Chương 2: NỒNG ĐỘ VÀ SẮC THÁI TÌNH YÊU TRONG THƠ LÒ NGÂN SỦN
2.2. Một tình yêu nóng bỏng, đắm say, cuồng nhiệt
Đến với thơ tình Lò Ngân Sủn, người đọc không chỉ thấy cái hồn nhiên, mộc mạc, trong sáng như nước suối, như cây rừng…, mà thơ tình của ông còn chinh phục người đọc bởi độ tha thiết, đắm say, cháy bỏng, cuồng nhiệt trong tình yêu của người đàn ông “đá núi”. Người đàn ông đá núi ấy luôn sống hết mình cho tình yêu - thứ tình yêu nồng nàn, say đắm, dữ dội và cuồng nhiệt như thác lũ, như bão tố, như lửa cháy… có thể cuốn trôi, có thể đốt cháy tất cả những gì là vật cản trên con đường đi của nó. Lò Ngân Sủn đã từng bộc lộ thứ tình cảm “khôn cùng” ấy ngay từ giây phút gặp nhau, trông thấy nhau lần đầu tiên của một tình yêu “sét đánh”:
- Mới gặp nhau lần đầu Đã say nhau hun hút
Như nước chảy khôn cùng…
Như lửa cháy khôn cùng…
Như gió thổi khôn cùng…
(Yêu như là…) - Trông thấy em
Trái tim anh nổi loạn Tâm hồn anh thổn thức
(Trông thấy em)
Cái buổi gặp gỡ ban đầu ấy bao giờ cũng để lại những dấu ấn khó phai mờ trong cuộc đời mỗi người, chất men của tình yêu buổi ban sơ đã làm nên cái say đắm “khôn cùng” như “nước chảy”, như “lửa cháy”, như “gió thổi”…ngay cái cách so sánh, ví von rất giàu hình ảnh ấy đã cho thấy một tâm hồn khát khao cháy bỏng, một trái tim yêu đương mãnh liệt đến độ “thổn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
thức”, đến độ “nổi loạn”. Và cũng chính vì thế mà nhà thơ vẫn còn “nhớ mãi’
cái giây phút tỏ tình đầu tiên của mình với người con gái trong “cái đêm màu tình yêu” đầy mãnh liệt: “Đang đêm/ Bật dậy/ Đi như chạy/ Chạy như bay/
Luồn qua ba rừng cây/ Băng qua ba chân suối/ Anh đứng rình bên vách nhà cô em” (Đêm màu tình yêu). Hành động “bật dậy”,“đi”, “chạy”…không kể thời gian đêm khuya, không gian mênh mông mịt mù của rừng, núi, sông, suối…ấy đã chứng tỏ không có gì có thể ngăn được ngọn lửa tình yêu đang rực cháy trong trái tim người đàn ông “đá núi”.
