Vai trò của từ láy trong tác phẩm văn chương

Một phần của tài liệu Từ láy trong tác phẩm số đỏ của vũ trọng phụng (Trang 28 - 35)

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.3. Vai trò của từ láy trong tác phẩm văn chương

Tác giả Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hòa đã xếp từ láy là một loại phương tiện tu từ từ vựng, một cơ sở để hình thành biện pháp tu từ ngữ âm.

Với đặc điểm ngữ âm là sự hòa phối âm thanh, từ láy đã tạo ra những điểm nhấn đáng chú ý trong lời văn, câu thơ. Chúng gợi cho người đọc những ấn tượng mới mẻ, tạo điều kiện để trí tưởng tượng hoạt động. Từ láy nói riêng và các yếu tố láy âm nói chung luôn cho ấn tượng nhòe về nghĩa, vang về âm,

29

hạn chế về hoạt động ở thang độ cao nhất - đây lại là yêu cầu hàng đầu đối với ngôn ngữ nghệ thuật, nhất là ngôn ngữ thơ luôn yêu cầu có độ dư vang, sự mơ hồ của câu chữ, từ đó thôi thúc độc giả phải vận dụng mọi giác quan để cảm hiểu tác phẩm. Kết quả là khi đi sâu nghiên cứu vốn ngôn ngữ, Nguyễn Phan Cảnh đã thiết lập được trật tự: Dãy thuần Việt - Hán Việt - láy nghĩa - láy âm.

Càng đi về phía tay phải, các yếu tố càng thuộc tài sản ngôn ngữ nghệ thuật.

Tác giả Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa cũng đưa ra nhận định về vái trò của từ láy như sau: “Không có một danh mục, một cuốn từ điển nào có thể ghi chép đầy đủ những từ láy đang sản sinh và được dùng trong lời nói hằng ngày. Đó là cả một kho tàng phong phú vô tận mà mỗi từ có thể nói là một bức tranh nhỏ nhất về sự vật và tâm trạng con người” [26, 185].

Trong cuốn “Từ láy trong tiếng Việt”, tác giả Hoàng Văn Hành đã chỉ rõ giá trị của từ láy ở các điểm: giá trị gợi tả, giá trị biểu cảm và giá trị phong cách. Chính là vai trò của từ láy trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật - phong cách ngôn ngữ đặc trưng của các tác phẩm văn chương.

Trong đời sống, từ láy có khả năng làm cho người đọc, người nghe cảm thụ và hình dung được một cách cụ thể, tinh tế và sống động màu sắc, âm thanh, hình ảnh về đối tượng mà từ biểu hiện, gợi ra nơi người đọc những sự liên tưởng, thì trong văn chương khả năng đó càng được phát huy hơn bao giờ hết. Các nhà thơ, nhà văn đều chú ý khai thác hiệu quả nghệ thuật của từ láy khi thai nghén đứa con tinh thần của mình. Những tác gia lớn của văn học dân tộc đều là những người đã khai thác triệt để tiềm năng của từ láy để xây dựng hình tượng nghệ thuật.

1.4. Vài nét về tác giả Vũ Trọng Phụng và tác phẩm Số đỏ 1.4.1. Tác giả Vũ Trọng Phụng

Vũ Trọng Phụng quê ở làng Hào, huyện Mỹ hào, tỉnh Hưng Yên nhưng ông sinh ra, lớn lên và mất tại Hà Nội. Cha ông là Vũ Văn Lâm làm thợ điện ở

30

Gara - Chảlé Boillot. Cha ông mất khi ông mới được 7 tháng tuổi. Vũ Trọng Phụng được mẹ là bà Phạm Thị Khách ở vậy nuôi con ăn học.

Sau khi học xong tại trường Hàng Vôi, Vũ Trọng Phụng phải thôi học để kiếm sống vào năm 14 tuổi. Ông có may mắn được hưởng thụ chế độ giáo dục mới do toàn quyền Pháp đề xướng và là một trong những lứa thanh niên Việt Nam đầu tien được giáo dục bằng tiếng Pháp và chữ quốc ngữ. Đó là lí do ông luôn thần tượng nền văn hóa Pháp và là lớp nhà văn tích cực truyền bá chữ quốc ngữ và lấy viết văn, làm báo là công việc chính của đời mình.

