Những nét đặc sắc của văn hóa Giáy

Một phần của tài liệu Thơ tình lò ngân sủn (Trang 22 - 26)

Chương 1: VÀI NÉT VỀ THƠ TÌNH YÊU DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT

1.2. Nhà thơ tình dân tộc Giáy - Lò Ngân Sủn

1.2.1. Những nét đặc sắc của văn hóa Giáy

Dân tộc Giáy có tên gọi khác là Pâu Thìn, Pu Nà, Cùi Chu, Sa Nhân…

Ngoài ra còn một số tên gọi khác, đây là những tên gọi theo thổ ngữ hoặc theo sự pha tạp ngôn ngữ của các tộc người khác như: dân tộc Tày, Thái gọi người Giáy là “ Giẳng” hay “Nhẳng”, dân tộc Mông gọi người Giáy là “ Xúa”

(Hán). Dân tộc Giáy có số dân (theo con số thống kê năm 1999 là 49.098 người), địa bàn cư trú chủ yếu Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu, Cao Bằng. Người Giáy thuộc nhóm ngôn ngữ Tày-Thái, thuộc hệ tiếng nói Thái- Kađai.Đồng bào Giáy sống định cư và họ gọi đơn vị cư trú của mình là làng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

“Luổng”, bản “Bán”. Trước hết, nói đến văn hóa của dân tộc Giáy là phải nói đến một loại hình văn hoá lúa nước Bởi lẽ, Người Giáy lựa chọn vị trí địa lý để lập làng bao gồm các vùng tự nhiên như: những thung lũng bằng phẳng, ven sông, suối, những bãi bằng …là những nơi thuận tiện cho việc sản xuất, gieo trồng cây lúa nước,cho nên dân tộc Giáy là cư dân lúa nước từ rất sớm.

Một đặc điểm của loại hình văn hoá này là tất cả các ngày tết, lễ hội trong năm đều theo mùa vụ của cây lúa nước, với những đặc thù như vậy đã hình thành nên một nền văn hóa tương ứng, đó là loại hình văn hóa lúa nước.

Những nét văn hoá đặc trưng của tộc người Giáy thể hiện trong nhà ở, trang phục và văn hóa ẩm thực…

Nhà ở người Giáy dựng nhà theo hai kiểu cấu trúc nhà trệt và nhà sàn (trong đó cấu trúc nhà sàn chỉ thuộc về một số nhóm người Giáy sống ở Hà Giang, Cao Bằng). Còn cấu trúc nhà trệt phổ biến hơn, là kiểu dáng của tất cả các nhóm người Giáy sống ở Lào Cai, Lai Châu và được xem như là mô hình đại diện của ngôi nhà người Giáy. Ngôi nhà trệt điển hình của người Giáy là nhà khung gỗ lợp hai mái gianh cao vút. Hai đầu hồi trên nóc nhà có thể được trang trí hoa văn gỗ hoặc để thông thoáng. Tường nhà 4 bức được nện bằng đất hoặc làm bằng gỗ tấm hay phên tre nứa, cách mặt đất gần 20 cm.

Công cụ lao động của người Giáy cũng tiếp thu công cụ lao động của các dân tộc khác. Chỉ có một vài công cụ riêng của người Giáy là: chiếc bừa đôi, đôi dậu gánh thóc. Công cụ thu hoạch gồm có: liềm ,nép, ván, thùng đạp lúa (táu). Là cư dân lúa nước cho nên trong sáng tạo văn hóa lúa nước người Giáy chỉ có công cụ lưỡi kim loại là: Dao (phạc sá), cày (phạc xay), cuốc (phạc dạc). Trong đó dao được coi là công cụ quan trọng nhất được người Giáy chú ý giữ gìn và mài sắc, bởi nó tạo ra những những giá trị văn hóa, đặc biệt là văn hóa vật chất: lấy gỗ, tre dựng nhà, tạo ra các công cụ khác và vật dụng cho sinh hoạt hàng ngày, dùng chế biến thức ăn, phát cây cỏ…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Trang phục của người Giáy cũng có nét riêng. Nam giới mặc quần ống rộng nhưng ống lại được thắt chéo (lá tọa), áo ngắn cổ tròn có chân, mở giữa cúc cài khuy bằng vải, đầu đội khăn vải bông nhuộm chàm với những nút thắt, chít. Màu sắc quần áo là màu đen và chàm thẫm. Phụ nữ Giáy mặc áo ngắn xẻ, nách phải cài khuy vải hoặc bạc, cổ đứng viền vải khác màu, tay áo và tà áo cũng viền vải khác màu, áo nữ đủ các loại màu nhưng tuyệt đối không có màu trắng. Phụ nữ Giáy thường vấn tóc tròn quanh đầu, đầu đọi khăn vuông.