Với Lò Ngân Sủn tình yêu còn là một thứ “thần khí bùa mê”, chỉ với nụ cười, ánh mắt của người con gái sau mấy lần gặp gỡ đã khiến cho hồn vía của thi nhân như bị mê hoặc, đắm đuối, lạc vào cánh đồng “thơm mùi ngô non”,
“ngát hương”, “thơm mùi lúa chín”, nghe thấy tiếng róc rách “thơm lòng suối hát”, để rồi “Lần sau nữa/ Gặp lại em/ Không thế cười/ Không thể nói/ Nhìn bằng đôi mắt/ Thần khí bùa mê”. Và rồi lúc nào cũng tơ tưởng, nhớ thương:
“Chim pán ơi!/ Chim quai pán ơi!/ Từ buổi gặp cô em giữa chợ/ Lên rừng anh nhớ đến cô em/ Xuống ruộng anh nhớ đến cô em/ Ngồi ăn anh nhớ đến cô em/ Giấc ngủ anh mơ thấy cô em…”(Ngày xuân hát chim pán ơi!). Cũng chính bởi hít phải “thần khí”, “bùa mê” ấy của tình yêu mà “bất chấp” tất cả, bất chấp luật lệ cả trời đất, liều lĩnh để được yêu, được sống với ngọn lửa tình yêu rực cháy trong trái tim:
Muốn yêu chẳng được yêu Nên mới liều cứ yêu
Muốn lấy chẳng được lấy Nên mới liều cứ lấy
Muốn thương chẳng được thương Nên mới liều cứ thương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Muốn ngắm chẳng được ngắm Nên mới liều cứ ngắm
Muốn gần chẳng được gần Nên mới liều cứ gần
Bất chấp cả luật lệ Bất chấp cả trời đất Để được nằm bên nhau
(Bất chấp)
Tình yêu luôn đi liền với nỗi nhớ, với nhà thơ Lò Ngân Sủn nỗi nhớ da diết, tha thiết hiện lên rất cụ thể như “nhìn thấy được”, như “cầm nắm được”, bởi nó được ví như là “quả nhớ”, “quả mong”:
Quả nhớ ở trong ngực Quả mong ở trong tim Quả nhớ bằng trái núi Quả mong bằng quả trời Nhớ nhiều mây tím bầm Mong nhiều nổi giông bão Nhắc đến em động trời
(Nhớ)
“Quả nhớ” có ở khắp mọi trốn, mọi nơi, trong “ngực”, trong “trái tim”
rực cháy ngọn lửa khát khao yêu thương, có ở ngoài không gian bao la rộng lớn, “nhớ bằng trái núi”, “bằng quả trời”, nhiều mây, nhiều giông bão. Quả nhớ choán ngợp hết cả không gian như mây chuyển màu tím bầm đen vần vũ,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
bao phủ khắp bầu trời, như thiên nhiên vạn vật trong khoảnh khắc bình yêu bỗng chốc chuyển mình sang giông bão. Quả nhớ như sắp nổ tung trong lồng ngực người con trai đá núi, như không gian sắp động đất, “động trời” bởi mưa, giông, sấm, sét…
Nói về nỗi nhớ trong tình yêu, nhiều nhà thơ cũng mượn không gian, thời gian để bộc bạch tâm sự, để diễn tả cung bậc xúc cảm hết sức tinh tế, thầm kín này. Nhà thơ Pờ Sảo Mìn từng viết: “Chỉ có một ngày/ Anh không được nhìn mặt em/ Chỉ có một ngày/ Anh không được thấy bóng em/ Là một ngày/ Ăn không biết ngon/ Ngủ không tròn giấc/ Chỉ có một giờ, một phút, một giây/ Không gặp được em cười/ Không nhìn được em nói/ Anh đâu còn sống nữa/ Trên mảnh ruộng nương này/ Đường cày bừa không thẳng” (Một ngày). Nỗi nhớ trong tình yêu được nhà thơ Lò Ngân Sủn cụ thể hóa bằng không gian rộng lớn, gắn liền với hình ảnh thiên nhiên đất trời, núi rừng, sông suối hùng vĩ, và cả những cái rất giản dị, gần gũi, đời thường… để thể hiện tình yêu nồng cháy, cuồng nhiệt của mình:
- Những ngày ở xa nhau Người như mây đứng ngóng Người như núi đứng trông Ở hai đầu mong nhau.
Những ngày ở xa nhau Nỗi nhớ bắc vòm cầu Nối hai đầu đơn chiếc Đêm truyền lửa cho nhau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Những ngày ở xa nhau Là những ngày đói ăn Là những đêm khát uống Cạn với ở hai đầu.
