Tình hình đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện phù ninh tỉnh phú thọ (Trang 26 - 31)

Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.2.2. Tình hình đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở Việt Nam

- Thời kỳ từ khi Luật Đất đai 1993 ra đời: Luật Đất đai 1993 ra đời khẳng định đất đai có giá trị và người dân có các quyền: chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế chấp. Do vậy, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giai đoạn này là việc làm cấp thiết để người dân khai thác được hiệu quả cao nhất từ đất. Vì vậy, công tác cấp giấy chứng nhận được triển khai mạnh mẽ nhất là từ năm 1997. Tuy nhiên, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn còn nhiều vướng mắc dù Nhà nước đã ban hành nhiều Chỉ thị về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân và đã không hoàn thành theo yêu cầu của Chỉ thị số 10/1998/CT-TTg và Chỉ thị số 18/1999/CT- TTg của Thủ tướng Chính phủ về hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nông thôn vào năm 2000 và thành thị vào năm 2001.

- Thời kỳ từ khi Luật đất đai 2003 ra đời:Cùng với việc hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý Tài nguyên và Môi trường tới cấp xã, các địa phương trong cả nước đã tổ chức các Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất, Trung tâm Phát triển quỹ đất, nên các nguồn thu từ đất tăng lên, giúp địa phương tháo gỡ những khó khăn và phát hiện những điều chưa hoàn thiện trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, vẫn còn một số sai sót cần khắc phục và sữa chữa như: Về trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận đôi lúc chưa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

đảm bảo đúng thời gian quy định, một số trường hợp cấp xong còn sai về diện tích, sai về nguồn gốc đất,…

Nguyên nhân dẫn đến các sai sót trên: Công tác kiểm tra xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của một số cán bộ chuyên môn chưa sâu sát, chưa thực thi nghiêm Luật Đất đai, các nghị định, thông tư hướng dẫn chậm ban hành, một số nội dung của nghị định chưa cụ thể, rõ ràng. Công tác quản lý đất đai nhiều năm trước khi có Luật Đất đai năm 2003 bị buông lỏng, hồ sơ địa chính bị thất lạc nhiều, công tác đo đạc còn thủ công nên khó tránh khỏi sai sót. Trình độ cánbộ làm công tác xét, cấp giấy chứng nhận còn hạn chế, đội ngũ cán bộ liên tục có sự thay đổi. Để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 07/2007/QH12 ngày 12/11/2007 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, năm 2009: Thống nhất cấp một loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cùng với quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên cơ sở Luật Đất đai, giao cho một cơ quan làm đầu mối thực hiện;

đơn giản hoá hồ sơ, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; phấn đấu đến năm 2010 cơ bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với tất cả các loại đất trên phạm vi toàn quốc.

Ngày 24/8/2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 1474/CT- TTg về thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để chấn chỉnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai: Chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cùng với quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để cơ bản hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận trên địa bàn toàn quốc.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (2019), tính đến cuối năm 2018, cả nước đã đo đạc lập bản đồ địa chính đạt trên 77% tổng diện tích tự nhiên (các loại tỷ lệ bản đồ); tỷ lệ cấp GCN lần đầu đạt trên 97,2% tổng diện tích các loại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

đất cần cấp. Đồng thời, đã tổng hợp các trường hợp còn tồn đọng chưa được cấp GCN lần đầu và phân tích nguyên nhân vướng mắc để đề xuất các giải pháp thực hiện hoàn thành công tác cấp GCN lần đầu trên phạm vi cả nước.Kết quả này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai, bảo đảm điều kiện pháp lý cho người sử dụng đất thực hiện các quyền, nghĩa vụ hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật đất đai.

