Tích cực xây dựng CNXH và chi viện cho miền Nam tiến tới đấu tranh giải phóng, thống nhất đất nước (1961 - 1975)

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển xã sủng trái huyện đồng văn tỉnh hà giang (Trang 53 - 65)

Chương 2: XÃ SỦNG TRÁI GIAI ĐOẠN 1944 - 1986

2.3. Đẩy mạnh xây dựng CNXH ở miền Bắc và tích cực chi viện cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1954 - 1975)

2.3.2. Tích cực xây dựng CNXH và chi viện cho miền Nam tiến tới đấu tranh giải phóng, thống nhất đất nước (1961 - 1975)

Đến năm 1960, miền Bắc đã hoàn thành cải cách ruộng đất và công cuộc khôi phục kinh tế, bước đầu phát triển kinh tế - xã hội và đạt nhiều thành tựu to lớn trên các

mặt, yêu cầu đặt ra là bước vào thời kỳ xây dựng bước đầu cơ sở vật chất - kỹ thuật cho CNXH, củng cố quốc phòng, chi viện cho miền Nam. Ở miền Nam, cuộc đấu tranh giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng chấm dứt bằng sự bùng nổ của phong trào Đồng khởi. Nhân dân miền Nam bước vào thời kỳ sử dụng đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang nhằm lật đổ ách thống trị của Mĩ và tập đoàn tay sai Ngô Đình Diệm, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Tình hình đó đặt ra yêu cầu tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng từng miền và trong cả nước.

Tháng 9/1960, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam được tổ chức và đề ra nhiệm vụ chiến lược chung của cách mạng cả nước, nhiệm vụ chiến lược của cách mạng mỗi miền, xác định vai trò của cách mạng mỗi miền và mối quan hệ giữa cách mạng hai miền, thông qua kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965), bầu ra BCH TW mới. Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất là chuyển sang lấy xây dựng CNXH là trọng tâm, thực hiện một bước công nghiệp hóa XHCN, xây dựng bước đầu cơ sở vật chất và kỹ thuật của CNXH, đồng thời hoàn thành cải tạo XHCN làm cho nền kinh tế miền Bắc nước ta trở thành một nền kinh tế XHCN. Đây là Đại hội xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, được xem như là nguồn ánh sáng mới, lực lượng mới cho toàn Đảng và toàn dân ta xây dựng thắng lợi CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà.

Ở huyện Đồng Văn, chính quyền cách mạng tiếp tục được củng cố. Tháng 1/1961, chi bộ Đảng xã Lũng Phìn được thành lập [5;tr.21]. Ngay sau khi thành lập, chi bộ đã tập trung xây dựng, kiện toàn hệ thống chính trị để lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, nhanh chóng ổn định đời sống, thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất.

Dưới ánh sáng của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III và Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ III, sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ huyện Đồng Văn, xã Lũng Phìn đã tập trung xây dựng quan hệ sản xuất mới, củng cố và xây dựng tổ đổi công chuẩn bị tiến tới thành lập HTX nông nghiệp, phát triển văn hóa xã hội, củng cố an ninh quốc phòng, bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương.

Sau chiến dịch tiễu phỉ, vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp, trình độ giác ngộ chính trị của quần chúng nhân dân các dân tộc còn thấp, đi lại khó khăn có nơi phải đi một ngày mới tới nơi, năng lực của cán bộ ở cơ sở xã có hạn, có nhiều nơi còn yếu,

nhất là các xã khu phía bắc. Xã Lũng Phìn thời điểm này có 10 thôn (Sủng Trái, Ngài Phúng Tủng, Dế Chứ Phìn, Tả Lủng, Sảng Tủng, Cáo Chứ Phìn, Hố Quáng Phìn, Chính Trù Ván, Tả Phìn, Suối Chín Ván, Lũng Phìn); toàn xã có trên 1.000 hộ, gần 6.000 nhân khẩu [5;tr.21]. Hầu hết cán bộ đứng đầu các ban, ngành trong xã chưa biết chữ, việc nắm bắt tình hình, quản lý, lãnh đạo quần chúng thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước còn hạn chế, ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền và đẩy mạnh sản xuất.