(Những ngày ở xa nhau)
Có thể nói tình yêu của sự xa cách bao giờ cũng làm cho con người luôn sống trong nỗi nhớ thương tha thiết, mãnh liệt hơn bao giờ hết. Ở đây tác giả đã so sánh, ví von dáng đứng đợi chờ của những người yêu nhau nhưng xa cách nhau về khoảng không gian địa lí với “mây đứng ngóng”, “núi đứng trông”. “Mây”, “núi” là những hình ảnh thiên nhiên vốn đã gợi ra cái trùng điệp, cái mênh mông, lớn rộng…ở đây được tác giả nhân cách hóa càng tô đậm thêm nỗi nhớ mong, khắc khoải không yên của đôi lứa yêu nhau. Câu thơ
“Nỗi nhớ bắc vòm cầu/ Nối hai đầu đơn chiếc/ Đêm truyền lửa cho nhau”, đem đến cho người đọc những liên tưởng độc đáo, hết sức thi vị về một tình yêu mãnh liệt, cháy bỏng; “nỗi nhớ” vốn vô hình, vô ảnh mà ở đây cũng trở nên hữu hình, thành nhịp cầu nối đôi bờ xa cách, nối hai tâm hồn khao khát nhớ nhung, thổi bùng lên ngọn lửa yêu đương mãnh liệt. Có thể nói, “nỗi nhớ” luôn thường trực, đau đáu, canh cánh bên lòng và hiện hữu thành cái rất cụ thể, rất đời thường: “những ngày ở xa nhau” như là “những ngày đói ăn”, như là “những ngày khát uống”, nó như nhu cầu thiết yếu, như cơm ăn, nước uống, như những sự vật có cặp có đôi không thể tách dời trong cuộc sống thường ngày: “Nếu như anh không em/ Như con chim không chỗ đậu/ Như ruộng nước không có nước/ Như bao dao không có dao/ Như cây không cành, không lá,không hoa, không quả/ Như trời không mây gió/ Như đất không cây cỏ/ Như biển không có sóng/ Như sự sống không mặt trời, trăng, sao” (Nếu như anh không em); “Không có em ở cạnh/ Anh như cái bếp lạnh không ai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
cho thêm củi/ Không có em ở bên/ Anh như cái bếp nguội không ai nhóm lửa”
(Có em bên cạnh). Lấy những sự vật, hiện tượng có đôi, có cặp, đi đôi với nhau, không thể thiếu được nhau trong cuộc sống đời thường để so sánh với nỗi nhớ trong tình yêu là một cách so sánh hết sức mộc mạc, không văn hoa, kiểu cách mà lại diễn tả được xúc cảm thành thực nhất, mãnh liệt nhất trong tình yêu của người đàn ông “đá núi”.
Nhớ da diết, tha thiết, mãnh liệt còn được nhà thơ Lò Ngân Sủn miêu tả qua những câu thơ, bài thơ, hình ảnh thơ đẹp, dữ dội, mạnh mẽ, vần vũ như thác đổ, như gió gào, như sấm sét…: “Xa em/ Anh nhớ em/ Nhiều như lá rừng/ Nhiều như mưa rơi/ Trong lòng anh/ Như thác đổ/ Như gió cuốn/ Như sấm nổ… /Xa em/ Anh nhớ em chật cả bầu trời” (Xa em); “ Nhớ đến em tim nổi/ Nhắc đến nàng tim héo/ Càng cách xa càng nhớ/ Càng giấc ngủ càng mong/ (Nhớ); “Anh yêu em/ Như thác đổ/ Như gió gào/ Như sao trời thao thức thâu đêm” (Cheo leo đèo dốc); “Không lấy được em/ Đêm đêm anh mong nhớ/ Sớm sớm anh mong tưởng/ Không lấy được em/ Tháng tháng anh khao khát/ Năm năm anh ước ao…/ Em ơi/ Không lấy được em/ Anh muốn phá tan trời đất/ Anh muốn hất tung cả trời đất” (Không lấy được em). Nỗi nhớ như muốn tràn cả ra ngoài cái vô cùng của thiên nhiên, cái khôn cùng của trời đất. Cái vô hạn, vô biên của không gian như không thể bao trọn nổi một trái tim khát khao, cháy bỏng, mãnh liệt đang thổn thức vì tình yêu.
