Khái quát chung về di sản văn hóa Phật giáo Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Quản lý di sản văn hóa phật giáo ở tỉnh hà tĩnh (Trang 39 - 84)

Chương 2: DI SẢN VĂN HÓA PHẬT GIÁO Ở HÀ TĨNH

2.1. Khái quát chung về di sản văn hóa Phật giáo Hà Tĩnh

Để đánh giá các thành tựu và hạn chế trong việc quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa Phật Giáo kể từ năm 2001 đến nay, chúng ta cần đánh giá khái quát toàn bộ di sản văn hóa Phật giáo, tiêu biểu là hệ thống các chùa, tháp và thiền viện của Hà Tĩnh còn lại cho đến ngày nay sau các biến thiên của lịch sử. Trong bản thảo Chùa cổ Hà Tĩnh của tác giả Thái Kim Đỉnh, trước Cách mạng tháng Tám, Hà Tĩnh có đến trên 417 ngôi chùa cổ (Danh mục chùa ông mô tả trong bản thảo đó, chúng tôi trình bày ở phụ lục số 1). 70% các ngôi chùa này đều xây dựng vào thời Lê.

Những ngôi chùa ở Hà Tĩnh, cũng như hầu hết các ngôi chùa khác ở Việt Nam, đều là loại chùa có phối thờ với Mẫu, Thần. Tính theo diện tích 6000 km vuông thì khoảng 1,4 km2 đã có một ngôi chùa. Đây là một mật độ chùa khá dày đặc, cho thấy vai trò của Phật giáo trong đời sống tâm linh của người Hà Tĩnh.

Xét từ lý thuyết vùng văn hóa, các ngôi chùa ở đây mang đậm dấu ấn của văn hóa vùng Nghệ Tĩnh, khác biệt với các ngôi chùa ở các địa phương khác. Các ngôi chùa này cùng góp phần làm nên những đặc trưng riêng của Hà Tĩnh. Các đặc trưng của vùng văn hóa, biểu hiện trong hệ thống các chùa ở đây là:

Thứ nhất, Hà Tĩnh vốn là vùng đất phên dậu của đất nước, gắn liền với lịch sử giữ gìn bờ cõi, biên thùy của cả nước. Vì thế, trong các chùa, bên cạnh việc thờ Phật, còn thờ các nhân vật lịch sử khai phá, trấn giữ biên ải (chùa Diên Quang gắn với Hoàng Hậu Bạch Ngọc là một ví dụ cụ thể).

Thứ hai, Hà Tĩnh là vùng đất xa trung tâm, xét theo lý thuyết vùng văn hóa, thì đây là một vùng có tính chất ngoại vi so với các vùng văn hóa như Đồng bằng Bắc bộ, Thăng Long..Vì thế, chùa ở đây còn lưu giữ được những dấu vết cổ xưa, giống như hiện tượng hóa thạch văn hóa. Đó là hiện tượng các ngôi chùa không tồn tại riêng lẻ, mà thường tồn tại trong một quần thể chùa – đền - miếu, thể hiện rõ sự hòa quyện của Tam giáo đồng nguyên. Hiện tượng này, ở các vùng văn hóa khác,

đã bị mai một do tác động của lịch sử, nhưng ở Hà Tĩnh, vẫn còn khá đậm nét (chùa Phúc Linh, chùa Khang Quý…).

Thứ ba, Hà Tĩnh là vùng biên ải, nơi tiếp giáp với nền văn hóa láng giềng.

Chính vì vậy mà trong hệ thống chùa, thấy rõ ảnh hưởng của văn hóa Chăm pa (tượng ở chùa Xuân Đài), và cả ảnh hưởng lối kiến trúc chùa của người Khơ me là chùa mở cửa ở đầu hồi nhà (chùa Bảo Lâm, chùa Am).

Thứ tư, do điều kiện địa lý (thiên nhiên của vùng văn hóa Nghệ Tĩnh là sơn thủy hữu tình) nên các ngôi chùa ở Hà Tĩnh có cảnh quan rất đẹp (Hương Tích, Tượng Sơn, Chân Tiên, Diên Quang..).

