Biến động sử dụng đất

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện phù ninh tỉnh phú thọ (Trang 51 - 58)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Hiện trạng sử dụng đất và biến động sử dụng đất

3.2.2. Biến động sử dụng đất

Bảng 3.5. Biến động sử dụng đất của huyện Phù Ninh từ ngày 01-01-2016 đến ngày 31-12-2018

(Đơn vị tính: ha)

TT Mục đích sử dụng đất

Diện tích năm

2018

So với năm 2018 Diện

tích năm 2016

Tăng (+), giảm (-) Tổng diện tích tự nhiên 15736.99 15736.97 +0.02 1 Đất nông nghiệp NNP 12115.68 12140.30 -24.62 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 8647.48 8660.42 -12.94 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 5025.13 5036.04 -10.91

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 3132.03 3141.89 -9.86

1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC

1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1893.10 1894.15 -1.05 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 3622.35 3624.38 -2.03

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 3089.39 3109.67 -20.28

1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 2997.71 3009.00 -11.29

1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 76.63 76.63 0

1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 24.04 24.04 0

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 362.00 362.07 -0.07

1.4 Đất làm muối LMU

1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 7.82 8.15 -0.33

2 Đất phi nông nghiệp PNN 3547.13 3522.45 +24.68

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

TT Mục đích sử dụng đất

Diện tích năm

2018

So với năm 2018 Diện

tích năm 2016

Tăng (+), giảm (-)

2.1 Đất ở OTC 730.28 724.39 +5.89

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 648.06 642.58 +5.48

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 82.22 81.81 +0.41

2.2 Đất chuyên dùng CDG 1940.40 1925.13 +15.27

2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 11.89 11.89 0

2.2.2 Đất quốc phòng CQP 87.77 87.77 0

2.2.3 Đất an ninh CAN 23.49 23.49 0

2.2.4 Đất xây dựng công trình sự

nghiệp DSN 94.59 94.69 -0.1

2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi NN CSK 275.99 264.12 +11.87 2.2.6 Đất có mục đích công cộng CCC 1446.67 1443.18 +3.49

2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 13.68 10.16 +3052

2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 4.60 4.60 0

2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 174.38 174.38 0 2.6 Đất sông suối và mặt nước CD SMN 651.40 651.40 0

2.7 Đất phi nông nghiệp khác PNK 32.39 32.39 0

3 Đất chưa sử dụng CSD 74.17 74.22 -0.05

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 27.40 27.45 -0.05

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 46.77 46.77 0

3.3 Núi đá không có rừng cây NCS

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phù Ninh)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Số liệu bảng 3.5 cho thấy trong gia đoạn 2016 - 2018 diện tích đất nông nghiệp giảm 24,62 ha, đất phi nông nghiệp tăng 24,68 ha, đất chưa sử dụng giảm 0,05 ha.

3.2.3- Tình hình chung về công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện Phù Ninh.

a- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản.

Thực hiện Luật Đất đai năm 2013 và Chỉ thị số 01/2014/CT-TTg ngày 22/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc thi hành Luật Đất đai năm 2013, UBND tỉnh đã kịp thời ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác quản lý, sử dụng đất đai.

Trên cơ sở Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đất đai của Chính phủ, của UBND tỉnh. UBND huyệnPhù Ninh đã tổ chức triển khai thực hiện, đồng thời ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền để phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện nhằm góp phần đưa công tác quản lý đất đai ở địa phương từng bước đi vào nền nếp, đúng pháp luật.Cụ thể hóa luật pháp chính sách nhà nước và công việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, phối hợp quản lý sử dụng đất của UBND huyện Phù Ninh như:

Văn bản số: 73/UBND-TNMT ngày 22 tháng 01 năm 2019 về việc xây dựng công trình tín ngưỡng, tôn giáo trái phép tại Khu 1, xã Phú Lộc;

Văn bản số: 119/UBND-TNMT ngày 31 tháng 01 năm 2019 về việc tăng cường công tác quản lý khai thác cát sỏi sông Lô;

Văn bản số: 135/UBND-TNMT ngày 15 tháng 02 năm 2019 về việc xử lý đối với cá nhân, tập thể và hộ gia đình xây nhà trái phép trên đất sản xuất nông nghiệp thuộc chỉ giới quy hoạch khu di tích lịch sử Đền Hùng.

