Từ láy khắc họa hành động, tính cách của các nhân vật

Một phần của tài liệu Từ láy trong tác phẩm số đỏ của vũ trọng phụng (Trang 73 - 81)

CHƯƠNG 3 VAI TRÒ CỦA TỪ LÁY TRONG TÁC PHẨM SỐ ĐỎ

3.2. Từ láy khắc họa hành động, tính cách của các nhân vật

Khi miêu tả hành động, cử chỉ của các nhân vật, tác giả đã sử dụng khá nhiều các từ láy. Thông qua hệ thống các từ láy ấy, độc giả có thể thấy được sự chân thật, sống động của các nhân vật đã được tác giả xây dựng nên. Các từ láy được Vũ Trọng Phụng sử dụng như: (Ngồi) chồm chỗm, nhồm nhoàm (nhai mía), (vỗ tay) đôm đốp, (ôm đầu) nghĩ ngợi, lúng túng, lúi húi, làm lụng, lảng vảng, rón rén, (gật đầu) lia lịa, loay hoay, gật gù, huyên thuyên (nói), (ngồi xuống ghế một cách) lật đật, đủng đỉnh, lấm lét (nhìn nhau), thoăn thoắt, lững thững, rối rít, lạch bạch, lẽo đẽo, kể lể…

Xuân Tóc Đỏ vốn là kẻ lưu manh, tinh quái với một lí lịch tối như mực, Xuân mồ côi cha mẹ lại có bản chất vô đạo đức với những trò bịp bợp khiến cho bác họ cũng phải đuổi ra khỏi nhà, sống lưu lạc ở đầu đường xó chợ. Xuân dần trở thành một kẻ lưu manh gian trá bịp bợm: “Thằng Xuân lấy đầu hè, xó cửa làm nhà; lấy sấu các phố, cá hồ Hoàn Kiếm làm vui… Ánh nắng mặt trời làm cho tóc nó đỏ như tóc Tây. Cảnh ngộ đó tạo nên nó một đứa hoàn toàn vô giáo dục, nhưng tính nó quái lắm, thạo đời lắm”.

Bởi sống trong môi trường vô giáo dục, không có người dạy dỗ, kìm kẹp nên hắn trở thành một đứa vô giáo dục từ cách ăn uống đến cách cư xử: “Hắn nhồm nhoàm nhai mía, lấy bã ném vào một cái cột đèn. Sau cùng, hắn chùi tay

74

vào quần, đứng lên vươn vai… Chị hàng mía đưa trả tiền thừa thì hắn khoanh tay sau lưng không nhận” [tr. 7]

Hành động nhồm nhoàm gợi tả động tác ăn uống thô tục, nhai đầy mồm, không lịch sự, bỗ bã kết hợp với hành động chùi tay vào quần và ném bã mía vào cột đèn đã khắc họa rõ nét hơn về một Xuân Tóc Đỏ là một đứa “hoàn toàn vô giáo dục”.

Và chính môi trường bụi đời đã khiến cho hắn càng trở nên ma mãnh hơn, biết cách “luồn cúi” đối với người có ơn với mình. Hắn đã tỏ ra lúng túng trước bà Phó Đoan và gọi bà bằng cách gọi trịnh trọng:

“Hốt hoảng, lúng túng mất vài phút, Xuân mới nói: Dạ, bẩm bà lớn, nếu không có bà lớn thì chúng con phải giam tại bóp.” [tr. 34]

Hay, lúc hắn lúng túng xoa tay thưa với bà Phó Đoan:

“Xuân lúng túng xoa tay:

- Bẩm… bẩm… bà lớn Phó Đoan, hôm qua…

Văn Minh ngắt lời ngay:

- Im! Anh phải gọi bà là bà Phán, không thì bà không bằng lòng.