Về công tác đo đạc, rà soát ranh giới, cắm mốc và cấp GCN đất nông, lâm trường, tính đến cuối năm 2018, có 34/45 tỉnh, thành phố đã cơ bản hoàn thành công tác rà soát ranh giới, cắm mốc (34.975 km/40.791 km, đạt 85,7%

khối lượng nhu cầu); 38/45 tỉnh, thành phố đã cơ bản hoàn thành đo đạc lập bản đồ địa chính (1.335.637 ha/1.404.870 ha, đạt 95,1% khối lượng khối lượng nhu cầu); 11/45 tỉnh đã cơ bản hoàn thành công tác cấp GCN (đã có 46,3% diện tích các công ty nông nghiệp, 78% diện tích các công ty lâm nghiệp và 70%

diện tích ban quản lý rừng, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên đã được cấp GCN; đã thực hiện cấp đổi GCN theo kết quả đo đạc địa chính chính quy được 1.666 hồ sơ/9.862 hồ sơ, đạt 16,9% khối lượng nhu cầu); 13/45 tỉnh đã cơ bản hoàn thành công tác phê duyệt phương án sử dụng đất.

Theo Tổng cục Quản lý đất đai, trong năm 2019, Tổng cục sẽ tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tiếp tục đẩy mạnh việc cấp GCN đối với diện tích còn lại cần phải cấp GCN lần đầu theo tinh thần của Nghị quyết số 39/2012/QH13 của Quốc hội về việc cơ bản hoàn thành cấp GCN theo bản đồ địa chính, trích đo địa chính có tọa độ. Thực hiện kiểm tra tình hình thực hiện Chỉ thị số 1474/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, nắm tình hình về thành lập và hoạt động của Văn phòng Đăng ký một cấp.Đồng thời, Tổng cục tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo các địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện hoàn thành nhiệm vụ rà soát, xác định ranh giới, cắm mốc giới, đo đạc, lập bản đồ địa chính và hồ sơ ranh giới sử dụng đất đối với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

các công ty nông, lâm nghiệp; tổng hợp, xây dựng báo cáo về kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 4/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

Ngoài ra, tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương thực hiện tốt việc xây dựng, vận hành và khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu đất đai. Tăng cường phối hợp tốt với Tổng cục Thuế để nhân rộng việc thực hiện liên thông thuế, kết nối, trao đổi thông tin giữa cơ quan thuế và cơ quan TN&MT.

1.2.3- Thực trạng công tác đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở tỉnh Phú Thọ.

Phú Thọ đã và đang triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp về quản lý đất đai, trong đó có tăng cường công tác quản lý, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về đất đai, kịp thời ban hành các văn bản thi hành Luật Đất đai, tạo cơ sở pháp lý cho các cấp và các ngành có cơ sở thực hiện, phục vụ cho người sử dụng đất. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý đất đai, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững của tỉnh. Đối với công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (giấy chứng nhận), các cấp chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn của tỉnh Phú Thọ đã tích cực chủ động trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận. Đến nay, về cơ bản công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành, đáp ứng được mục tiêu đề ra, tạo điều kiện cho người sử dụng đất có giấy tờ hợp pháp để thực hiện các quyền theo quy định. Phú Thọ đã cơ bản hoàn thành công tác thống kê hiện trạng sử dụng đất; công tác rà soát xác định ranh giới, cắm mốc ranh giới, đo đạc, lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính cho đất có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh, đến nay 03 công ty nông, lâm nghiệp đã được phê duyệt phương án sử dụng đất gồm: Cty CP chè Mỹ Lâm; Cty CP chè Phú Thọ; Cty CP giống vùng Bắc Bộ…

Việc quản lý, sử dụng đất đúng mục đích gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch, kế hoạch phát triển nông lâm nghiệp,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

góp phần sử dụng đất đai có hiệu quả, gia tăng năng suất và hình thành vùng sản xuất nông, lâm tập trung, góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời, nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đặc biệt là công tác dự báo phát triển kinh tế - xã hội, từ đó bố trí quỹ đất phù hợp cho phát triển các ngành, lĩnh vực; cân nhắc về hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường nhằm sử dụng bền vững tài nguyên đất đai; phối hợp chặt chẽ trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và có sự đồng bộ giữa các quy hoạch ngành; nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai. Trong đó, tiếp tục rà soát và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai theo thẩm quyền, nhằm thống nhất và đồng bộ để tổ chức thực hiện có hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Kết quả thống kê tình hình cấp giấy CNQSD Đ của tỉnh đến hết năm 2018 như bảng 1.1.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Bảng 1.1. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến ngày 31/12/2018

T

T Đơn vị

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện phù ninh tỉnh phú thọ (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)