Được sự đồng ý của Tỉnh ủy, ngày 18/9/1960, BCH Đảng bộ huyện Đồng Văn lập báo cáo số 93 về phương án chia tách các xã của huyện Đồng Văn cho phù hợp với khả năng trình độ lãnh đạo, chỉ đạo của đội ngũ cán bộ ở cơ sở - quản lý quần chúng nhân dân, để giữ gìn được an ninh trật tự trong nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức lãnh đạo quần chúng nhân dân đẩy mạnh sản xuất cải thiện đời sống. Ngày 26/4/1961, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang ra Nghị quyết số 03- NQ/TW về lãnh đạo công tác chia tách xã nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức của Đảng, Chính quyền và các Đoàn thể quần chúng liên hệ mật thiết với nhân dân cũng như việc tổ chức tuyên truyền giáo dục quần chúng một cách chặt chẽ để phát huy đầy đủ khả năng cách mạng của nhân dân các dân tộc, địa dư của xã vừa phải phù hợp với khả năng và trình độ lãnh đạo của đội ngũ cán bộ xã, thuận tiện trong công tác chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng và an ninh, thuận lợi cho quần chúng nhân dân đi lại giao dịch với các cơ quan, chính quyền, đoàn thể trong xã.

Ngày 5/7/1961, Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Quyết định số 91 chia tách 13 xã thuộc huyện Đồng Văn (cũ), tỉnh Hà Giang thuộc khu tự trị Việt Bắc thành những xã mới [33], xã Lũng Phìn được chia thành 4 xã mới là Sảng Tủng, Hố Quáng Phìn, Sủng Trái, Lũng Phìn. Theo phương án chia tách các xã số 93, ngày 18/9/1960 của BCH Đảng bộ huyện Đồng Văn, xã Sủng Trái sau khi chia tách gồm các thôn Sủng Trái, Sủng Dìa, Chứ Phìn, Phúng Tủng, Tùng Tỉnh và nửa thôn Tả Phìn của xã Hố Quáng Phìn. Xã có có chiều dài 5 km2, rộng 4 km2, gồm 273 hộ, 1.351 khẩu, gồm duy nhất dân tộc Mèo đang sinh sống. Sau khi thành lập, bộ máy các cấp, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể xã Sủng Trái được kiện toàn, củng cố và đi vào hoạt động.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện vùng cao của tỉnh Hà Giang, ngày 15/12/1962, Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Quyết định số 211-CP chia huyện Đồng Văn (cũ) và Vị Xuyên thành 5

huyện [34]. Huyện Đồng Văn (mới) bao gồm 19 xã và 1 thị trấn; thành lập huyện Mèo Vạc (16 xã); huyện Yên Minh (13 xã); huyện Quản Bạ (13 xã) và huyện Vị Xuyên (29 xã). Xã Sủng Trái sau khi được chia tách thuộc sự quản lý của huyện Mèo Vạc. Ngay sau đó, các cơ quan, đoàn thể của xã Sủng Trái được kiện toàn, đi vào hoạt động, dưới sự lãnh đạo của Ban Thường vụ, BCH Đảng bộ huyện Mèo Vạc và sự quản lý, điều hành của UBHC huyện Mèo Vạc.

Thực hiện các quyết định trên, huyện Mèo Vạc đã chính thức đi vào hoạt động.

Nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ và nhân dân huyện Mèo Vạc bấy giờ là “xây dựng và kiện toàn hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của Đảng; xây dựng Mèo Vạc thành hậu phương vững chắc, góp phần chi viện cho tiền tuyến, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc” [2;tr.22].