Cả cuộc đời Vũ Trọng Phụng sống trong nghèo khổ, vì còn bà nội và mẹ già nên dù lao động cật lực, ngòi bút của ông vẫn không đủ nuôi gia đình. Tuy viết về các tệ nạn, thói ăn chơi nhưng Vũ Trọng Phụng là một người đạo đức và sống rất kham khổ. Vì vậy mà ông mắc phải căn bệnh lao phổi. Trên giường bệnh, ông đã phải thốt lên với Vũ Bằng: “Nếu mỗi ngày tôi có một miếng bít tết để ăn thì đâu có phải chết non như thế này”.

Vũ Trọng Phụng là một nhà văn lớn đầy tài năng. Ông đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của văn học Việt Nam theo hướng hiện đại hóa trước hết là ở lĩnh vực tiểu thuyết.

Năm 1934, Vũ Trọng Phụng cho ra mắt cuốn tiểu thuyết tâm lí đầu tay

“Dứt tình” đăng trên tờ hải Phòng tuần báo. Năm 1936, ngòi bút tiêu biểu của ông được nở rộ, chỉ trong vòng một năm, 4 cuốn tiểu thuyết lần lượt xuất hiện trên các báo, thu hút sự chú ý của công chúng. Cả 4 tiểu thuyết: Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê, Làm đĩ đều hiện thực, đi sâu vào các vấn đề xã hội. Trong đó, Số đỏ xuất sắc hơn cả, được xem như một tác phẩm lớn nhất của Vũ Trọng Phụng, một vài nhân vật, câu nói trong Số đỏ đã đi vào ngôn ngữ đời sống hằng ngày.

Tiểu thuyết của ông đã xây dựng nên bức tranh xã hội đen tối lúc bấy giờ như ông đã từng phát biểu: “Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và các nhà văn cùng chí hướng như tôi, muốn tiểu thuyết thực sự là ở đời… Các ông muốn theo tiểu thuyết tuỳ thời, chỉ nói cái gì thiên hạ thích nghe nhất là sự

31

giả dối. Chúng tôi chỉ muốn nói cái gì cũng đúng sự thực.” (Vũ Trọng Phụng, Báo Tương Lai, 25/03/1937)”. Nghĩa là về nội dung thì nó thoát li hiện thực, trốn tránh sự thực, nhưng thực chất là thứ văn chương của tầng lớp mang ý thức hệ tư sản. Văn chương của họ quat lưng với đời sống xã hội, thi vị hóa cuộc sống hay nói như Vũ Trọng Phụng là sự chạy xa sự thực bằng những lời điêu trá của văn chương. Về nghệ thuật, nó là sản phẩm của trí tưởng tượng, nó mê hoặc người đọc bằn những cốt truyện thần kỳ, những tình tiết éo le, những cuộc tình mùi mẫ lâm li. Vũ Trọng Phụng lên án và phản đối thứ văn chương đó.

Quan điểm ghệ thuật của Vũ Trọng Phụng gợi nhớ đến quan niệm của BanZắc - đại thi hào Pháp - “nhà văn là thư ký trung thành của thời đại”. Đó là những quan điểm tiến bộ, có ý nghĩa chiến đấu. Bằng quan điểm nghệ thuật sâu sắc, tiến bộ đó, Vũ Trọng Phụng đã viết nên những tiểu thuyết nổi tiếng như Giông tố, Vỡ đê, Số đỏ… mang lại vinh quang cho nền văn học nước nhà.

Vũ Trọng Phụng là nhà văn có biệt tài trong việc thể hiện cái hài. Ông được xem là cây bút trào phúng bậc thầy. Ngay sau khi Vũ Trọng Phụng xuất hiện trên văn đàn, người ta đã chú ý đến ông với lối viết sáng tạo, sắc sảo, gay cấn đến sỗ sàng.

