Chương 1:KHÁI QUÁT VỀ VĂN XUÔI DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚIPHÍA BẮC VÀ GIỚI THUYẾT VỀ NỮ QUYỀN TRONG VĂN HỌC
1.1. Khái quát về văn xuôi dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc
1.1.2. Đặc điểm nội dung, nghệ thuật
Về nội dung:Vùng miền núi và cuộc sống của đồng bào các dân tộc miền núi là mảnh đất chứa đựng nhiều tiềm năng cho công việc sáng tạo.Hòa cùng dòng chảy với văn học dân tộc, từ sau kháng chiến chống thực dân Pháp, văn xuôi DTTS miền núi phía Bắc đã học tập và kế thừa thành tựu của văn xuôi người Kinh viết về miền núi, các cây bút văn xuôi DTTS miền núi phía Bắc đã đem đến cho độc giả những hiểu biết chân thực, toàn diện và đầy đủ hơn về cuộc sống, con người, về các phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc ít người qua các giai đoạn lịch sử của đất nước, luôn gắn liền với sự vận động, sự đổi thay từng ngày, từng giờ của cuộc sống con người và thiên nhiên miền núi.
Nếu như thơ ca các DTTS đã phản ánh về hiện thực đời sống và con người vùng cao cả thời kì kháng chiên chống Pháp thì văn xuôi các DTTS lại chủ yếu phản ánh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, cuộc kháng chiến chống Mỹ ở miền Bắc. Đầu TKXX, xuất hiện một số tác phẩm của nhà văn người Kinh viết về đời sống sinh hoạt của người dân tộc thiểu số ở miền núi như Thế Lữ với tập truyện Vàng và máu (1934),Lan Khai với Truyện đường rừng,Dấu ngựa trên sương (1940), Suối đàn (1942)… Nói vềLan Khai, ông là một cây bút viết về miền núi gây được sự chú ý đặc biệt của độc giả thời bấy giờ. Sinh ra và găn bó với chốn sơn lâm trong một gia đình nhà nho kiêm lương y, bằng tài năng và
nghị lực, Lan Khai được các nhà phê bình đương thời coi là một trong những nhà văn mở đường cho một trào lưu văn học mới, là "Nhà nghệ sĩ của rừng núi"
(Trương Tửu). Trong các trang viết của Lan Khai, ta thấy ông hóa thân vào thiên nhiên rừng núi, phong tục tập quán, phân thân mình vào số phận nhân vật đặc biệt là người phụ nữ. Nhưng dù thế nào đi nữa, là những nhà văn người Kinh và giống như những người du khách nếu có gắn bó thì vẫn có cách tiếp cận mang tính chủ quan với tư cách là người ngoài cuộc.
Trongnhững năm 50 -60 của thế kỷ XX, khi miền Nam đang đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược, miền Bắc đang trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội thì ở miền núi phía Bắc đã xuất hiện một số tác phẩm của tác giả người DTTSnhư Nông Viết Toại, Nông Minh Châu, Triều Ân, Vi Thị Kim Bình…Họ cho ra đời những tác phẩm viết về dân tộc mình với cái nhìn của người trong cuộc.Các tác giả đều bộc lộ rõ ý thức dùng văn chương làm phương tiện để phục vụ chính trị, các tác phẩm mang nội dung chủ yếu là phản ánh cuộc đấu tranh cứu quốc vĩ đại của dân tộc, tuyên truyền cách mạng, ca ngợi quê hương đất nước và con người miền núi trong giai đoạn mới bám sát đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong từng giai đoạn cụ thể như: tổ chức cuộc sống định canh, định cư, xây dựng hợp tác xã nông nghiệp,xây dựng làng bản quê hương, xây dựng công trình thuỷ lợi, khai thác mỏ, rồi tòng quân,đánh giặc
“…hình ảnh những người dân tộc quyết tâm bám giữbản làng khỏi sự tàn phá của kẻ thù đã trở thành những biểu tượng đẹp đẽ của tình yêu nước thiết tha, sâu nặng. Họ không chỉ là những người trực tiếp cầm súng chiến đấu hay có mặt nơi chiến trường mà lòng yêu nước ấy còn có ở những người đang ngày đêm lao động để làm hậu phương vững chắc cho người lính”[13, tr. 130].Đặc biệt là hình ảnh con người miền núi với khát vọng “đi về phía sáng” trong công cuộc xây dựng xã hội mới được phản ánh khá rõ nét. Đọc tác phẩm Ché Mèn được đi họp của Nông Minh Châu, người đọc đã bắt gặp hình ảnh Ché Mèn, một nữ thanh niên miền núi giác ngộ và trưởng thành trong quá trình xây dựng cuộc sống mới
“Mèn nhờ bạn viết giúp lá đơn. Từ đó Mèn là một đoàn viên thanh niên lao động.