- Vâng! Bà Phán dặn tôi lại đây… nói hộ… với bà…

- Được, thế anh ngồi đấy.” [tr. 42]

Từ láy lúng túng cho thấy, Xuân không làm chủ được tình hình nên không biết hành động, xử trí như thế nào, nhưng hắn đã biết cách để làm vừa lòng những người ở tầng lớp trên.

Không những thế, hắn cũng biết giữ chữ tín đối với việc của ông Phán.

Khi hắn được Văn Minh tiến cử là sinh viên trường thuốc, hắn đến xem bệnh cho cụ cố Tổ, thấy ông Phán ở đó, hắn “hiểu ngay ra cái nghĩa chữ tín ở đời”:

“Giữa lúc cuống quýt, lúng túng ấy, Xuân Tóc Đỏ bước vào, một cái chai nước rất bẩn thỉu cắp ở nách, một gói lá kỳ dị ở tay. Nó trông thấy ông phán dây thép, chợt nhớ đến bộ Âu phục mới may của nó thì hiểu ngay ra cái nghĩa chữ tín ở đời. Nó bèn dõng dạc khoan thai:

75

- Thưa ngài, ngài là một người…” [tr. 79]

Hoặc là khi hắn được bà TYPN hỏi về việc ăn mặc của mình. Xuân nói với bà ta rằng: “Trông bà chỉ có vẻ lương thiện đứng đắn thôi chứ không tân thời mấy ạ!” - Hắn đã đánh trúng tâm lý của bà TYPN và cho rằng bà nên mặc theo phong cách khác.

“Xuân gật đầu lia lịa:

- Vâng ạ! Vâng ạ! Thế thì cổ lắm, chưa được Âu hóa mấy! Bà là vợ ông Tip Phờ Nờ mà ăn vận thế, e còn là hủ lậu ấy. Thế bà chưa biết rằng ông nhà đã chế ra nhiều kiểu rất tân tiến hay sao? Nào là Ngây thơ, Chinh phục, Lưỡng lự, Chờ một phút, Ỡm ờ, Ngừng tay; nhiều kiểu lịch sự lắm, bà ạ!” [tr. 56]

Ông đốc tờ Trực Ngôn cũng rối rít bắt tay Xuân, gọi Xuân là “ông bạn thân”:

Rồi nó trỏ tay ra ngoài cửa sổ… Ông đốc tờ Trực Ngôn quay ra nhìn, thấy cảnh cầm thú yêu nhau rồi, lại rối rít lên bắt tay nó, vỗ vai nó. Lần này ông lại nói to:

- Chà! Ông bạn thân của tôi! Ngài đã để ý đến những điều rất nhỏ nhặt nó ảnh hưởng rất sâu xa đến loài người. thật là những chứng cớ đích xác của thực tế chứ không phải là lý thuyết viển vông gì nữa. trẻ con đương tuổi dậy thì mà cứ trước mắt những cái ấy là rất nguy hiểm. [149]

Từ láy rối rít từ gợi tả vẻ vội vã, tỏ ra mất bình tĩnh đã diễn tả hành động của ông đốc tờ Trực Ngôn khá phù hợp.

Có thể nói, trong tiểu thuyết Số Đỏ tác giả Vũ Trọng Phụng đã rất thành công khi xây dựng nhân vật Xuân Tóc Đỏ. Bằng bút pháp trào phúng đặc sắc, tác giả đã hướng ngòi phút phê phán của mình đến nhiều kiểu người trong xã hội tây ta lẫn lộn đầy thị phi ấy. Tính cách của Xuân Tóc Đỏ được tổng hợp từ nhiều kiểu người, loại người trong xã hội thực dân nửa phong kiến ấy.