Vũ Trọng Phụng, khi viết Số đỏ nói riêng và khi viết các tiểu thuyết nói chung đã kế thừa được cách gây cười, giễu cợt mỉa mai của văn học dân gian chúng ta và Việt hóa nhuần nhuyễn cái cười của phương Tây. Tiếng cười trong các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng là cái cười nhiều cung bậc khác nhau, đó là tiếng cười hài hước, tiếng cười châm biếm, tiếng cười mỉa mai ác độc. Vì vậy mà Vũ Trọng Phụng đã đóng góp cho văn học Việt Nam những tác phầm trào lộng xuất sắc.

Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1939 khi mới 27 tuổi để lại gia đình còn bà nội, mẹ đẻ, vợ và người con gái chưa đầy một tuổi.

1.4.2. Tiểu thuyết Số đỏ

32

Số đỏ là một trong những tiểu thuyết làm nên tên tuổi của nhà văn Vũ Trọng Phụng, được xuất bản lần đầu tiên tại Hà Nội báo và in thành sách vào năm 1938. Số đỏ xoay quanh cuộc đời của nhân vật chính Xuân Tóc Đỏ. Từ khi hắn chỉ mới là tên hạ lưu bỗng chốc đổi đời, nhảy vọt lên tầng lớp danh giá thời bấy giờ và Số đỏ đã góp phần nêu bật lên thói hư tật xấu của tiểu tư sản Hà thành với lối sống xa hoa đầy giả tạo.

Khi đọc Số đỏ, ta phải hiểu được tình hình xã hội thời trước giải phóng với những thói ăn không ngồi trốc của tầng lớp giàu có, thì mới thấm thía được mặt trái mà Vũ Trọng Phụng muốn truyền tải. Nhưng thay vì trực tiếp nêu quan điểm của mình, ông đã mượn vai của thằng Xuân Tóc Đỏ. Một thằng ất ơ, không ra gì lại hay ra vẻ trưởng giả học làm sang, để lấy đó làm điểm tựa mà đào sâu vào cái chế độ phong kiến thối nát và cười mỉa vào nó.

Số đỏ, Vũ Trọng Phụng đã nêu bật lên tấn trò đời của các nhân vật còn là những diễn viên đại tài, diễn với đời, diễn với người, diễn với chính bản thân mình.

“… Cứ ỡm ờ mãi!

Xin một tị! Một tị tỉ tì ti thôi!

Khỉ lắm nữa!

Lẳng lơ thì cũng chẳng mòn…”

Xuân Tóc Đỏ xuất hiện một cách vô cùng dân dã, gần gũi mà có thể nói là quá đỗi chân thực đến mức lẳng lơ. Mở đầu bằng việc hắn cố gắng tán tỉnh chị hàng mía và toan cướp giật ái tình về phía mình.

Xuân Tóc Đỏ, từ một thằng mồ côi cha mẹ, ma cà bông, lớn lên bằng nghề bán phá sa, làm lính chạy cờ hiệu trong rạp hát, chuyên trèo cây hái sấu, quảng cáo thuốc lậu, nhặt banh ở sân quần vợt đến việc trở thành trở thành ông Đốc tờ Xuân vang danh lừng lẫy hay thậm chí là vĩ nhân cứu quốc và được phong tặng Bắc đẩu bội tinh, rồi đến việc trở thành con rể quyền quý của một

33

danh gia vọng tộc đã được Vũ Trọng Phụng miêu tả bằng một giọn châm biếm hết sức thú vị.

Xuyên suốt hai mươi chương tiểu thuyết, Vũ Trọng Phụng đã từng bước hoàn thành bức tranh châm biếm của xã hội đương thời với những trò lố lăng, kệch cỡm. Ta có thể thấy được bản chất của đồng tiền và danh vọng đã làm băng hoại các giá trị đạo đức truyền thống vốn có.

Dưới kĩ năng viết trào phúng cũng như lối viết hài hước của Vũ Trọng Phụng, Số đỏ đã tạo nên những tiếng cười sảng khoái cho độc giả nhưng sau những nụ cười đó lại là một hương vị đắng ngắt trước cách hành xử của những người trong gia đình và đồng thời cũng là nạn nhân của tấn trò đời.