Thứ năm, do điều kiện kinh tế đặc trưng của vùng văn hóa Nghệ Tĩnh là nhiều thiên tai, đất khô cằn, nên kinh tế nhìn chung còn nghèo. Vì thế, về cơ bản, chùa Hà Tĩnh chủ yếu là các chùa nhỏ, quy mô làng, chùa liên làng rất hiếm.

Hơn nửa thế kỷ, vì nhiều lý do chủ quan và khách quan, như thiên tai, lũ lụt, bão tố, hỏa hoạn, chiến tranh, đặc biệt là quan điểm sai lầm về vai trò của các tôn giáo, tín ngưỡng nói chung và Phật giáo nói riêng, dẫn đến cách ứng xử không đúng với di sản văn hóa tâm linh nói chung, các di sản văn hóa Phật giáo nói riêng, gây tổn hại nặng nề. Phong trào hợp tự ở Hà Tĩnh vào những năm 1960, làm xáo trộn các tôn giáo và tín ngưỡng dân gian vào nhau, đồ thờ ở chùa, đền, đình và miếu lẫn lộn với nhau, dẫn đến mai một, thất thoát nhiều cổ vật quý. Tiếp đó, quan điểm vô thần máy móc coi tất cả các tôn giáo, tín ngưỡng đều là mê tín dị đoan, nên đã chuyển mục đích sử dụng của di tích văn hóa, như làm trường học, nhà kho, hoặc bỏ hoang phế. Đội ngũ các nhà sư trụ trì “thất tán, tha phương”. Hà Tĩnh gần như trở thành mảnh đất trắng về Phật giáo. Hệ thống các chùa sử dụng sai mục đích, dẫn đến thay đổi nghiêm trọng theo hướng tiêu cực. Rất ít chùa còn hoạt động theo đúng mục đích của nó - đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh của cư dân. Phần lớn chùa bị xuống cấp, xuống cấp nghiêm trọng, hoặc bị phá hủy hoàn toàn. Trong cuộc phỏng vấn kéo dài gần 3 tiếng đồng hồ với tác giả Thái Kim Đỉnh (trước khi ông qua đời 3 tháng; vào ngày 26 tháng 11 năm 2016 thật may mắn, chúng tôi còn kịp gặp ông), ông đã đau xót chia sẻ về hơn 10 năm khảo sát những ngôi chùa trên đất Hà Tĩnh.

Theo ông, trong số trên 417 ngôi chùa mà ông xác định được và mô tả trong cuốn sách Chùa cổ Hà Tĩnh, xuất bản 2017, Đại học Vinh xuất bản, Nghệ An, nhiều ngôi chùa tuy còn lại công trình kiến trúc, nhưng trống rỗng, vì đồ thờ tự đã bị thất thoát;

nhiều ngôi chùa xuống cấp nghiêm trọng, đổ nát; nhiều ngôi chùa chỉ còn nền móng cũ, khuôn viên hoang tàn. Bên cạnh đó, còn có 26 ngôi chùa thậm chí không còn khuôn viên, không còn nền móng cũ. Đất đai đã bị lấn chiếm sử dụng cho các mục đích khác. Việc ông xác định lại được chúng, là nhờ vào một số rất ít ỏi tư liệu cũ từ thời Pháp thuộc, còn chủ yếu dựa vào ký ức và tư liệu dân gian, thông qua lời kể của cư dân địa phương, một số ảnh cũ họ chụp, còn lưu lại.

Theo kết qua điều tra của Hồ Đức Tiến, khi tiến hành nghiên cứu luận văn Thạc sỹ của mình về Phật giáo ở Hà Tĩnh thì

Từ 1975-1985, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau, Phật giáo ở Hà Tĩnh tiếp tục bước trên con đường khủng hoảng, suy vi. Biểu hiện là 85% số ngôi chùa cổ trên đất Hà Tĩnh bị xuống cấp, xiêu vẹo, hay chỉ còn là phế tích. Bia đá, tượng Phật, chuông chùa, sách vở ghi kinh Phật, v.v..tiếp tục bị thất thoát, hư hỏng... Ruộng chùa không còn, nhà sư cũng vắng bóng [125, tr.33].

