.
Bảng 3.3. Diện tích rừng sản xuất năm 2018
(Đơn vị tính: ha)
Loại hộ Diện tích đất sản xuất (Bình quân/hộ)
Diện tích đất có rừng (Bình
quân/hộ)
Tỷ lệ diện tích đất trồng rừng(%)
Khá 21,32 3,76 20,36
Trung
bình 10,92 1,94 18,83
Nghèo 4,65 1,18 25,49
(Nguồn:Số liệu điều tra thực tế năm 2018) Theo kết quả điều tra thực tế diện tích trồng rừng mới chiếm hơn 20%
diện tích đất sản xuất của hộ gia đình sản xuất nông nghiệp. Các hộ giàu có diện tích đất sản xuất lớn bình quân 21,32 ha/hộ; các hộ khá có diện tích đất sản xuất ít hơn bình quân 10,92 ha/hộ; các hộ trung bình có diện tích bình quân 4,65 ha/hộ.
Các hộ khá đã trồng cây lâm nghiệp được nhiều năm nhận thấy trồng rừng có giá trị cao (hộ khá diện tích trồng rừng bình quân là 3,76 ha/hộ chiếm 20,36
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
% diện tích đất sản xuất; hộ trung bình diện tích trồng rừng bình quân là 1,94 ha/hộ chiếm 18,83 % diện tích đất sản xuất). Các hộ nghèo đang bắt đầu trồng rừng với diện tích bình quân là 1,18 ha/hộ. Tuy nhiên tỷ lệ trồng rừng đối với hộ nghèo là 25,49 % diện tích đất sản xuất do hộ nghèo có ít đất sản xuất (diện tích đất sản xuất trung bình 4,65 ha/hộ). Ngoài ra với các chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo đã thực hiện hỗ trợ giống, phân bón cho hộ nghèo để trồng rừng nên diện tích chiếm tỷ lệ cao trong diện tích đất sản xuất.
Bảng 3.4. Diện tích rừng đã cho thu hoạch
(Đơn vị tính: ha)
Loại hộ
Diện tích đã cho thu hoạch (Bình
quân/hộ)
Diện tích rừng (Bình quân/hộ)
Diện tích đất sản xuất (Bình
quân/hộ)
Khá 1,02 3,76 21,32
Trung bình 0,67 1,94 10,92
Nghèo 0,35 1,18 4,65
Trị số trung bình 0,71 2,19 11,92
(Nguồn: số liệu điều tra thực tế năm 2018) Theo Biểu số liệu diện tích rừng đã cho thu hoạch tại các hộ điều tra mới đạt trung bình 0,71 ha/hộ trên diện tích trồng , trung bình là 2,18 ha/hộ đạt gần 30%
diện tích trồng rừng. Diện tích cho thu hoạch cao thuộc nhóm những hộ gia đình khá bình quân là 1,02 ha/hộ, còn nhóm hộ gia đình trung bình có diện tích cho thu hoạch bình quân là 0,67 ha/hộ và nhóm hộ nghèo có diện tích thu hoạch bình quân là 0,35 ha/hộ.
* Về lao động trồng rừng sản xuất
Công lao động trong việc trồng rừng chủ yếu là lao động chăm sóc trong 3 năm đầu khi cây trồng đã khép tán thì việc chăm sóc không còn cần nhiều công lao động. Các hộ trồng rừng có nhân khẩu bình quân 4,5 khẩu/hộ và số lao động bình quân gần 3 lao động/hộ không có sự khác biệt quá nhiều giữa các hộ gia