Văn học dân gian dân tộc Giáy

Một phần của tài liệu Thơ tình lò ngân sủn (Trang 26 - 29)

Chương 1: VÀI NÉT VỀ THƠ TÌNH YÊU DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT

1.2. Nhà thơ tình dân tộc Giáy - Lò Ngân Sủn

1.2.2. Văn học dân gian dân tộc Giáy

Người Giáy được kế thừa vốn văn học dân gian của cha ông truyền lại.

Đó là những bài ca dao, tục ngữ, những điều răn về các chuẩn mực xã hội, phản ánh được ý nghĩ , tình cảm, cuộc sống lao động của con người, xã hội rất rõ nét. Họ còn có cả kho tàng truyện cổ tích, thần thoại, truyện cười…rất hay và có thể kể hàng đêm (truyện thơ “Pít chai phù sĩ”, “E toi”); dân ca có tới vài nghìn bài và nhiều thể loại (“Hát mừng nhà mới”, “Hát mời điếu”, “Hát chào đường”…).

Truyện cổ dân tộc Giáy rất phong phú, tiêu biểu là các truyện: “Quả bầu”,

“Nàng sram póc ẻn tái”, “Pít chai phù sĩ”, “E chá E péng”… đã phần nào cho thấy trí tưởng tượng vô cùng phong phú của dân tộc Giáy. Nội dung chủ yếu của các câu chuyện cổ là: giải thích nguồn gốc sự ra đời của các dân tộc trên đất Việt; ca ngợi những con người đẹp, tài sắc vẹn toàn; ca ngợi lối sống tình nghĩa vợ chồng thủy chung; ca ngợi những con người nghèo khổ mà lương thiện (qua hình tượng: những người mồ côi, em út, con riêng); đồng thời gửi gắm ước mơ, khát vọng về một xã hội công bằng, cái thiện sẽ chiến thắng cái ác. Ngoài ra nội dung phản ánh trong các truyện cổ còn là những phong tục tập quán, những quan niệm của người xưa về cái sống, cái chết, về sự tích các loài vật và muôn loài…

Kho tàng tục ngữ, thành ngữ dân tộc Giáy rất phong phú: nó được đúc rút từ chính cuộc sống của người Giáy, từ trong mối quan hệ con người với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

thiên nhiên và từ trong thực tiễn lao động sản xuất... Tục ngữ Giáy còn có nhiều câu nói sâu sắc và triết lý về cuộc sống, ví dụ như: “Choi dưới vịt đáy/Pí nuống rưới vịt bỏ pắn” (Sọt rách không vứt được/Anh em rách không vứt được); “Đăn lai đai bỏ đáy có chắn” (Trồng nhiều làm cỏ không được cũng đói); “Pun ta nửng há ráy quả mùm” (Lông mày còn muốn dài hơn râu);

“Chảy nắng há quai nhiếu pít” (Trứng còn muốn khôn hơn vịt)…; và cách giao tiếp, cách ăn ở, nói năng đi lại: “Ăn đưa xuống, uống đưa lên”, “Ăn khi đói, nói khi tỉnh”, “Lời nói ở đầu lưỡi, lật bên nào cũng được”, “Lời nói ở đầu lưỡi, đắng, ngọt ở đấy cả”. Khi nhắc đến quan hệ giàu nghèo, sang hèn người Giáy nói: “Vào nhà quăng gậy không vướng vật gì”, “Giàu có thì tìm đến, nghèo khó quay lưng đi”…Họ dùng tục ngữ để giáo dục, răn dạy con trẻ, và để bàn luận trao đổi trong các cuộc nói chuyện. Người Giáy rất tôn trọng và đề cao những người biết nhiều và am hiểu tục ngữ, coi đó là những người có tri thức, biết ứng xử trong xã hội.

Vốn văn học dân gian của dân tộc Giáy rất phong phú, bên cạnh truyện cổ dân gian cùng kho tàng tục ngữ, thành ngữ phong phú cũng phải kể đến vốn quí dân ca dân gian Giáy. Người Giáy không làm thơ để ngâm riêng mà làm thơ chính là để đặt lời cho bài hát, thậm chí các câu tục ngữ, thành ngữ, câu đố… cũng là lời của bài hát dân ca. Những bài dân ca chiếm phần lớn trong các lễ hội, và giữ vị trí quan trọng trong kho tàng văn hoá của dân tộc Giáy. Với người Giáy, những bài hát cổ truyền của dân tộc có sức truyền cảm mạnh mẽ trong tâm thức của mỗi con người, trong các mối quan hệ gia đình.

Qua mỗi bài hát, họ đã gửi gắm bao ước vọng vào cuộc sống, vào tình yêu, vào cộng đồng, làng bản yêu quí của mình.