Do quá trình hợp tự, nhiều ngôi đền ở Hà Tĩnh đều có vài pho tượng Phật và trong chùa lại có thờ thần, thánh. Thời kỳ đổi mới (từ năm 1986), khi người dân tham gia các lễ hội ở đền, họ dâng hương cúng Phật. Việc thờ cúng hỗn hợp một cách vô thức tồn tại khá phổ biến.

Chỉ còn một số chùa vẫn giữ được sinh hoạt Phật giáo một cách bài bản, như chùa Yên Lạc (Cẩm Xuyên), Chùa Hương Tích (Can Lộc), chùa Am (Đức Thọ), chùa Chân Tiên (Lộc Hà), chùa Thiên Tượng (Hồng Lĩnh).

Dưới đây là hiện trạng của những di tích lịch sử - văn hóa Phật giáo còn sót lại (sau những biến cố lịch sử) và những giá trị cơ bản hàm chứa và liên quan đến các di tích này.

2.2. Những ngôi chùa đƣợc xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia Giá trị nhất trong các di tích lịch sử - văn hóa Phật giáo Hà Tĩnh là 7 ngôi chùa được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia (xem bảng 1).

Bảng 1. Danh mục chùa Hà Tĩnh đƣợc xếp hạng di tích cấp Quốc gia (Nguồn: Phòng Di sản thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh)

STT Tên chùa Địa bàn phân bố Thời gian xếp hạng

1 Hương Tích xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc 1990 2 Chân Tiên – Chân

Tiên Tự Xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà 1992

3 Yên Lạc xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm

Xuyên

1994 4 Tượng Sơn xã Sơn Giang, huyện Hương

Sơn

1994 5 Am - Diên Quang

Tự

xã Đức Hòa, huyện Đức Thọ 1995 6 Danh thắng chùa

và hồ Thiên Tượng

xã Trung Lương, thị xã Hồng Lĩnh

2004 7 Đền Bạch Vân và

chùa Thịnh Xá

xã Sơn Thịnh, huyện Hương Sơn

2008

Đây là 7 ngôi chùa có giá trị tiêu biểu nhất trong số các di tích lịch sử - văn hóa Phật giáo Hà Tĩnh. Sau đây chúng tôi xin mô tả khái lược hiện trạng và những giá trị của các ngôi chùa đó.

2.2.1. Hiện trạng của các Di tích lịch sử - văn hóa Phật giáo cấp quốc gia trước năm 2001

Như mục 2.1 trên đây đã giới thiệu, những biến cố lịch sử, những nguyên nhân chủ quan, như quan điểm, chính sách, lẫn nguyên nhân khách quan, như thời gian, chiến tranh...mà hệ thống chùa, tháp, thiền viện ở Hà Tĩnh phần lớn bị hư hại, bỏ hoang. Hà Tĩnh như phân tích ở trên, đã có thời kỳ trở thành miền đất trắng về Phật giáo. Những di tích cấp quốc gia này cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ của những tác động tiêu cực ấy. Các công trình kiến trúc, một thời gian dài không được trùng tu, tôn tạo, đất chùa bị lấn chiếm. Tuy nhiên, đây là những ngôi chùa còn giữ lại được nhiều nhất giá trị về nghệ thuật, thẩm mĩ và lịch sử. Nguyên nhân những ngôi chùa lưu giữ được khá nguyên vẹn những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể là do: chùa được xây dựng khá kiên cố, quy mô lớn so với các ngôi chùa khác ở Hà Tĩnh, có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của cộng đồng. Chính cộng đồng gìn giữ, chăm sóc những ngôi chùa này trong suốt hơn nửa thế kỷ. Tuy

nhiên, chúng cũng bị xuống cấp nghiêm trọng. Sự quan tâm của chính quyền đến các di sản này, thực sự mới chỉ bắt đầu từ năm 1990, khi đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng đổi mới, đã có những thành tựu đáng ghi nhận, và khi Hà Tĩnh đã được tách ra khỏi Nghệ Tĩnh (thành Nghệ An và Hà Tĩnh). Với những giá trị mà các ngôi chùa này còn gìn giữ được, đặc biệt là các công trình kiến trúc và các cổ vật, nên ngay trong thập niên 1990, năm ngôi chùa, Hương Tích, Chân Tiên, Yên Lạc, Tượng Sơn, Diên Quang đã lần lượt được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia và được đầu tư để chống xuống cấp. Sau nhiều năm cộng đồng dân cư chăm lo, tôn tạo, vào năm 2004, hồ sơ của chùa Thiên Tượng và năm 2008, đền Bạch Vân và chùa Thịnh Xá cũng được công nhận là di tích cấp quốc gia.