Sau khi chia tách từ xã Lũng Phìn (cũ), chi bộ xã Sủng Trái được thành lập do đồng chí Sùng Chìa Sèo làm Bí thư Chi bộ xã, đồng chí Giàng Chứ Sì làm Chủ tịch UBHC, đồng chí Sùng Thị Ly (nguyên là Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Lũng Phìn) làm Phó Chủ tịch UBHC, ông Giàng Pháy Na làm Ủy viên thư ký, ông Giàng Xúa Vư làm Ủy viên ủy ban, ông Ly Vản Mua làm Xã đội trưởng.

BCH Đảng bộ huyện Mèo Vạc tăng cường chỉ đạo các ngành, các cấp tích cực củng cố và xây dựng quan hệ sản xuất mới, phát triển lực lượng sản xuất, đẩy mạnh phát triển văn hóa xã hội, củng cố quốc phòng an ninh để từng bước ổn định chính trị và đời sống nhân dân [2;tr.24].

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Mèo Vạc và chỉ đạo của Huyện ủy về thực hiện cải cách dân chủ, xã Sủng Trái đã tổ chức hội nghị HĐND, hội nghị của các đoàn thể ở xã để truyên truyền tới người dân. Bước đầu triển khai thực hiện cải cách dân chủ gặp nhiều khó khăn, ngôn ngữ bất đồng, tư tưởng quần chúng còn hoang mang, lo sợ, nhiều người dân có tư tưởng sợ lên hợp tác, phải đóng thuế, bán lương thực cho Nhà nước. Do đó, nhiều người dân tự bỏ không làm nương dẫn đến nạn nói bắt đầu hoành hành, tình hình thiếu giống trong sản xuất, thiếu trâu bò, nông cụ khá phổ biến.

Trước tình hình đó, Huyện ủy Mèo Vạc đã chỉ đạo cán bộ tuyên truyền, vận động nhân dân theo Nghị quyết TW 5 khóa III. Vì vậy, lòng tin của nhân dân đối với chính sách của Đảng và Chính phủ được củng cố. Đến cuối năm 1964, cuộc vận động cải cách dân chủ ở xã Sủng Trái cơ bản hoàn thành, chế độ thổ ty, phong kiến bị đánh

đổ, các ổ nhóm thổ phỉ, phản động bị tan rã, nhân dân các dân tộc Sủng Trái đã có ý thức tự vươn lên làm chủ bản làng, nương rẫy, yên ổn sinh sống, lao động.

Tháng 8/1964, Đảng bộ huyện Mèo Vạc tổ chức Đại hội lần thứ II, xác định nhiệm vụ trọng tâm là tăng cường xây dựng, củng cố và phát triển quan hệ sản xuất mới, đẩy nhanh phát triển kinh tế, trong đó lương thực là mặt trận hàng đầu. Trên cơ sở đó, chú ý đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, tích cực làm tốt công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở, góp phần cùng cả nước xây dựng thành công CNXH ở miền Bắc, đánh thắng giặc Mỹ xâm lược [2;tr.37].

Thực hiện Nghị quyết đại hội, chi bộ xã Sủng Trái đã quán triệt học tập triển khai chỉ đạo xây dựng, củng cố kiện toàn các HTX nông nghiệp. Xây dựng HTX nông nghiệp là xây dựng quan hệ sản xuất mới XHCN, cho nên phải quyết tâm thực hiện mô hình HTX, mô hình làm ăn tập thể ở nông thôn. Đây là một nội dung quan trọng của cuộc cải cách dân chủ, xoá bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân về ruộng đất ở nông thôn. Từ đây, phong trào xây dựng HTX bắt đầu phát triển.

Trong quá trình cải tạo và xây dựng CNXH, nhân dân xã Sủng Trái đã giành được những kết quả. Kinh tế - xã hội phát triển khá, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể, quốc phòng - an ninh được củng cố vững chắc. Về cơ bản, đã xoá xong tàn tích của chế độ thổ ty phong kiến, xây dựng thành công chính quyền dân chủ nhân dân, các tổ chức Đảng, Chính quyền, đoàn thể và lực lượng dân quân tự vệ được củng cố vững chắc.

