Điều kiện dân cư - xã hội

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển xã sủng trái huyện đồng văn tỉnh hà giang (Trang 22 - 25)

Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ XÃ SỦNG TRÁI

1.2. Điều kiện kinh tế, dân cư - xã hội

1.2.2. Điều kiện dân cư - xã hội

Dân cư: Tính đến năm 2018, dân số trung bình của xã Sủng Trái là 6.520 người (chiếm 8,23% dân số toàn huyện Đồng Văn) [11;tr.18]. Mật độ dân số trung bình là

245 người/km2, đứng thứ 3 toàn huyện Đồng Văn sau thị trấn Đồng Văn và xã Sủng Là [12;tr.18]. Nam giới chiếm 51,9%, nữ giới chiếm 49,1% dân số [12;tr.21-22]. Dân tộc Mông chiếm tỉ lệ cao nhất trong cơ cấu dân số toàn xã (97,3%), ngoài ra còn có các dân tộc khác cùng sinh sống trên địa bàn, bao gồm các dân tộc Kinh, Tày, Hoa, Nùng, Dao, Sán Dìu, Sán Chay, Giáy… Mỗi dân tộc mang những đặc điểm riêng về phong tục tập quán, văn hóa đã tạo nên sự phong phú, đa dạng của cộng đồng các dân tộc khu vực miền núi phía Bắc.

Giáo dục: Quy mô trường lớp, chất lượng dạy và học, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên luôn được nâng cao, các loại hình trường lớp được mở rộng. Xã Sủng Trái tổ chức, duy trì các lớp từ mầm non đến THCS, tổ chức được mô hình học sinh nội trú dân nuôi. Tỉ lệ huy động học sinh các độ tuổi đi học, tăng dần theo các năm học. Năm học 2016 - 2017, huy động trẻ từ 0 đến 2 tuổi đến trường đạt 8,5%; trẻ từ 3 đến 5 tuổi đạt 86%; trẻ 6 đến 14 đạt 98,2%; duy trì sĩ số luôn đạt trên 90%. Học sinh đủ điều kiện chuyển lớp của các trường luôn đạt từ 90% trở lên; đủ điều kiện chuyển cấp của các trường đạt từ 95% trở lên; hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6 đạt 99; tốt nghiệp THCS vào học lớp 10 đều đạt trên 40%. Năm 2016, 813 người trong xã được xóa mù chữ, trong đó nữ chiếm 39,5%. Tuy nhiên về cơ bản, chất lượng giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng được so với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, cơ sở vật chất trường lớp còn nhiều khó khăn, chủ yếu là còn tồn tại nhiều lớp học tạm bợ. Đội ngũ giáo viên trước đây do thiếu nguồn cán bộ nên chưa được chuẩn hóa khi tuyển dụng nên trình độ còn nhiều hạn chế, nhất là đội ngũ giáo viên là người dân tộc tại địa phương.

Bảng 1.3 Số liệu giáo dục xã Sủng Trái qua các năm học

STT Tiêu chí 2014

2015

2015 2016

2016 2017

2017 2018

2018 2019

1 Trường mầm non 1 1 1 1 1

2 Lớp mẫu giáo 21 24 25 24 23

3 Giáo viên mầm non 27 26 31 32 32

4 Học sinh mầm non 500 556 572 582 634

5 Trường tiểu học 1 1 1 1 1

6 Lớp tiểu học 57 48 49 46 43

7 Giáo viên tiểu học 73 70 66 57 58

8 Học sinh tiểu học 860 885 899 908 930

9 Trường THCS 1 1 1 1 1

10 Lớp THCS 15 15 15 14 12

11 Giáo viên THCS 24 33 33 32 28

12 Học sinh THCS 436 466 454 341 313

Nguồn [12; tr.110-122]

Y tế: Các chương trình mục tiêu y tế dự phòng được triển khai đồng bộ và hiệu quả, giữ vững thành quả công nhận chuẩn quốc gia của huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân đảm bảo, chất lượng khám chữa bệnh được nâng cao về chuyên môn, kỹ thuật, thái độ phục vụ và ứng xử với bệnh nhân chu đáo. Công tác phòng, chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm được thực hiện tốt. Tỉ lệ trẻ sơ sinh được tiêm và uống đầy đủ các loại vaccine phòng bệnh đạt từ 95%

trở lên. Tính đến hết năm 2016, tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng về cân nặng là 20% (giảm so với năm 2015 là 1,7 %) [27;tr.7]. Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản được duy trì tốt, tỉ lệ các cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại đạt và vượt kế hoạch trong từng năm. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 2,25% (giảm 0,45% so với năm 2015); hầu hết phụ nữ mang thai được tiêm phòng uốn ván sơ sinh và được khám thai định kỳ. Tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm 0,56% [27;tr.7]. Chế độ chính sách dân số được chi trả kịp thời và đúng đối tượng.