Mèn được biết về Đoàn, Mèn càng gần Đảng. Cái hăng hái của Mèn càng rõ ràng” [37, tr.127]. Ché Mèn dù mới 18 tuổi nhưng cô đã dám chống lại các hủ tục mê tín, lạc hậu của đồng bào mình, đưa khoa học kĩ thuật vào phát triển sản xuất mang lại ấm no cho gia đình và làng bản. Quả vậy, sau Ché Mèn là hàng loạt nhân vật trẻ náo nức, mê say trong công cuộc lao động dựng xây chủ nghĩa xã hội. Tóm lại văn xuôi thời kỳ này chủ yếu viết về con người, quê hương miền núi, mang đến hơi thở và nhịp đập của núi rừng. Ngòi bút của họ chạm đến từng kẽ lá, từng ngọn cỏ, từng mảnh đời, từng số phận nơi miền núi.Khơi thông một vấn đề tưởng chừng còn xa lạ với tư duy của người miền núi đó là đặt nhân vật trung tâm là người phụ nữ DTTS dám đứng lên đòi quyền sống, quyền được yêu, được thỏa mãn khát vọng bản năng.
Từ sau 1975 và đặc biệt là từ sau 1986, đây là thời kỳ mà văn xuôi DTTS phát triển khá mạnh mẽ“Dưới ánh sáng soi đường của Đảng, cuộc sống của đồng bào vùng cao từng bước khởi sắc. Vẫn là sự hào hứng của kiến thiết, dựng xây, đổi mới cuộc sống nhưng hiện thực miền núi có những sắc màu riêng, vấn đề riêng- chung làm nên chất liệu thực tế của văn xuôi” [13, tr134].Trong không khí hòa bình và xây dựng cuộc sống mớixuất hiện trong trang viết của các nhà văn là những con người mới, cuộc sống mới trên tất cả các mặt trận sản xuất và chiến đấu, ca ngợi sự đổi đời của nhân dân các dân tộc từ cuộc sống nô lệ tối tăm đã vươn lên làm chủ cuộc đời, làm chủ khoa học kỹ thuật, ca ngợi cuộc đấu tranh chống những hủ tục lạc hậu, mê tín, dị đoan, chống bảo thủ, tham ô, qua các tác phẩm như:Đất bằng, Vãi Đàng của Vi Hồng. Cảm hứng phê phán cái cũ, cái lạc hậu còn được thể hiện ở nhiều tác phẩm như: Hai mẹ con của Triều Ân; Gánh nước cuối cùng của Nông Viết Toại…Sáng tác của Vi Hồng ra đời trong thập niên chín mươi của thế kỉ XX đã đề cập tới những vấn đề nóng bỏng của xã hội miền núi đương đại, mà khẩn thiết nhất là cuộc đấu tranh đầy căng thẳng, gay go giữa hai lực lượng đối lập và thù địch: tốt - xấu, thiện - ác. Vấn đề người cán bộ,
người trí thức trong xã hội miền núi hiện thời cũng là những trăn trở và suy nghĩ đau đáu trong tư duy của nhà văn. Nhân vật như Tú, Quản, On…được nhà văn Vi Hồng xây dựng như những tấm chân dung điển hình về người trí thức giàunghị lực, vượt mọi khó khăn để khẳng định mình. Sáng tác của Cao Duy Sơn hấp dẫn người đọc ở cách cảm nhận mới mẻ và chân thực về tâm hồn và tính cách đồng bào miền núi, ở ý thức soi chiếu nhân vật dưới góc độ đời tư và một ngôn ngữ đậm chất văn xuôi.Hiện thực cuộc sống mà nhà văn đề cập đến trong những tác phẩm của mình là những vấn đề muôn thủa của cuộc đời về số phận con người đặc biệt là người phụ nữ. Những câu chuyện tình với những mối tình lỡ dở, không được hưởng hạnh phúc trọn vẹn của Khơ và Dình, Sinh và Ếm, Khuề và Ban…Mặc dù vậy, trong tâm hồn họ luôn chứa đựng sự chân thành và thủy chung. Dù cho vật đổi sao dời thì tình cảm thủy chung ban đầu của họ vẫn vẹn nguyên không thay đổi. Ngoài ra Cao Duy Sơn cũng vẽ lên hiện thực về cuộc sống đầy gian khổ của những giáo viên cắm bản, với bao gian khó, cực nhọc nhưng vì tình yêu với núi rừng, vớibà con dân bản mà họ sẵn sang cống hiến sức trẻ của mình nơi vùng cao…Đó cũng là những hình ảnh đẹp và đầy xúc động trong những sáng tác của các nhà văn DTTS.