Nhìn chung, cả bảy ngôi chùa đều giữ được khá nguyên vẹn các công trình kiến trúc đã được xây dựng hoặc trùng tu thời Lê và thời Nguyễn.

+ Chùa Hương Tích

Hương Tích là ngôi chùa nổi tiếng nhất của Hà Tĩnh, được coi là biểu tượng tiêu biểu cho Hà Tĩnh khi được khắc lên một trong Cửu Đỉnh tại kinh đô Huế.

Nhiều cứ liệu cho biết, ngôi chùa này được xây dựng vào thời nhà Trần, nhưng qua nhiều biến cố lịch sử, khiến kiến trúc đời Trần không còn nữa. Năm 1885, chùa bị đốt cháy nên Phật phả, văn bia đều không còn. Vì vậy, không thể xác định được chính xác chùa xây dựng năm nào, những ai đã từng trụ trì nơi đây. Các dấu tích còn lại, như gạch lát hoa văn đời Trần, chuông thời Lê Mạc và nhiều bài văn thơ của du khách, giúp ta biết đây là ngôi chùa có niên đại từ đời Trần. Kiến trúc hiện nay của chùa, là kiến trúc được tôn tạo vào thời nhà Nguyễn, dưới thời vua Thành Thái, đầu thế kỷ 20. Đó là một quần thể các công trình kiến trúc, bao gồm: Đường lên di tích, chợ trời, vườn chùa, sân và nhà bái đường, thượng điện, khu hành lang và sân nhà Thánh Mẫu, nhà Hàn lâm sỹ, nhà Bình Thiên, nền Trang vương. Tuy nhiên, một số công trình đã bị xuống cấp. Lối lên chùa nhiều bậc đá đã long lở, hư hỏng. Tòa thượng điện hầu như đã đổ nát. Nhà bái đường cũng hư hỏng nhiều, mái dột, chỉ có Am Thánh Mẫu còn giữ được nguyên vẹn. Năm 1988, bảo tàng Hà Tĩnh, cùng với cộng đồng dân cư, đã cùng nhau sơn lại toàn bộ các pho tượng của chùa.

Sau khi được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia, năm 1998, chùa đã được đầu tư chống xuống cấp, một số nhà hảo tâm đóng góp để tôn tạo, sửa chữa lại hư hỏng tại nhà bái đường và tòa thượng điện.

Chùa Hương Tích là chùa còn giữ lại được nhiều tượng Phật cổ nhất trong số các ngôi chùa của Hà Tĩnh. Một số tượng cổ quý ở các chùa khác, qua một vài biến cố cũng được mua về và cung tiến vào chùa Hương. Chùa còn giữ được một chuông lớn có niên đại vào thời Lê mạt. Vào năm 2000, chùa được đánh giá là phát huy tốt.

+ Chùa Chân Tiên

Chùa Chân Tiên cũng xây dựng vào thời nhà Trần (thế kỷ 13), ban đầu chùa chỉ có kiến trúc đơn giản. Trải qua thời gian, chùa bị hư hỏng nặng và đã phải tu sửa nhiều lần. Quy mô của chùa có mở rộng (sau những lần tu sửa) và tạo ra một kiến trúc hài hòa, tọa lạc giữa rừng thông, phong cảnh đẹp. Hiện nay, chùa gồm hai tòa, một thờ Phật và một thờ Thánh Mẫu. Tòa thờ Phật là một kiến trúc gồm ba gian, lợp ngói âm dương, bốn cột xây, ba bên có tường bao quanh, phía trước mặt để thoáng.

Tòa thờ Mẫu, gồm có thượng điện, kiệu long đình và bái đường. Chùa bị hư hỏng khá nặng, đặc biệt là tòa Thánh Mẫu, vì vậy, nhân dân đã đóng góp công của để tu sửa, đến năm 1990, tòa Thánh Mẫu mới được trùng tu hoàn chỉnh. Năm 1992, chùa được công nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia, tỉnh cũng cấp kinh phí để tiếp tục trùng tu, chống xuống cấp di tích. Hiện trạng của chùa vào năm 2000, được đánh giá là xuống cấp một phần.