Tháng 3/1969, Đảng bộ huyện Mèo Vạc tiến hành Đại hội lần thứ IV, nghiêm túc kiểm điểm những mặt đã làm được, những mặt yếu kém trong nhiệm kỳ qua, đồng thời đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho nhiệm kỳ tới [2;tr.52]. Xác định, tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa nhiệm vụ củng cố HTX nông nghiệp, định canh định cư, kết hợp với hợp tác hóa nhằm chấm dứt tình trạng du canh, du cư, phá rừng làm nương rẫy. Về phát triển kinh tế, nhiệm vụ trọng tâm của huyện là áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật, thâm canh, tăng vụ nhằm giải quyết vững chắc vấn đề tự túc lương thực, từng bước nâng cao đời sống nhân dân, hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế cho Nhà nước. Biện pháp để tăng sản lượng lương thực là thâm canh, tăng diện tích kết hợp với đầu tư khoa học, kỹ thuật. Vì vậy trong năm 1969, Đảng bộ huyện đã chỉ đạo các xã mở rộng khai hoang, phục hóa tận dụng diện tích, nên diện tích trồng, cấy đã tăng lên rõ rệt.

Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời ngày 2/9/1969, huyện Mèo Vạc đã tổ chức trọng thể lễ truy điệu, triển khai đợt sinh hoạt chính trị học tập và làm theo Di

chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, động viên cán bộ, đảng viên, nhân dân các dân tộc biến đau thương thành hành động cách mạng, đẩy mạnh sản xuất, học tập, công tác, sẵn sàng chiến đấu. Qua đó, cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong xã đã hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp lớn lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nguyện ra sức phấn đấu xây dựng Đảng, đoàn kết thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo ra không khí thi đua sôi nổi ở tất cả các thôn, bản, HTX phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 1969 [2;tr.53-54].

Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ V, VI, VII [2;tr.57 - 73] của Đảng bộ huyện Mèo Vạc, nhân dân xã Sủng Trái đã ra sức sản xuất, sẵn sàng chiến đấu, đạt được những thành tích to lớn, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội đề ra. Xã Sủng Trái đều thực hiện đủ nghĩa vụ lương thực, thực phẩm đối với Nhà nước. Kinh tế - xã hội phát triển, quan hệ sản xuất XHCN được thiết lập, củng cố và phát triển. Sản lượng lương thực, thực phẩm tăng, nông sản hàng hóa ngày càng phong phú. Đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao.

Nông nghiệp

Năm 1964, do hạn hán nên một số chỉ tiêu cây trồng không đạt kế hoạch đề ra.

Tổ công tác của huyện Mèo Vạc đã cùng với xã Sủng Trái đã tích cực vận động nhân dân trồng các loại cây khác để thay thế đảm bảo đời sống. Nhìn chung, trong những năm 1963 - 1964, các hộ dân xã Sủng Trái đã tận dụng diện tích nương rẫy, không để bỏ hoang như những năm trước. Phong trào tương trợ, giúp đỡ các hộ khó khăn ngày càng được chú trọng, nhiều hộ gia đình chia sẻ lương thực cho các hộ khác. Để tăng năng suất cây trồng, xã Sủng Trái tích cực vận động nhân dân ủ phân xanh, phân chuồng, bình quân một ống giống được bón 12 - 15 địu phân, đồng thời thí điểm triển khai bón phân đạm cho bắp. Nhờ đó, trong năm xã không đề nghị Nhà nước hỗ trợ cứu đói. Tuy nhiên, do công tác quản lý chưa tốt, cán bộ xã chưa thật sự gương mẫu nên không thu được thuế, không bán được ngô cho nhà nước. Ngoài cây lương thực chính là cây ngô, xã Sủng Trái triển khai trồng thêm các cây trồng phục vụ chăn nuôi. Bình quân mỗi năm thu hoạch được gần 3.000 kg rau, đậu các loại đạt kế hoạch được giao, qua đó đã góp phần nâng cao thu nhập cho bà con.