Đến với những trang thơ tình của Lò Ngân Sủn, người đọc nhận thấy thơ ông đã viết lên bao cung bậc tình cảm của con tim luôn tha thiết yêu đương đến si mê, cuồng nhiệt, cái si mê, cuồng nhiệt của tình yêu ban sơ, thật hoang dã, thật núi rừng:
Hai ta yêu nhau giữa lều nương Lều nương không phên vách
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Ta cởi áo làm phên vách
Hai ta yêu nhau giữa lều ruộng Lều ruộng không chăn chiếu Ta cởi áo làm chăn chiếu
(Tình ca lều nương)
Lều nương, phên vách, lều ruộng - cái hoang sơ, giản dị của núi rừng, của cuộc sống làng bản. Thiên nhiên, tự nhiên hoang dã, trần thế làm nền cho tình yêu, yêu hết mình, yêu say đắm như thuở trời đất còn sơ khai, chỉ có chàng Ađam và nàng Eva.
Tình yêu cuồng nhiệt, cháy bỏng được tác giả diễn tả một cách hết sức chân thực, thực tới tận đáy, không dấu giếm, không phô trương và cũng không tự huyền hoặc bởi những “hào quang” bao phủ xung quanh nó như thường thấy mà nó được thể hiện, miêu tả một cách chân thật, hồn nhiên, “tự nhiên nhi nhiên”. Như nó đã và đang tồn tại trong cuộc sống tình yêu của những cặp trai gái miền núi yêu nhau thực sự, đó là tiếng gọi của trái tim chứ không phải là sự so đo, tính toán thiệt hơn nào đó trong cuộc sống:
- Anh hôn vào nóng bỏng Anh hôn vào dữ dội
Hôn một lần chưa thỏa ước mong Hôn hai lần chưa nguôi khát vọng
Lại hôn nữa - hôn cho đến quay cuồng trời đất Lại hôn nữa - hôn cho đến đất trời lịm câm
(Và như thế)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Làm cho cả bầu trời cũng ngả nghiêng, nghiêng ngả Làm cho cả rừng cây cũng cuồng quay, quay cuồng Mây cũng nổi cơn giông
Suối cũng đổ cơn thác Gió cũng thổi cơn bão
Núi cao như sắp đổ sụp xuống Khi nhìn thấy hai người
Yêu nhau Thương nhau
(Có hai người)
Quả thật, đến với những câu thơ, bài thơ này người đọc không khỏi bị cuốn vào cơn lốc của những xúc cảm mãnh liệt, cuồng nhiệt, cháy bỏng trong tình yêu của nhà thơ tình dân tộc Giáy. Và chắc chắn người yêu thơ tình không thể không nhớ đến những vần thơ nồng cháy, đắm say của ông hoàng thơ tình Việt Nam – nhà thơ Xuân Diệu: “Anh xin làm sóng biếc/ Hôn mãi cát vàng em/ Hôn thật khẽ, thật êm/ Hôn êm đềm mãi mãi/ Đã hôn rồi, hôn lại/
Cho đến mãi muôn đời/ Đến tan cả đất trời/ Anh mới thôi dào dạt…/ Cũng có khi ào ạt/ Như nghiến nát bờ em/ Là lúc triều yêu mến/ Ngập bến của ngày đêm” (Biển). Quả thật, tình yêu hướng con người ta đến những khát khao cháy bỏng, “vô biên và tuyệt đích”.