+ Chùa Yên Lạc

Hiện chưa xác định chính xác chùa Yên lạc ra đời vào năm nào, theo sách

”Hà Tĩnh di tích quốc gia và quốc gia đặc biệt” thì chùa đã có mấy trăm năm, cùng với lịch sử hình thành vùng đất Cẩm Nhượng. Chùa bao gồm các công trình kiến trúc nghi môn, hạ điện, trung điện và thượng điện, bố trí theo một trục thẳng, nền của các công trình sau, cao hơn các công trình trước. Đối xứng qua trục công trình chính, là nhà cô hồn phía Tây, và nhà bia phía Đông, tạo cho chùa có một sự đăng đối, hài hòa và trang nghiêm. Chùa đã được cộng đồng dân cư gìn giữ qua nhiều

biến cố. Năm 1947, chính quyền đã bỏ công quỹ ra tu sửa lại chùa, năm 1990, chính quyền địa phương cũng huy động đóng góp của dân tu bổ chùa. Hiện chùa còn giữ khá nguyên vẹn những công trình kiến trúc cổ. Tuy có một vài hư hỏng nhẹ, nhưng chùa được giữ ở hiện trạng khá tốt. Năm 1994, chùa được công nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.

+ Chùa Diên Quang (Chùa Am)

Đây là ngôi chùa do Hoàng hậu Bạch Ngọc khởi dựng vào thế kỷ 15. Tuy nhiều chi tiết gốc, có sự thay đổi, do những lần trùng tu, tôn tạo, nhưng chùa vẫn giữ được đậm nét phong cách kiến trúc thời Lê Sơ. Chùa bố trí theo hình chữ công, gồm bảy gian chính, hai gian hồi, mái kiểu chồng diêm (trùng thiềm) trông rất uy nghi (chúng tôi sẽ mô tả kỹ ở phần giá trị nghệ thuật của các ngôi chùa dưới đây).

Chùa đã từng được trùng tu nhiều lần dưới triều nhà Nguyễn, cho đến năm 2000, chùa được đánh giá là xuống cấp một phần.

+ Chùa Thiên Tƣợng

Căn cứ vào những dấu tích của các hiện vật còn lại trong chùa, ta có thể khẳng định, chùa Thiên tượng được xây dựng vào khoảng thế kỷ 14, đời nhà Trần.

Chùa tọa lạc trên núi cùng tên, trong một khuôn viên rộng rãi, được giới hạn bởi hai con suối hai phía bắc nam. Năm 1885, chùa bị giặc Pháp đốt và bị hoang phế trong nhiều năm. Dưới thời tổng đốc Đào Tấn, ông đã cho xây dựng lại chùa. Thời xô viết Nghệ Tĩnh, do chùa là căn cứ hoạt động cách mạng, nên lại bị tàn phá lần nữa, tăng ni bị tàn sát, chùa bị phá hoại, đồ thờ bị tản mát. Sau đó, phong trào hợp tự những năm 1960, chiến tranh ác liệt, thiên nhiên khắc nghiệt đã làm ngôi chùa bề thế bị hủy hoại, chỉ còn lại một mảng kiến trúc nổi, thuộc về kiến trúc của lần trùng tu thời Nguyễn (thời Thành Thái-1901). Quần thể kiến trúc, bao gồm: Hạ điện đã bị hủy hoại, nhưng dấu tích còn lại cho thấy, đó là một công trình gồm bốn gian, hai chái, có sáu mái hình chữ nhật dài 13m, rộng 10,5m. Thượng điện kiến trúc còn khá nguyên vẹn, gồm ba gian, mỗi gian chia hai gian hình vòm, diện tích 8mx 5m. Phía Tây chùa còn giữ được hai tháp lớn là Lưu Đức tháp (thế kỷ 18), và Thạch Sơn tháp (đầu thế kỷ 20). Trước nhà thượng điện, có tượng đài Phật bà Quan Âm bồ tát,

Một phần của tài liệu Quản lý di sản văn hóa phật giáo ở tỉnh hà tĩnh (Trang 39 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(273 trang)