Hắn ta có thể ưỡn ngực tự tin tỏ ra mình là người thuộc giới thượng lưu nhưng cũng có khi hắn thừa nhận thân phận hèn mọn của mình. Trong cái xã

76

hội xô bồ, đen tối Xuân Tóc Đỏ đã tự sắm cho mình nhiều vai, tỉnh táo đánh giá trong mọi trường hợp để có cách ứng xử khéo léo nhất, dù đã bước chân vào giới thượng lưu nhưng hắn vẫn đủ tỉnh táo để nhớ ra xuất thân, vị trí thực sự của mình: “Nhưng đôi khi, giữa lúc đang múa may khóc cười trên sân khấu, hắn bỗng nhớ đến thân phận hèn mọn của mình và gần như sững đi trong chốc lát, trong cái giây phút quan trọng đó, hắn hiện nguyên hình là một thằng Xuân hạ lưu, vô học”.

Bà Phó Đoan - mụ góa bụa thủ tiết hai đời chồng, với cái mong muốn nhất đời là tìm lại cảm giác được bị hiếp, mụ thèm bị hiếp và khát khao bị hiếp - một con người suy đồi đạo đức. Ấy vậy mà bà vẫn gật gù vì mình đã hư hỏng một cách khoa học. Chẳng hạn, để đặc tả cái dâm của bà Phó Đoan, Vũ Trọng Phụng đã để nhân vật này trừng trợn lên hỏi dồn: “Ai? Ai? Ai thế?”. Khi thoáng nghe nói có ông đốc tờ nào đó toan hiếp dâm bệnh nhân của mình, bằng nét vẽ rất sắc này, Vũ Trọng Phụng đã dựng lên chân dung bà Phó Đoan dâm đãng đến mức điển hình. Người đọc hình dung lúc ấy bà Phó Đoan chỉ muốn là một bệnh nhân. Có thể dẫn ra nhiều ví dụ khác nhau cho bút pháp kí họa đặc sắc của Vũ Trọng Phụng khi khắc họa tính cách của bà như: ngậm ngùi thông cảm với Xuân Tóc Đỏ trẻ trung dại dột khi nó bị đuổi việc vì tội nhìm trộm một cô đầm đương thay váy “Lúc ấy bà Phó Đoan mới nhận ra rằng dân Việt Nam không những ngu mà còn đáng thương. Bà thở dài, ngậm ngùi bảo cháu rể bà:

- Trẻ trung ai chả có khi dại dột? Tha thứ là phải, chấp làm gì thiếu niên? Rõ khổ, rõ tội nghiệp! Đuổi người ta như thế mà đành lòng.” [tr.16]

Hoặc khi miêu tả sự dâm đãng của bà Phó Đoan, Vũ Trọng Phụng đã miêu tả chi tiết, cặn kẽ hành động của bà khi bà tắm:

“Trước cái vẻ mặt thật thà của Xuân, bà hơi buồn, nghĩ dễ thường nó bị đuổi oan... Bà đã hơi cáu... Nhưng một ý nghĩ thoáng chạy qua óc bà.

- Anh lên gác này chờ tôi tắm một lát rồi tôi sẽ nói chuyện tại sao tôi bảo anh về đây.

77

Xuân nghe theo... Hai người lên thang. Đến một cái phòng khách nữa, bà Phó bảo:

- Anh ngồi đây, xem quyển anbom này mà chờ tôi.

Rồi bà bào buồng tắm, cách chỗ Xuân ngồi chờ có vài bước chân. Bà cởi quần áo, đội cái mũ cao su bịt kín tóc, vặn máy nước... Từ cái bông hoa sen kẽm, nước trút xuống ào ào! Bà Phó thỉnh thoảng lại vỗ vào bụng, vào đùi bì bạch. Rồi bà, than ôi! trái ngược - bà nhòm qua lỗ khoá xem bên ngoài động tĩnh ra sao... Thì ra, chăm chú vào quyển sách ảnh, thằng Xuân cứ ngồi nguyên chỗ.” [tr.36]

Để miêu tả hành động của cụ cố Hồng, Vũ Trọng Phụng đã sử dụng từ láy rón rén trong câu “Bà Phó Đoan giơ tay cho cụ Hồng vin mà đi vào. Sau khi rón rén ngồi xuống ghế một cách lật đật như một cụ cố chính hiệu - có thứ cụ cố chính hiệu cũng như có thứ giả hiệu.” [tr. 69]. Đây là từ gợi tả dáng điệu của động tác cố làm cho thật nhẹ nhàng, thong thả vì sợ gây tiếng động.