Trong Số đỏ, Vũ Trọng Phụng đã nêu bật lên những tính cách khác người và chơi trội của gia đình cụ cố Hồng. Điều đặc biệt là không chỉ những nhân vật nam mà thậm chí những nhân vật nữ như bà Phó Đoan, cô Tuyết hay cô Hoàng Hôn đều sở hữu tính nết hư hỏng, không nên có ở một người phụ nữ. Họ là những con người suy đồi đạo đức và thiếu mất nét đẹp thuần túy thường thấy của người con gái Việt Nam. Không chỉ dừng lại ở đó, Số đỏ còn xây dựng những hình tượng nhân vật phụ cũng hết sức lố bịch. Những ông bạn thân của cụ cố Hồng với trên áo khoe mẽ thật nhiều huy chương đến những cô cậu Âu hóa đang cười tình với nhau, ghen tuông nhau, bình phẩm nhau.

Như vậy, Số đỏ đã lên án gay gắt cái xã hội tư sản thành thị Việt Nam đang chạy theo lối sống “văn minh rởm” hết sức lố lăng, đồi bại đương thời.

Tác giả Vũ Trọng Phụng đã đả kích phong trào “Âu hóa”, “thể thao” đang rầm rộ phát triển khi ấy. Nhân danh “văn minh” “tiến bộ” mà thực chất chỉ là ăn chơi trụy lạc, làm tiền, chà đạp lên mọi nền đạo đức truyền thống.

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, chúng tôi đã tìm hiểu và trình bày cơ sở lý luận cần thiết nhất về từ tiếng Việt: khái niệm, các phương thức cấu tạo từ, các kiểu từ

34

xét theo cấu tạo; và tìm hiểu kĩ hơn về từ láy trong tiếng Việt: khái niệm, phân loại và đặc điểm ngữ nghĩa.

Cũng giống như phương thức cấu tạo từ, có vô vàn khái niệm khác nhau về từ láy. Trong quá trình khảo sát, thống kê, chúng tôi theo quan điểm sau:

“Từ láy âm là những từ được cấu tạo theo phương thức láy, đó là phương thức lập lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết với thanh điệu giữ nguyên hay biến đổi theo 2 nhóm: nhóm cao gồm có thanh hỏi, thanh sắc, thanh ngang và nhóm thấp - thanh huyền, thanh ngã, thanh nặng của hình vị có nghĩa”

Về phân loại từ láy, chúng tôi dựa vào phương thức cấu tạo chia thành các kiểu (láy đôi, láy ba, láy tư), trong các kiểu láy này, chúng tôi lại dựa vào sự lặp lai của thành phần âm tiết để chia thành láy toàn bộláy bộ phận, láy bộ phận lại chia thành láy âm láy vần. Dựa vào phương diện ngữ nghĩa, theo quan điểm của Đỗ Hữu Châu, chúng tôi đã chia thành các từ láy mang nghĩa khái quát, sắc thái hóa. Ngoài ra, chúng tôi cũng quan tâm tới các khuôn vần trong từ láy, chúng đem lại giá trị cao cả về phương diện ngữ âm và phương diện ngữ nghĩa. Từ láy là một lớp từ phổ biến đồng thời vô cùng phong phú trong tiếng Việt. Nó có tác dụng lớn khi được dùng để miêu tả âm thanh, hình ảnh cũng như thế giới tình cảm, cảm xúc, bởi vậy nó rất thích hợp trong ngôn ngữ nghệ thuật.

Trong chương này, chúng tôi cũng đã tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp của Vũ Trọng Phụng và giới thiệu về tiểu thuyết Số đỏ. Với ngòi bút châm biếm độc đáo, Vũ Trọng Phụng đã làm cho Số đỏ trở thành một trong những thành tựu nghệ thuật đặc sắc của văn xuôi Việt Nam hiện đại, nhất là trong thể loại tiểu thuyết trào phúng.

35

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Từ láy trong tác phẩm số đỏ của vũ trọng phụng (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)