Về văn hóa ẩm thực mang nét đặc trưng và in đậm văn hóa tộc người, từ lương thực trong tiếng Giáy gọi là “Háu” (lúa, gạo, cơm), trong bữa ăn hàng ngày người Giáy ăn cơm tẻ đồ (gạo được luộc cho chín dở rồi mới cho vào chõ đồ), nước luộc gạo được dùng làm nước uống. Người Giáy hay chế biến xôi nhiều màu (xôi ngũ sắc), họ quan niệm năm màu xôi tượng trưng cho ngũ hành, năm yếu tố cơ bản tạo nên đất trời theo quan niệm của đạo Lão và Kinh Dịch.

Người Giáy không nhiều lễ hội, nhưng tết thì lại rất nhiều, hàng năm vào ngày Thìn tháng Giêng âm lịch người Giáy ở Tả Van (huyện Sa Pa - Lào Cai) lại mở hội Roòng Poọc để cầu mùa màng bội thu, người yên vật thịnh, mưa thuận, gió hoà. Lễ hội Roòng Poọc (xuống đồng) của người Giáy là sự giao hoà giữa thiên nhiên và con người, làm mỗi người trong cộng đồng nơi đây biết trân trọng giá trị của lịch sử (ghi nhớ công lao người mở đất lập bản), biết trân trọng thiên nhiên (tâm linh tôn trọng các thế lực siêu nhiên, biết yêu thương cỏ cây, tài nguyên đất và nước), biết yêu thương con người (giao lưu, đồng cảm, đoàn kết).

Về tết, một năm mười hai tháng thì hầu như tháng nào người Giáy cũng có tết: tết Nguyên Đán (Cơn Siêng Láo), tết rằm tháng giêng (Cơn sịp há), tết 30 tháng giêng (Cơn đáp), ngoài ra có tết tháng 3(tết Thanh Minh), tết tháng 5 (tết Đoan Ngọ), tết tháng 7 kéo dài 3 ngày (14,15,16), tết tháng 8 (tết Trung Thu),

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

tháng 9 không có ngày xác định lúa chín là ăn tết cơm mới, tháng 10 thu hoạch mùa xong là làm bánh dầy cúng tổ tiên,tháng 11 gọi là “Đươn ít” ngày 11 làm bánh áp chảo cúng tổ tiên, tháng 12 gọi là “Đươn lạp” (tháng chạp) ngày 15 làm bánh giầy cúng tổ tiên, ngày 23 làm bánh trôi “srỏng srảo vàng” (tiễn táo vương)…

Phong tục cưới hỏi của người Giáy rất cầu kì và tốn kém, gồm các bước:

xem mặt, xem nhà, thả mai mối, thách cưới, lễ đoạn lời, lễ cưới và lễ lại mặt, Nhà trai ngoài việc phải chi phí các bước lễ và chi phí ăn uống cho nhà gái còn phải mang tặng phẩm làm quà biếu cho họ hàng gần nhà gái. Và trong các đám cưới người Giáy thường bao giờ cũng có các cuộc hát đối đáp giữa trai gái của bản làng này với trai gái của bản làng khác đến dự đám cưới. Các cuộc hát đối đáp này thường được bắt đầu vào chập tối và có khi kéo dài đến tận ngày hôm sau, đêm hôm sau. Ngoài ra trong các nghi thứclễ cưới đều có kèm theo các bài hát như: “Hát đón dâu”, “hát đưa dâu”, “hát rửa mặt”, “hát trước mâm trước rượu”, “hát đạo lý”, “hát khuyên răn”, “hát cám ơn”…

Về phong tục ma chay, người Giáy cho rằng khi người ta chết, nếu ma chay chu đáo thì sẽ được lên trời sống sung sướng cùng với tổ tiên, nếu không sẽ bị đưa xuống âm ti hoặc biến thành con vật. Vì thế, ở những gia đình khá giả đám tang có thể kéo dài tới 5-7 ngày và có thêm một số nghi lễ như thả đèn trôi sông, rước hồn đi dạo... Con cái để tang bố mẹ một năm. Lễ đoạn tang thường được tổ chức vào dịp cuối năm.

Bên cạnh đó người Giáy còn có nhiều trò chơi dân gian cho các lứa tuổi như: “đánh quay”, “tung yến” (tó tôm), trò chơi “tung còn”. Trò chơi “tung còn” là trò chơi dành cho cả bản làng (già, trẻ, gái trai). Có nơi tổ chức cả Hội

“tung còn” rất to, thu hút người chơi tham gia rất đông, có khi có tới hàng trăm người tham dự…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Có thể nói văn hóa, phong tục tập quán truyền thống của đồng bào Giáy rất phong phú, đa dạng, mang bản sắc riêng. Bản sắc văn hóa ấy là dòng suối nguồn trong mát đánh thức tâm hồn con người, nuôi dưỡng thơ ca và gắn kết cộng đồng. Những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Giáy được xây đắp qua quá trình đấu tranh sinh tồn của lịch sử dân tộc, và trở thành tinh hoa của nền văn hóa dân tộc nói chung.

Một phần của tài liệu Thơ tình lò ngân sủn (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)