Văn bản số: 229/UBND-TNMT ngày 14 tháng 03 năm 2019 về việc kiểm tra, xử lý việc khai thác cát sỏi trái phép

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Văn bản số: 30/BC-UBND ngày 14 tháng 03 năm 2019 báo cáo tình hình khai thác cát sỏi trên địa bàn huyện Phù Ninh

Văn bản số: 282/UBND-TNMT ngày 27 tháng 03 năm 2019 về việc kiểm tra, xử lý việc khai thác cát, sỏi trái phép tại xã Tiên Du

Văn bản số: 344/UBND-TNMT ngày 09 tháng 04 năm 2019 thực hiện các tiêu chí môi trường đảm bảo kế hoạch xây dựng nông thôn mới năm 2019 b- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính.

Huyện Phù Ninh đã thực hiện Chỉ thị 364/HĐBT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc hoạch định địa giới hành chính xã, phường, thị trấn thống nhất rõ ràng, xác định bằng các yếu tố địa vật cố định hoặc các điểm mốc giới và được chuyển vẽ lên bản đồ.Theo đó, đất đai được quản lý theo đơn vị hành chính trong toàn huyện gồm 19 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn.

c. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.

- Công tác lập bản đồ địa chính: Hiện tại, trên địa bàn huyện Phù Ninh đã được đo đạc bản đồ địa chính dạng số cho 05 xã, thị trấn, còn lại là hệ thống bản đồ giấy lập theo Chỉ thị 299/TTg năm 1983.Hệ thống sổ địa chính, sổ mục kê, sổ đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ theo dõi biến động đã được lập nhưng chưa đầy đủ. Hệ thống lưu trữ hồ sơ đất đai của công dân chưa cập nhật lưu trữ trên hệ thống cơ sở dữ liệu.

- Công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất: Được thực hiện trong quá trình kiểm kê đất đai và được lập dưới dạng số. Thực hiện việcKiểm kê đất đai năm 2015, huyện Phù Ninh đã xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho 100%

số đơn vị hành chính trong toàn huyện theo đúng quy định của ngành.

- Công tác lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất: Cấp huyện và các xã, thị trấn đã ứng dụng và xây dựng theo qui trình của việc lập bản đồ hiện trạng và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

trên nền bản đồ hiện trạng đã tiến hành lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất.

- Điều tra, đánh giá, phân hạng đất và định giá đất:

+ Công tác đánh giá, phân hạng đất trên địa bàn huyện chưa được thực hiện, nên việc sử dụng cải tạo và bồi bổ đất đai chưa được quan tâm.

+ Việc định giá đất trên địa bàn huyện theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ là căn cứ để tính thuế thu nhập cá nhân khi chuyển quyền sử dụng đất, thu lệ phí trước bạ, thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tính giá trị tài sản khi giao đất, bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất,…

d- Công tác quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.

- Công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch được tăng cường, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định.

Phần lớn các công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội xây dựng mới đều phù hợp với quy hoạch và định hướng phát triển đô thị, kiểu dáng kiến trúc ngày càng phong phú.

e- Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Sau khi Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất được thành lập, công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện thực hiện cho hộ gia đình, cá nhân. Sự ra đời của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất không chỉ hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức của ngành theo luật định mà còn thúc đẩy công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính; đồng thời đưa công tác này ngày càng chuyên nghiệp và đi vào nền nếp.

f- Thống kê, kiểm kê đất đai.