Dân ca Giáy rất phong phú, có nhiều làn điệu với nội dung khác nhau, thể hiện và phản ánh nhiều hoạt động văn hóa tinh thần khác nhau, ví dụ như:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Hát bên mâm rượu (Vươn ná láu): thường diễn ra trong các bữa ăn vui mừng, khách đến ăn mừng, chúc tụng gia chủ, khen rượu ngon, chè ngon, chúc tụng ông già bà cả sống lâu trăm tuổi, con cháu khỏe mạnh, mùa màng tươi tốt,cuộc sống bình an, hạnh phúc: “Chúc cha mẹ sống như núi đá tảng/

Núi đá tảng biết lăn/ Cha mẹ ta sống trăm năm không già…”; “Chúc gia đình trâu ngựa đầy đồng/ Lợn gà đầy sân/ Con nuôi con bán/ Chúc gia đình ngô lúa đầy sàn…”; “Chúc gia đình nhiều khách đến thăm/ Chúc gia đình cháu con đầy đàn…”.

Hát trong đám cưới: Thay lời dặn dò của người mẹ đối với con gái khi đã đi làm dâu con thì không được mải vui, mải chơi mà phải chăm làm, phải chịu thương chịu khó làm lụng, chăm sóc, gây dựng nhà chồng.

Hát tặng địu (Vươn srỏng đa): là các bài hát khi nhà trai làm đầy tháng cho cháu nội và nhà gái mang địu, mang tã đến tặng cho cháu ngoại.

Hát tiễn đường (Vương srỏng răn): các bài hát khi mọi người gặp gỡ nhau, hoặc làm quen nhau trong mỗi phiên chợ, khi tan buổi chợ họ tiễn nhau bằng các bài hát tha thiết,lưu luyến.

Hát ống hát (Vươn bộc vươn): là cuộc hát “tâm tình” của đôi lứa, sau khi thu hoạch lúa xong, vào khoảng tháng chạp, hoặc tháng tết âm lịch trên những thửa ruộng trước làng, đêm đến từng đôi hoặc từng nhóm rủ nhau ra cánh đồng để nói lời yêu thương, tâm tình bằng lời hát qua hai ống tre được nối bằng một sợi chỉ.

Hát ban đêm (Vươn chang hằm): dạng hát này là phổ biến nhất và cũng có thể coi đây là sự biểu hiện trọng tâm của dân ca dân tộc Giáy, là cuộc hát có bài vở, có thứ tự, có chủ đề nội dung, là cuộc hát đọ tài thi sức của trai gái vùng này với trai gái vùng khác, cuộc hát thu hút mọi lứa tuổi tham gia.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Có thể nói dân ca đã ăn vào tiềm thức, máu thịt của người Giáy. Người con của dân tộc Giáy từ khi lọt lòng sinh ra, rồi nằm trên lưng mẹ, trong lòng bà…đã được nghe các bài hát, được đắm mình trong các bài hát dân ca của dân tộc mình. Những bài hát dân ca đã thực sự góp phần xây đắp nên tâm hồn, tình cảm, lối sống và làm nên mối quan hệ tốt đẹp trong cộng đồng dân tộc Giáy. Cũng chính vì được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất vùng cao xanh thẳm, được tắm mát và uống nguồn nước dân ca ngọt ngào từ thuở ấu thơ, nên nhà thơ Lò Ngân Sủn – người con ưu tú của dân tộc Giáy (Bát Xát – Lào Cai), đã ngấm rất sâu chất văn hóa mang đậm bản sắc của dân tộc mình và đã trở thành nhà thơ cất lên tiếng hát tâm hồn của dân tộc. Khi viết về Bản sắc dân tộc trong thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, nhà nghiên cứu, phê bình Trần Thị Việt Trung đã khẳng định: “Người Giáy có một kho tàng thơ ca, đồng dao và truyện cổ rất phong phú. Đặc biệt người Giáy có nhiều loại dân ca và mỗi loại có nhiều bài, nhiều làn điệu khác nhau. Đây chính là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn nghệ sĩ Lò Ngân Sủn, và cái chất dân gian ấy đã thấm sâu vào con người Lò Ngân Sủn từ thuở nhỏ và sau này trở thành nguồn mạch vô tận nuôi dưỡng sự nghiệp sáng tác thơ văn của ông…” [46, tr.321].

Có thể thấy rất rõ: thiên nhiên cuộc sống, con người, những nét phong tục tập quán độc đáo về văn hóa, kho tàng văn học dân gian phong phú đậm đà bản sắc dân tộc của người Giáy, cùng với tài năng thơ ca thiên bẩm, một tình yêu cháy bỏng với nàng thơ, đã hun đúc nên một Lò Ngân Sủn – nhà thơ trữ tình tài hoa, người con tiêu biểu của đồng bào Giáy, một gương mặt đại biểu xuất sắc cho nền văn học DTTS nói chung và thơ ca DTTS hiện đại nói riêng.

1.2.3. Cuộc đời, con người và quá trình sáng tác của nhà thơ Lò Ngân Sủn

Một phần của tài liệu Thơ tình lò ngân sủn (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)