Đặc biệt, các nhân vật trong Số đỏ được Vũ Trọng Phụng miêu tả chi tiết trong lúc gia đình tang gia, bối rối cũng đã phần nào nói lên tài nghệ trào phúng bậc thầy của nhà văn. Nghệ thuật trào phúng bậc thầy của Vũ Trọng Phụng được nâng lên đỉnh điểm khi miêu tả các nhân vật trong đám ma của một người ông già - cụ cố tổ. Đó là người ông, người cha của một gia đình thượng lưu.

Những tưởng cái chết đó sẽ gây nên niềm đau xót khôn nguôi trong lòng người ở lại. Nhưng không, cái chết ấy lại là niềm vui, niềm hạnh phúc tột cùng của tất cả đám con cháu “Cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm”

[tr.169]. Bởi khi cụ cố tổ mất đi, bản di chúc ở trên giấy sẽ được đi vào thực thi, bọn họ sẽ nhận được những gia sản to lớn. Chính trong lúc tang gia bối rối, họ - mỗi người nhao nhao lên theo một cách khác nhau, trưng diện một bộ mặt khác nhau để thể hiện lòng đau xót trong hạnh phúc tột cùng của mình.

“Cụ cố Hồng, đã nhắm nghiền mắt lại để mơ màng đến cái lúc cụ mặc đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc, vừa khóc mếu, để cho thiên hạ chỉ

78

trỏ: Úi kìa, con giai nhớn đã già đến thế kia kìa!” [tr.170]. Đây chính là cơ hội để cụ cố Hồng được diễn trò trước đám đông, là cơ hội để thể hiện lòng hiếu thảo với cha mình thông qua việc tổ chức một đám ma thật to.

Qua ngòi bút của Vũ Trọng Phụng, ông Văn Minh có điều băn khoăn lắm: nóng lòng đợi luật sư đến để thực tế chia gia tài. Ông Văn Minh được Vũ Trọng Phụng miêu tả chi tiết “phân vân, vò đầu rứt tóc, lúc nào cũng đăm đăm chieu chiêu, thành thử lại thành ra hợp thời trang, vì mặt ông thật đúng cái mặt một người lúc gia đình đương là tang gia bối rối.” [tr. 170].

Ông phán mọc sừng thì sung sướng, hả hê khi biết giá trị đôi sừng trên đầu mình, vì có nó mà ông sẽ được hưởng thêm một phần gia sản không nhỏ.

Số tiền đó là đền bù cho danh dự của ông. Trong đám tang, “ông khóc quá, muốn lặng đi thì may có Xuân đỡ khỏi ngã. Nó chật vật mãi cũng không làm cho ông đứng hẳn lên được. Dưới cái khăn trắng to tướng, cái áo thụng lòe xòe, ông phán cứ oặt người đi, khóc mãi không thôi:

- “Hứt!... Hứt!... Hứt!...”

Xuân Tóc Đỏ muốn bỏ quách ra thì chợt thấy ông phán dúi vào tay nó một cái giấy bạc năm đồng gấp tư…” [tr.179]

Những tưởng đó là nỗi đau rất thật, rất chân thành nhưng hành động của ông phán đã vạch trần bộ mặt dối trá của ông. Hành động đó còn thể hiện mưu tính một cuộc hợp tác doanh thương với Xuân tóc đỏ để kiếm lợi nhuận.