Khi mà đời sống dân chủ cởi mở và cơ chế xuất bản, in ấn, phát hành thuận lợi khiến cho số lượng tác phẩm xuất bản nhiều chưa từng có trong một thời gian ngắn. Văn xuôi DTTS thời kì này có nhiều tác phẩm hướng về công cuộc xây dựng đời sống, phát triển kinh tế ở miền núi và cả những vấn đề cũ mà trước đây do cái nhìn hạn hẹp và vốn sống chưa phong phú nên văn xuôi DTTS còn chưa đề cập tới. Các nhà văn hướng ngòi bút của mình phản ánh cuộc đấu tranh gian khổ trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, xây dựng cuộc sống mới nơi vùng cao, dám nhìn thẳng vào sự thật để phản ánh những lối sống thực dụng,vô đạo đức của một bộ phận người dân miền núi đã phá vỡ sự bình yên, trong trẻo vốn có của núi rừng như: Gió hoang(1992) của Ma Trường Nguyên; Cao nguyên trắng của Mã A Lềnh; Vùng đồi gió quẩn(1994) của Sa Phong Ba;Đàn trời
(2006), Chòm ba nhà(2009)của Cao Duy Sơn…
Nhiều nhà văn DTTS có ý thức đi sâu tìm hiểu cuộc đời và thân phận con người. Đặc biệt với sự xuất hiện của các nữ nhà văn DTTS, do sự nhạy cảm của giới mình đã có những trang viết cảm động chia sẻ và cảm thông sâu sắc với số phận nhiều éo le trắc trở của những người phụ nữ miền núi. Một số tác phẩm đã thể hiện hạnh phúc cá nhân, đời thường, những câu chuyện về tình yêu nhiều sóng gió… Đặc biệt là đi sâu khai thác số phận những người phụ nữ để thấy được bức tranh toàn cảnh về những người phụ nữ vùng cao bao đời bị sự kìm kẹp bởi những hủ tục lạc hậu, bị đày đọa cùng với bao khó khăn, thử thách trong cuộc sống nhưng luôn khát khao được hạnh phúc và vươn lên để thể hiện chính mình.
Trong tâm hồn họ vẫn ánh lên những phẩm chất tốt đẹp, những hoài bão ước mơ về một tương lai tươi sáng.
Về nghệ thuật: Có thể khẳng định, nghệ thuật xây dựng nhân vật và việc sử dụng ngôn ngữ giản dị, linh hoạt, mang đậm sắc thái dân gian là những hình thức nghệ thuật độc đáo của văn xuôi DTTS miền núi phía Bắc đã tạo nên một bản sắc riêng cho bộ phận văn học này. Pautopxki đã nói: "Những nhân vật và những tính cách sinh động chính là tấm huân chương cao quí của nhà văn", nhân vật giữ một vai trò hết sức quan trọng trong thành công của một tác phẩm, một tác giả văn học.