Trong những năm 1965 - 1970, chi bộ xã Sủng Trái đã chỉ đạo sát sao và xác định rõ vai trò của sản xuất nông nghiệp, lấy cây lương thực là trọng tâm để đảm bảo

nhu cầu đời sống của nhân dân. Diện tích gieo trồng ngô được hơn 4.266 kg, đạt 100%

kế hoạch, năng suất đạt 10,5 tạ/ha. Điển hình như các HTX Sủng Trái, Pó Sả, Há Sú năng suất 13 tạ/ha, vượt kế hoạch đề ra. Đậu côve trồng 4.564 kg, vượt 5% so với kế hoạch; khoai lang 1.680 kg; đậu tương 1.820kg; lanh 1.720kg, đạt 100% kế hoạch. Chi ủy đã phân công từng đồng chí trong chi bộ lãnh đạo từng HTX, trước mỗi vụ sản xuất chi bộ triển khai họp hội nghị quân dân chính toàn xã để phát động phong trào thi đua.

Trong quá trình sản xuất có lãnh đạo, theo dõi, thời gian báo cáo theo tuần. Sau từng thời kỳ sản xuất, xã đã bàn bạc, tìm biện pháp quản lý lao động gấp rút hoàn thành thời vụ gieo trồng. Đồng thời, vận động nhân dân tăng cường mua phân đạm bón cho bắp, vun xới kịp thời để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Chỉ tiêu kỹ thuật được chỉ đạo sát sao, trồng đã dầy hơn trước khoảng cách (60x80) cm, mỗi gốc trồng 3 đến 4 cây, cấy 2 lần, vun 2 lần; HTX nào cũng lấy phân đạm để bón cho ngô, mỗi năm toàn xã bón từ 30 -40 tấn phân đạm. Sau mỗi vụ, tổ chức họp kiểm điểm lãnh đạo sản xuất của năm trước, đồng thời tìm ra những thiếu sót, rút kinh nghiệm cho năm sau. Về cây lấy hạt và dược liệu, đối với điều kiện đất đai, khí hậu của xã Sủng Trái không thể phát triển bằng việc chỉ dựa vào cây lương thực, mà phải phát triển cây lấy hạt và dược liệu.

Nhiều năm do hạn hán kéo dài nên bị mất mùa, năng suất su hào đạt 320 kg/ha, đạt 16,4% (do đang ra hoa thì bị nắng hạn nên không thụ phấn được), còn về kỹ thuật được chỉ đạo sát sao ngay từ đầu giao cây giống đến khi thải loại cây và chăm sóc. Về cây dược liệu, giai đoạn này mới chỉ là bước trồng thí nghiệm nên chưa mở trồng đại trà được toàn xã, chi bộ chỉ đạo triển khai trồng ở HTX Sủng Trái trồng được 3.500 cây đỗ trọng, xong bị mất cắp khá nhiều, dẫn đến quần chúng còn thiếu tin tưởng vào trồng cây dược liệu.

Xã Sủng Trái thường xuyên duy trì đàn bò hơn 400 con, nhìn chung ngày càng đông, khâu thức ăn và chăm sóc được đảm bảo nên sức cày kéo được duy trì. Ngoài ra, công tác phòng chống dịch bệnh được triển khai có hiệu quả, tuy xảy ra dịch bệnh nhưng được phát hiện kịp thời nên đã dập tắt được. Mặt khác, thực hiện hạn chế giết mổ gia súc trong đám ma, đám cưới (không quá 3 con/đám), nên đàn bò đảm bảo duy trì được số lượng. Đàn lợn có 520 con, bình quân mỗi hộ gia đình có 1,4 con lợn (chưa đạt chỉ tiêu bình quân của huyện là 2 con/hộ), nhưng chất lượng đàn lợn khá cao, bình quân xuất chuồng đạt trên 80kg/con, đây là trọng lượng xuất chuồng khá cao so với

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển xã sủng trái huyện đồng văn tỉnh hà giang (Trang 53 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)