Còn đối với Tuyết - cô gái hư hỏng một nửa lại vui mừng vì mình sẽ được mặc những trang phục Tân thời, bộ quần áo ngây thơ, nửa kín hở cái áo dài voan mỏng, đội một cái mũ nấm xinh xinh, khuôn mặt buồn lãng mạn rất đúng mốt một nhà có đám.

“Hôm nay Tuyết mặc bộ y phục Ngây thơ - cái áo dài voan mỏng, trong cócoóc-sê, trông như hở cả nách và nửa vú nhưng mà xinh xinh. Thấy rằng thiên hạ đồn mình hư hỏng nhiều quá, Tuyết bèn mặc bộ Ngây thơ để cho thiên hạ phải biết rằng mình chưa đánh mất chữ trinh. Với cái tráp trầu cau và thuốc

79

lá, Tuyết mời các quan khách rất nhanh nhẹn, trên mặt lại hơi có một vẻ buồn lãng mạn rất đúng mốt một nhà có đám.” [tr.176].

Bộ quần áo ngây thơ Tuyết mặc để chứng minh mình không hư hỏng với thiên hạ, còn khuôn mặt buồn rất lãng mạn tưởng là nỗi buồn do mất đi người thân nhưng thực tế lại là vi nhớ nhân tình - Xuân Tóc Đỏ khi mãi cô vẫn chưa thấy Xuân xuất hiện trong đám tang. Vẻ mặt bề ngoài và thực tế bên trong đã bị Vũ Trọng Phụng sử dụng lời lẽ châm biếm sâu cay vạch trần.

Cậu Tú Tân lúc ấy loay hoay hai ba cái máy ảnh cái máy ảnh, cân nhắc xem hôm đi đám nên dùng đến cái nào thì hơn. [tr. 76]. Đây là lúc cậu Tú Tân đang lúng túng suy nghĩ xem hôm nhà đám thì nên dùng chiếc máy ảnh nào. Từ láy loay hoay gợi tả dáng vẻ cặm cụi thử đi thử lại hết cách này đến cách khác để cố làm cho được.

Đến khi nghe tin cụ cố tổ mất thì cậu Tú Tân cứ điên người lên, vì chiếc máy ảnh mới mua của cậu sắp được đưa vào sử dụng. “Trong lúc hạ huyệt trong bộ quần áo luộm thuộm, cậu bắt bẻ từng người chống gậy, gục đầu, cong lưng, lau mắt như thế này, như thế nọ… để cậu chụp ảnh kỷ niệm lúc hạ huyệt.

bạn hữu của cậu rầm rộ nhảy lên những ngôi mả khác mà chụp để cho ảnh khỏi giống nhau.” [tr. 179].

Bằng nghệ thuật trào phúng bậc thầy của mình, nhà văn Vũ Trọng Phụng đã cho người đọc thấy được đằng sau những lời nói như đùa, những cảnh trào phúng cười ra nước mắt, và đó cũng chính sự thật của đời sống cứ hiện ra lồ lộ mà trên nó nổi lên hai điều lớn nhất đó chính là sự tàn nhẫn và sự dối trá.

Tiểu kết chương 3

Trong chương này, chúng tôi đã tìm hiểu về vai trò của từ láy trong việc thể hiện thế giới nhân vật phong phú và đa dạng. Ngoài việc sử dụng những từ láy miêu tả hình dáng, ngoại hình của các nhân vật, Vũ Trọng Phụng còn sử dụng nhiều từ láy để miêu tả hành động, tính cách của các nhân vật. Từ Xuân Tóc Đỏ, bà Phó Đoan, Tuyết “ngây thơ” đến ông bà Văn Minh, cụ cố Hồng,

80

đến cả những thằng bé nhặt banh ở sân quần cũng được Vũ Trọng Phụng khắc họa rõ nét bằng cách sử dụng từ láy điêu luyện.

81

Một phần của tài liệu Từ láy trong tác phẩm số đỏ của vũ trọng phụng (Trang 73 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)