Công tác thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện theo đúng quy trình, hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Thống kê theo định kỳ hàng năm và kiểm kê theo định kỳ 5 năm. Từ năm 2015, công tác thống kê, kiểm kê đất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

đai được tiến hành theo Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT, ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Kiểm kê đất đai năm 2015 theo Chỉ thị số 21/CT- TTg ngày 01/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ đã hoàn thành, số liệu phục vụ kịp thời cho việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối của huyện.

g- Quản lý tài chính về đất đai.

Hệ thống thuế có liên quan đến đất đai hiện nay được xác định bao gồm:

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuế nhà đất và các khoản thu tiền sử dụng đất. Việc thực hiện các khoản thu, chi liên quan đến đất đai của huyện được giao cho ngành thuế căn cứ vào các văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ để tổ chức thực hiện. Hàng năm huyện đều trích lại một phần nguồn thu từ đất để đầu tư trở lại phục vụ công tác quản lý Nhà nước về đất đai.

Các khoản thu liên quan đến đất đai trên địa bàn huyện chiếm phần không nhỏ trong thu ngân sách, nguồn thu chủ yếu là thu tiền sử dụng đất từ việc giao và cho thuê đất, việc giao đất và cho thuê đất tăng dần qua các năm.

h- Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản.

Công tác quản lý phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản gần đây đã được huyện quan tâm. Hàng năm Ủy ban nhân dân huyện Phù Ninh chỉ đạo các phòng chuyên môn xây dựng phương án đấu giá quyền sử dụng đất, tham gia thẩm định dự toán bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, xây dựng quy chế bán đấu giá quyền sử dụng đất, kế hoạch đấu giá đất trên địa bàn huyện.

i- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Hàng năm tại các cuộc họp Hội đồng nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân huyện báo cáo trước Hội đồng nhân dân huyện tình hình quản lý sử dụng đất trong đó có nội dung việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện.

Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng đất trên địa bàn huyện cơ bản được thực hiện tốt, đất được sử dụng đúng mục đích, đất được đăng ký về quyền sử dụng, được làm đầy đủ các thủ tục khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất, việc thực hiện nghĩa vụ tài chính, thực hiện các biện pháp bảo vệ đất,... đúng theo quy định của pháp luật về đất đai.

k- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.

Công tác thanh tra việc chấp hành các chế độ về quản lý, sử dụng đất đai trong những năm qua đã được các cấp, các ngành chú trọng. Ủy ban nhân dân huyện thường xuyên chỉ đạo công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai, coi đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn.

l- Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết về khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai.

Do nhiều nguyên nhân, tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích, lấn chiếm, tranh chấp đất đai trên địa bàn các xã, thị trấn vẫn còn xảy ra. Tình trạng đơn thư khiếu nại, tố cáo về quản lý, sử dụng đất vẫn còn phổ biến, từ năm 2014 đến năm 2016, huyện đã tiếp nhận và xử lý 102 đơn thư khiếu nại, tố cáo về quản lý, sử dụng đất trên địa bàn.

Việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai được Ủy ban nhân dân huyệnPhù Ninh kịp thời chỉ đạo các ngành, các cấp và các đơn vị liên quan phối hợp giải quyết ngay từ cơ sở đã phần nào hạn chế được đơn thư vượt cấp.

m- Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.

Trước Luật Đất đai năm 2003, trong tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về đất đai ở huyện chưa có đơn vị nào có chức năng chuyên về hoạt động dịch

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

vụ công trong lĩnh vực đất đai. Việc đăng ký quyền sử dụng đất, đăng ký biến động về đất và thực hiện các thủ tục hành chính về quản lý, sử dụng đất chưa theo kịp diễn biến sử dụng đất đai thực tế.

Thực trạng trên đã có sự chuyển biến tích cực trong thời gian gần đây, nhất là khi huyện triển khai thực hiện cơ chế “một cửa”, nhằm đơn giản thủ tục hành chính trong các giao dịch về quyền sử dụng đất của công dân.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện phù ninh tỉnh phú thọ (Trang 51 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)