Với các nhà văn DTTS khi xây dựng nhân vật trong các sáng tác của mình đều chịu ảnh hưởng của thi pháp dân gian, kết thúc đều là kẻ ác bị trừng trị, người tốt được hưởng hạnh phúc. Khi xây dựng bất kì một loại nhân vật nào, các nhà văn luôn chú ý tới việc khắc họa tính cách của nhân vật qua đó thể hiện quan niệm của tác giả và tư tưởng nghệ thuật của nhà văn.Mỗi nhân vật đều được khám phá trên nhiều khía cạnh về ngoại hình, tính cách, hành động, suy nghĩ, cảm xúc... Và đặc biệt về thế giới nội tâm nhân vật. Một điều đáng chú ý ở đây là những sáng tác viết về người phụ nữ miền núi với vẻ đẹp mộc mạc, chân thực và đặc biệt viết về người con gái đẹp miền núi, các nhà văn thường ưu ái ví họ
như“Những bông hóa trên vách núi” hoặc “đẹp như một nàng tiên”.Người phụ nữ bên cạnh vẻ đẹp là nét tính cách đảm đang, khéo tay, chăm chỉ và ngời lên những phẩm chất cao quí - đó là lòng thủy chung, là tình yêu say đắm, nồng nàn đầy sự hy sinh để đến với tình yêu, để được yêu, để gìn giữ và bảo vệ tình yêu.
Là sự dũng cảm vượt qua mọi rào cản của tục lệ cổ hủđể khát khao sống và vươn lên.
Ngôn ngữ nghệ thuật được sử dụng chủ yếu trong các tác phẩm văn xuôi DTTS đậm chất liệu dân gian.Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất, là chất liệu của văn chương. Sáng tạo ngôn ngữ là một trong những mục tiêu quan trọng của sáng tác văn chương. Những chân lí hiển nhiên đó đã được nêu ra từ lâu, nhưng không phải lúc nào cũng được nhận thức đầy đủ và được coi trọng trong thực tiễn sáng tác và tiếp nhận văn học.Với sự giản dị, mộc mạc, thông tục mà thẳng thắn và chân thành, người DTTS là những người sống yêu thương, đùm bọc, giàu tình nghĩa, họ không vòng vo mà rất thật thà, thẳng thắn dễ hiểu do vậy ngôn ngữ mà các nhà văn sử dụng trong các sáng tác văn xuôi của mình vô cùng gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của họ, phù hợp với tư duy và đáp ứng tâm tư, tình cảm của con người miền núi.Một số tác giả đã đưa chính ngôn ngữ của dân tộc mình vào trong các sáng tác giúp người đọc hiểu sâu hơn về cách cảm, cách nghĩ của người dân tộc.Mã A Lềnh là một minh chứng như vậy. Ông đã không ngần ngại đưa những từ ngữ riêng của người Mông vào trong sáng tác của mình. Vi Hồng,Nông Viết Toại và Cao Duy Sơnlại rất hay sử dụng các thành ngữ, tục ngữ tiếng Tày vào trong các sáng tác của mình… Có thể thấy: “Cách đưa nguyên văn câu chữ tiếng dân tộc không dịch như vậy tuy khiến cho người đọc dân tộc khác khó tiếp thu, nhưng mặt khác nó rất giàu sức gợi và góp phần thể hiện bản sắc dân tộc nhờ hệ thống ngữ âm thể hiện điệu tâm hồn đặc trưng của mỗi tộc người”
[35, tr.226] đã khẳng định bản lĩnh của những con người cầm bút.
Ngoài ra các thủ pháp nghệ thuật như ví von, so sánh, liên tưởng cũng được các nhà văn sử dụng để phản ánh tư duy của người miền núi như:“Cái tính
thẳng như đường tên bay, dễ nổi nóng như gấu ai còn lạ” hay vui thì khuôn mặt
“sáng ngời như khuôn trăng tỏa ánh hào quang”, buồn thì“sa sầm như một vùng mây đậm”. Một số tác giả lại hay sử dụng các thành ngữ, tục ngữ đậm màu sắc dân gian tiêu biểu là những sáng tác của Vi Hồng, ông sử dụng với tần số cao những câu thành ngữ, tục ngữ của dân tộc Tày như “nhốt gió được trong lòng bàn tay”, “thấy quả vọc quả, gặp hoa nhai hoa”…Cao Duy Sơn cũng dùng các thành ngữ, tục ngữ để thể hiện tâm tư, tình cảm, phẩm chất và tính cách nhân vật…Qua các thành ngữ, tục ngữ đặc trưng của đồng bào dân tộc cho thấy vốn sống, vốn hiểu biết vô cùng phong phú của các tác giả người DTTS.