Xây dựng nhân vật qua đời sống nội tâm

Một phần của tài liệu Vấn đề nữ quyền trong sáng tác của một số nhà văn dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía bắc việt nam (Trang 72 - 75)

Chương 3:VẤN ĐỀ NỮ QUYỀN TRONG SÁNG TÁC CỦA MỘT SỐ NHÀ VĂN DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẮCNHÌN TỪ GÓC ĐỘ NGHỆ THUẬT

3.1. Nghệ thuật xây dụng nhân vật nữ

3.1.2. Xây dựng nhân vật qua đời sống nội tâm

Trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, thế giới nội tâm của nhân vật luôn là một vấn đề phức tạp và khó nắm bắt. Với tư cách là người dẫn chuyện, người kể chuyện, nhà văn có thể sử dụng ngôn ngữ để miêu tả nội tâm nhân vật thông qua độc thoại nội tâm, đối thoại nội tâm…Khái niệm nội tâm nhằm chỉ toàn bộ những biểu hiện thuộc cuộc sống bên trong của nhân vật. Đó là những tâm trạng, những phản ứng tâm lí, những suy nghĩ…của nhân vật trước cảnh ngộ, trước tình huống mà nhân vật gặp phải trong cuộc đời. Trong quá trình phát triển của văn học, việc thể hiện nhân vật qua nội tâm ngày càng có vai trò quan trọng nhất là đối với văn xuôi. Có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sức sống của một tác phẩm, nội tâm nhân vật có điểm độc đáo riêng biệt giúp bạn đọc thấy được rõ “những bí ẩn của tâm hồn, phẩm chất, lí tưởng” của nhân vật. Nội tâm giúp nhân vật được sống, được trải đời với cá tính riêng, cảm xúc riêng…giúp họ được là chính họ. Đời sống nội tâm con người là công cụ, phương tiện để thể hiện tính cách, do đó việc thể hiện thế giới nội tâm nhân vật được đánh giá cao trong nghệ thuật tiểu thuyết

hiện đại.

Bên cạnh việc miêu tả ngoại hình nhân vật, các nhà văn như Vi Hồng, Cao Duy Sơn, Bùi Thị Như Lan đều chú trọng khắc họa nội tâm nhân vật. Điều đó chúng tỏ nhà văn hiểu sâu sắc về cuộc sống và con người, nắm bắt được những biểu hiện và diễn biến của đời sống bên trong nhân vật. Qua đó cũng khẳng định được các tính sáng tạo của mình, ghi được dấu ấn trong thế giới văn chương và trong lòng bạn đọc. Nội tâm nhân vật được Vi Hồng khắc họa bằng lời kể, bằng độc thoại nội tâm và qua cảnh vật. Độc thoại nội tâm là “Lời phát ngôn của nhân vật nói với chính mình, thể hiện trực tiếp quá trình tâm lí nội tâm, mô phỏng hoạt động cảm xúc, suy nghĩ của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó” [10, tr.122].Đỉnh cao của sự thể hiện tình cảm, suy nghĩ của nhân vật là khi nhân vật đó tự đối diện với chính bản thân mình và nói với chính bản thân mình. Nói đến nhân vật Đàng là nói đến sức sống và tình yêu mãnh liệt. Đàng đã vượt qua mọi cảnh ngộ, mọi thử thách khổ đau: “Đi đến đâu? Núi rừng không cùng này còn có một góc trời nào sống không?...Ta phải sống”[16,tr.22]. Hay để diễn tả tâm trạng uất ức, buồn đau, lo sợ của nhân vật nhà văn thường dùng những hình ảnh thiên nhiên. Chẳng hạn khi miêu tả tâm trạng lo sợ của Đàng: “thỉnh thoảng một con nai giật mình, chạy gãy cây, gây náo động cả một khoảng đại ngàn. Những con chim nhỏ sợ hãi kêu chiêm chiếp”.Sự giật mình, sợ hãi của con chim nhỏ cũng chính là nỗi lo sợ trong con người Đàng khi bị gắn cho tội danh “ma gà”.

Đến với nhân vật Viền trong Đất bằng, đau khổ khi biết Viền và Xanh không đến được với nhau, trong tim cô luôn vang lên tiếng gọi của tình yêu: “Ơi anh Xanh! Làm sao, làm sao, em còn được đến bên anh! Làm sao ta còn được gọi tên nhau. Viền thầm thì với mình, lòng rộn quặn những cơn đau…” [15, tr.116].Là người DTTS nên Vi Hồng thấu hiểu từng cảnh ngộ của những người phụ nữ và đã khám phá và miêu tả thành công đời sống nội tâm nhân vật, giúp chúng ta hiểu thêm về tâm hồn người phụ nữ miền núi.