Thơ tình của Lò Ngân Sủn còn cho thấy một tình yêu tràn đầy nhiệt lượng, khát cháy, rực lửa đam mê, ngay cả khi yêu nhau không đến được với nhau cũng vẫn luôn nhớ về nhau: “Yêu nhau…/ Dù không thành đôi lứa/
Nhưng hai ta vẫn luôn nhớ về nhau/ Yêu nhau/ Trao hồn gửi vía cho nhau/
Dù không thành vợ thành chồng/ Nhưng hình bóng hai ta vẫn luôn ở trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
nhau” (Mỗi năm ta gặp nhau một lần); thậm chí ngay đến cả cái chết cũng không thể ngăn được nỗi khát yêu, được yêu:
- Ngày hai lần cơm chan nước suối Ngày hai bữa cơm chan nước mạch Trao cho nhau mối tình sét đánh
Dẫu có tan thành đất, nát thành bùn, vụn thành cát Vẫn còn khát yêu nhau
(Tình ca lều nương) - Nếu chết cùng chung mộ
Nằm chung cỗ ván thông Nếu bên trong còn hẹp Mượn thợ khoét rộng thêm Nghiêng mình ta cùng nằm
Hai ta yêu nhau không thành đôi Hẹn nhau đến Mường Tiên sẽ lấy
(Hồi tỉnh lại)
Với con tim khát yêu, dẫu cho có “tan thành đất”, “nát thành bùn”, “vụn thành cát”, nhà thơ đã khẳng định sự trường tồn, vĩnh cửu của tình yêu: dù có chết cũng không thể chia lìa được tình yêu, chia lìa được đôi lứa; và nếu có chết thì “cùng chung mộ”, “chung cỗ ván thông”, “cùng nằm”… Ở một bài thơ khác ta cũng bắt gặp những câu thơ: “Yêu nhau không lấy được nhau/
Hẹn nhau đến Mường Tiên sẽ lấy/ Yêu nhau chết nằm chung gỗ ván” (Nghe em hát dân ca trên đài). Phải chăng nhà thơ muốn khẳng định thêm lần nữa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
về sự thủy chung, son sắt của tình yêu – cái làm nên chất nhân văn sâu sắc trong thơ tình Lò Ngân Sủn. Lấy cái chết để vĩnh viễn hóa tình yêu, xét cho cùng cũng chính là bắt nguồn từ một trái tim yêu đương mãnh liệt, thiết tha, cháy bỏng, sống hết mình cho tình yêu: “Mặt trời là câu hát/ Tỏa ánh sáng tình yêu/ Trời sao là mơ ước/ Kết nên dây hẹn chờ/ Để người xa thì nhớ/ Để người ở thì mong…/Em ơi/ Miễn là ta yêu nhau/ Sẽ có lúc thành đôi/ Miễn là ta thương nhau/ Chết thành ma vẫn nhớ…” (Cốc Lếu – Mùa xuân); “Nếu anh lấy được em/ Già thì ta trẻ lại/ Chết thì ta lại sống/ Để lại được bên nhau” (Nếu anh lấy được em). Những câu thơ này khiến ta nhớ đến câu chuyện tình yêu đầy trắc trở, éo le, xót xa, đau khổ nhưng có một cái kết đẹp của đôi trai gái dân tộc Thái được kể qua truyện thơ “Xong trụ xon xao” (Tiễn dặn người yêu).
“Đôi ta yêu nhau, đợi tới tháng năm lau nở, Đợi mùa nước đỏ cá về,
Đợi chim tăng ló hót gọi hè
Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông,
Không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi góa bụa về già.
…
Về với người ta thương thuở cũ.
Chết ba năm hình còn treo đó;
Chết thành sông, vục nước uống mát lòng, Chết thành đất, mọc dây trầu xanh thắm, Chết thành bèo, ta trôi nổi ao chung, Chết thành muôi, ta múc xuống cùng bát,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Chết thành hồn, chung một mái, song song.
….
Lòng ta thương nhau trăm lớp nghìn trùng, Bền chắc như vàng, như đá,
Yêu nhau, yêu trọn đời gỗ cứng, Yêu nhau, yêu trọn kiếp đến già…”
(Tiễn dặn người yêu - Truyện thơ dân tộc Thái)
Yêu nhau, quyết lấy nhau cho bằng được, dù có chết đi rồi, vẫn cứ yêu nhau, vẫn cứ lấy nhau. Tình yêu quả là có sức mạnh lớn lao, giúp con người có thể vượt lên trên mọi giới hạn, đi qua những giông bão cuộc đời, giúp con người dám sống và được sống là chính mình. Những trang thơ tình của Lò Ngân Sủn giúp chúng ta càng nhận thấy rõ hơn tình yêu là lẽ sống, con người không thể sống được nếu thiếu vắng tình yêu, tình yêu khiến con người khát sống, nó có khả năng cứu rỗi linh hồn con người.