Yếu tố về chính sách

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế một số loại rừng sản xuất giao cho hộ gia đình trên địa bàn huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 56 - 59)

3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất

3.3.7. Yếu tố về chính sách

Thường trực Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện luôn xác định đây là chương trình quan trọng, cần tập trung mọi nguồn lực để tổ chức thực hiện với quyết tâm chính trị cao nhất.

Hàng năm Hội đồng nhân dân huyện đều ban hành Nghị quyết về thực hiện Phương án trồng cây Quế, keo lai trên địa bàn huyện.

Ban chấp hành Đảng bộ huyện đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/HU về đẩy mạnh thực hiện trồng cây Quế và chiết xuất các sản phẩm từ cây quế giai đoạn 2018- 2020, tầm nhìn 2030; Ban Thường vụ Huyện uỷ đã ban hành Chỉ thị số 20-CT/HU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể đối với chương trình trồng Quế; Ủy ban nhân dân huyện đã xây dựng Kế hoạch số 136/KH-UBND về thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/HU của BCH Đảng bộ huyện, trong đó đã xác định mục tiêu cụ thể, phân công nhiệm vụ cho các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn triển khai thực hiện, đồng thời cũng đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện chương trình trồng cây Quế của huyện.

Hàng năm Ủy ban nhân dân huyện có chỉ đạo giao chỉ tiêu, kế hoạch trồng rừng cho các xã, thị trấn đồng thời ban hành văn bản chỉ đạo các cơ quanliên quan, UBND các xã triển khai thực hiện. (Nguồn: Ban quản lý rừng ATK Định Hóa, 2018).

Với các chủ trương, chính sách của Đảng bộ, Chính quyền huyện Định Hóa đã khuyến khích, hỗ trợ người dân phát triển trồng cây quế trên địa bàn huyện Định Hóa.Nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng sang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

trồng quế. Diện tích trồng quế của các hộ gia đình tăng nhanh trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018.

Đặc biệt, với chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ;

Chính sách phát triển rừng sản xuất theo Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ các doanh nghiệp đã tìm hiểu điều kiện tự nhiên, khí hậu và thực hiện đầu tư các dự án trồng quế trên địa bàn huyện Định Hóa.

Tại Quyết định số 3631/QĐ-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã phê duyệt Dự án Ứng dụng khoa học kỹ thuật trồng Quế thuộc Đề án “Cánh rừng mẫu lớn” xã Quy Kỳ, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013-2020 trong đó chủ đầu tư dự án là Công ty cổ phần đầu tư phát triển rừng Việt Bắc.

Tại Quyết định số 3143/QĐ-UBND ngày 24 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã quyết định cho chủ đầu tư là Hợp tác xã Lâm nghiệp Hợp Lực được trồng rừng gỗ lớn năng suất, chất lượng cao kết hợp trồng cây quế, cây dược liệu tại huyện Định Hóa.

Tại Quyết định số 3144/QĐ-UBND ngày 24 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã quyết định cho chủ đầu tư Công ty TNHH Vũ Hoa được xây dựng mô hình trồng cây quế để chiết xuất tinh dầu tại huyện Định Hóa.

Như vậy với các chính sách hỗ trợ của Nhà nước hiện nay việc sản xuất cây quế đang được phát triển cả về mặt diện tích trồng quế và chất lượng các sản phẩm từ cây quế. Đã thu hút được các hộ gia đình và các tổ chức thực hiện phát triển sản xuất cây quế.

Các chính sách phát triển cây quế trên địa bàn huyện được thực hiện đã hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất cây quế, keo lai qua đó đã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

tạo được hiệu ứng tích cực trong sản xuất lâm nghiệp nói chung và phát triển sản xuất cây quế và cây keo lai.

3.4. Những khó khăn mà hộ gặp phải trong hoạt động kinh doanh rừng trồng Hoạt động kinh doanh rừng trồng của hộ gia đình thường bị chi phối bởi nhiều yếu tố, và trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ. Qua tìm hiểu, thu thập ý kiến của người trồng rừng, hoạt động kinh doanh rừng trồng của hộ gia đình hiện nay đã và đang gặp phải rất nhiều khó khăn.

+ Công tác giống có vai trò rất quan trọng trong trồng rừng, nó quyết định năng suất và chất lượng của rừng trồng kinh tế. Vì thế để phát triển bền vững rừng trồng kinh tế, trước hết phải chú trọng làm tốt công tác giống. Tuy nhiên, một số hộ ở Định Hóa đặc biệt là những hộ ở vùng sâu, vùng xa, dân tộc ít người phương tiện đi lại không có nên mua nguồn giống từ những người lái buôn, nguồn gốc không rõ ràng.

+ Trong hoạt động trồng rừng, kiến thức về kỹ thuật trồng rừng và chăm sóc rừng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, phát triển và năng suất của cây rừng.

đặc biệt là đối với hộ dân tộc ít người, họ ít quan tâm đến kỷ thuật trồng rừng:

đào hố để trồng rừng nhỏ nên rễ lâu phát triển, trồng cây không theo hàng lối, có chổ dày chổ thưa dẫn đến tình trạng cây không phát triển đều, những nơi trồng dày thì cây chen lấn nhau để phát triển. Điều này đã gây ảnh hưởng đến sức tăng trưởng, phát triển của cây rừng, và ảnh hưởng tới sản lượng cho khai thác.

+ Đa số người dân đều muốn mở rộng quy mô trồng rừng sản xuất nhưng họ khó khăn về đất đai (quỹ đất chính quyền cấp cho họ còn ít).

+ Điều kiện vận chuyển ở Định Hóa khó khăn, đường dốc quanh co, nhỏ.

Trong hoạt động trồng rừng, đường sá ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính, nếu cơ sở hạ tầng thuận lợi cho việc vận chuyển cây giống, phân bón và khai thác sản phẩm thì chi phí vận chuyển thấp, hiệu quả tài chính cao.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế một số loại rừng sản xuất giao cho hộ gia đình trên địa bàn huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)