Cuộc sống chính là điều kiện cần và đủ để hình thành nên sắc thái tâm lý của con người và biến cố lại tác động trực tiếp tới những chuyển biến trong nội

tm con người. Cao Duy Sơn đã thành công trong việc xây dựng một hệ thống nhân vật, đặc biệt là nhân vật nữ có đời sống nội tâm phong phú, phức tạp nhưng lại rất kín đáo. Trong quá trình khắc họa đời sống nội tâm nhân vật, ông quan tâm đến những lời bộc bạch của nhân vật và sử dụng nó như một phương tiện hỗ trợ đắc lực trong việc phơi bày những sắc thái cảm xúc của nhân vật. Là một người dân tộc Tày, hơn ai hết nhà văn sẽ hiểu đúng và sâu sắc nội tâm nhân vật mà mình xây dựng. Đặt Mảy Lìn trước một sự việc quan trọng của cuộc đời, Cao Duy Sơn đã để nhân vật đắm chìm trong dòng ý thức trước khi đưa ra quyết định cuối cùng: “Thị không có quyền đó, một gia đình, một hạnh phúc mới đang nằm trong tầm tay của mình. Không ai ngoài mình quyết định được việc này. Chờ lão Phu ư? Biết đến bao giờ lão mới trở về. Còn hạnh phúc nếu buông ra lúc này sẽ tuột mất vĩnh viễn. Cơ hội chỉ đến một lần, thế mà nó vẫn đến với ta lần thứ hai.

Số trời đã định, sao ta có thể lưỡng lự, né tránh. [49, tr.13].Để khắc họa thế giới nội tâm của nhân vât một cách toàn vẹn và đầy đủ nhất, Cao Duy Sơn đã soi chiếu nội tâm nhân vật từ những rung động, quằn quại ẩn sâu bên trong. Nhà văn sử dụng thủ pháp độc thoại nội tâm và xem nó như một trợ thủ đắc lực trong việc phơi bày cảm xúc nhân vật. Nỗi nhớ da diết của tình yêu đôi lứa thường đi liền vơi nỗi buồn, niềm khát khao được nhìn thấy nhau. Nhân vật Dình đã từng bộc bạch: “Một ngày không nhìn thấy anh là một ngày thế gian không có nắng, không có gió, rừng không nở hoa và không có tiếng chim hót…Anh hãy sớm trở về đây cho em được nhìn thấy mặt. Trên đời này em chỉ biết thương có mình Khơ thôi”.

[52, tr.107]. Tình yêu mặc dù phải xa cách nhưng điều đó cũng hé lộ khát khao hạnh phúc, tấm lòng thủy chung của người phụ nữ miền núi. Việc sử dụng hàng loạt những từ phủ định “không” khiến nỗi nhớ như cơn thác lũ dâng trào và khát khao được gặp người thương càng cháy bỏng.

Trong các sáng tác của Bùi Thị Như Lan, cũng là phụ nữ nên việc khám phá và miêu tả đời sống nội tâm nhân vật nữ là thế mạnh của chị. Nhà văn đã đi sâu khai thác, tìm hiểu những điều thầm kín, ẩn ở đáy sâu tâm hồn nhân vật

để thấy được suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật. Những lời đối thoại nội tâm của nhân vật Tôi: “Sao tôi không rì rầm nói chuyện với dòng Nậm Ún như mọi khi?

Tôi bỗng thở dài sườn sượt, ừ thì mọi chuyện mấy năm qua đi rồi sao tôi không dám nói ra sự thật với anh?...liệu anh Dân có tha thứ cho tội lỗi của tôi không?”[31, tr.71]. Hoặc có những đoạn đối thoại nội tâm trong đó nhân vật tự chất vấn lương tâm mình: “Làm thế nào để vùa làm mế vui, vừa có được anh?” [31, tr.108].

Có đoạn văn nhà văn như đã hóa thân vào nhân vật để diễn tả tâm trạng đau đớn, trong đêm tân hôn khiến Sang và Sao đau khổ: “Một sự nhầm lẫn tệ hại xảy ra. Và không ai khác, chính tôi là người phải hứng chịu. Tôi chạy ra khỏi nhà.... Đi đâu tôi cũng không biết nữa…” [29, tr.125].Đây là một vài ví dụcho thấy nhà văn đã khám phá và miêu tả đời sống nội tâm nhân vật một cách phong phú đôi khi cũng rất phức tạp của người phụ nữ. Qua đây cũng có thể thấy, với sự kế thừa văn học truyền thống và sự vươn lên tự làm mới mình. Các nhà văn DTTS đặc biệt là Vi Hồng, Cao Duy sơn và Bùi Thị Như lan đã tái hiện bức tranh đời sống nội tâm bên trong người phụ nữ miền núi, đó là những con người có đời sống nội tâm phong phú, phúc tạp, nhưng lại lặng lẽ và kín đáo. Điều này đã thể hiện những đặc thù của lối viết nữ bày tỏ mong muốn được giãi bày, được chia sẻ của người phụ nữ.

Một phần của tài liệu Vấn đề nữ quyền trong sáng tác của một số nhà văn dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía bắc việt nam (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)