Nhìn chung, nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân được đáp ứng ngày càng tăng.

Tuy nhiên, cơ sở vật chất khám, chữa bệnh còn thiếu thốn, các phòng khám đa khoa khu vực và bệnh viện đa khoa huyện Đồng Văn chưa có đủ điều kiện để điều trị các bệnh hiểm nghèo, nên thường xuyên phải chuyển bệnh nhân đi tuyến huyện, tỉnh, đường xá đi lại khó khăn, cách xa trung tâm huyện Đồng Văn hơn 40km, tỉnh Hà Giang hơn 100km đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Văn hóa - thông tin - thể dục thể thao: Hoạt động văn hóa - thông tin - thể dục thể thao thường xuyên được Đảng ủy và Chính quyền xã Sủng Trái quan tâm đúng mức. Các nội dung tuyên truyền của huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đặc biệt là tuyên truyền sâu rộng chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn, trọng đại của đất nước được các ban ngành, đoàn thể tổ chức đầy đủ. Triển khai, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao mừng Đảng, mừng xuân, kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc, qua đó tạo ra sân chơi bổ ích, lành mạnh cho nhân dân trên địa bàn xã Sủng Trái, tổ chức thành

công các buổi biểu diễn văn nghệ ở khu vực phố cổ thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn mà xã đảm nhiệm. Số gia đình đạt gia đình văn hóa đến năm 2018 đạt trên 300 gia đình, 25 hộ đạt hộ gia đình thể thao. 14/14 thôn, bản thành lập được đội văn nghệ quần chúng. 14/14 thôn, bản xây dựng được quy ước, hương ước nếp sống văn hoá mới, hiện đang triển khai thực hiện đầy đủ, các hủ tục lạc hậu cơ bản đã được bài trừ. Hoạt động của bưu điện văn hóa xã đã phát huy hiệu quả đáp ứng nhu cầu của xã nói riêng và nhân dân các địa bàn lân cận nói chung. Đến nay, có trên 10% số hộ gia đình có tivi và được xem truyền hình, hầu hết địa bàn xã được phủ sóng điện thoại di động. Việc đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ được chú trọng, Đảng ủy và Chính quyền xã chỉ đạo tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ thông tin. Hiện nay, các cơ quan trên địa bàn xã đã cơ bản sử dụng được công nghệ thông tin trong công việc. Việc tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, nâng cao trình độ công nghệ thông tin cho cán bộ luôn được các cơ quan, đơn vị quan tâm thực hiện.

Chính sách xã hội: Các chính sách xã hội được Đảng ủy và Chính quyền xã Sủng Trái triển khai sâu rộng tới nhân dân. Các chế độ chính sách xã hội được thực hiện kịp thời, đầy đủ và đúng đối tượng. Thực hiện tốt các hoạt động xã hội, hoạt động từ thiện, nhân đạo, tương thân, tương ái, giúp nhau xoá đói giảm nghèo, giúp nhau trong lúc hoả hoạn, thiên tai. Đồng thời, xã đã tổ chức mở các lợp đào tạo, dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn, số lao động được đào tạo nghề trên 200 người. Sau khi đào tạo, các lao động đã phát huy được kiến thức được đào tạo, bồi dưỡng để phát triển các ngành nghề thủ công tại địa phương góp phần tăng thu nhập cho người dân, từng bước giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn. Công tác xoá đói giảm nghèo luôn được chú trọng, chất lượng cuộc sống của nhân dân từng bước được cải thiện, tỉ lệ hộ nghèo giảm từ 3 đến 5%. Tính đến năm 2018, tỉ lệ hộ nghèo còn 78,4%, giảm 6,3% so với năm 2016 [12;tr.132]. Toàn xã còn 182 hộ cận nghèo (chiếm 6% toàn huyện Đồng Văn), 26 hộ đã thoát nghèo, 4 hộ tái nghèo [12;tr.133-135].

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển xã sủng trái huyện đồng văn tỉnh hà giang (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)