Hệ thống văn bản pháp luật về quản lý di sản văn hóa

Một phần của tài liệu Quản lý di sản văn hóa phật giáo ở tỉnh hà tĩnh (Trang 84 - 94)

Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DI SẢN VĂN HÓA PHẬT GIÁO Ở HÀ TĨNH

3.1. Hệ thống văn bản pháp luật về quản lý di sản văn hóa

Năm 1998, với tinh thần đổi mới toàn diện về đường lối văn hóa của Đảng, Nghị quyết Trung ương 5, khóa 8 ra đời như một bước ngoặt về đường lối văn hóa của Đảng. Với quan điểm văn hóa là nền tảng tinh thần, là động lực là mục tiêu của sự phát triển của Nghị quyết TW5, khóa 8 thì quản lý văn hóa là một lĩnh vực hoạt động quan trọng của Nhà nước trong thời đại CNH, HĐH và toàn cầu hóa hiện nay.

Nghị quyết cũng khẳng định vai trò cuả di sản văn hóa và nhiệm vụ bảo tồn phát huy giá trị của di sản văn hóa. Nhiệm vụ số 4 trong 10 nhiệm vụ mà nghị quyết đưa ra chính là: Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa. Nghị quyết khẳng định: “Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng các dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị văn hóa mới và giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể” [151].

Quản lý di sản văn hóa, là một nội dung quan trọng của quản lý văn hóa, bởi vì di sản văn hóa chính là nền tảng của văn hóa, là những giá trị tinh túy nhất của dân tộc và địa phương đã vượt qua khỏi sự thẩm định khắc nghiệt của thời gian trong dòng chảy lịch sử. Tuy nhiên, di sản văn hóa cũng luôn chịu sự tàn phá của

thời gian. Vì vậy, nếu không có chính sách và các hoạt động bảo tồn, phát huy hữu hiệu thì chúng sẽ mai một và bị hủy hoại một cách nhanh chóng. Nắm bắt được tình

trạng chung đó của di sản văn hóa ở Việt Nam, Nhà nước, Bộ Văn hóa và các nhà hoạch định chính sách đã nhanh chóng đầu tư nghiên cứu, đề xuất các văn bản quản lý Nhà nước, trong đó nhiều văn bản đã không chỉ kịp thời góp phần bảo vệ kho tàng di sản văn hóa Việt Nam nói chung, mà còn tạo ra bước ngoặt về nhận thức trong khai thác, sử dụng và bảo tồn những di sản quý báu này. Có thể kể ra rất nhiều văn bản quản lý Nhà nước từ năm 1986 đến nay, nhưng tiêu biểu là Luật Di sản văn

hóa. Kể từ khi có Luật Di sản văn hóa ra đời, quản lý di sản văn hóa nói chung, di sản văn hóa Phật giáo nói riêng ở Hà Tĩnh có nhiều khởi sắc.

Luật Di sản văn hóa ban hành năm 2001, có bổ sung, sửa chữa năm 2009 là một văn bản quan trọng nhất, tạo điều kiện cho công tác quản lý di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa Phật giáo nói riêng. Nội dung chủ yếu của Luật Di sản văn hóa bao gồm: Công nhận nhiều hình thức sở hữu khác nhau đối với di sản văn hóa;

xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân đối với di sản văn hóa; quy định các biện pháp cụ thể để bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hóa; đặc biệt so với pháp lệnh bảo vệ và sử dụng Di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh, ban hành năm 1984, thì Luật Di sản văn hóa đã tạo ra nhiều điểm mới phù hợp với tình hình thực tế hơn. Thứ nhất, quy định chỉ có hai vành đai bảo vệ di tích so với ba vành đai trong pháp lệnh; Thứ hai, quy định việc xếp hạng di tích gồm nhiều cấp: Tỉnh, cấp quốc gia và cấp quốc gia đặc biệt thay vì chỉ có một loại di tích cấp quốc gia như trong pháp lệnh. Điều này tạo điều kiện rất lớn cho việc bảo vệ và phát huy các di tích lịch sử tại các địa phương, trong đó có Hà Tĩnh. Bởi vì các Di tích lịch sử - văn hóa tại địa phương, nhất là địa phương nghèo như Hà Tĩnh, thì việc có xếp hạng di tích cấp tỉnh sẽ giúp cho nhiều di tích đủ điều kiện để được quản lý và cấp kinh phí bảo tồn, phát huy. Thứ ba, tương ứng với các cấp di tích được xếp hạng, Luật Di sản văn hóa cũng quy định thẩm quyền ra quyết định công nhận di sản văn hóa được xếp hạng. Cụ thể, UBND tỉnh, có quyền ra quyết định đối với các di sản văn hóa cấp tỉnh, Bộ VHTT&DL, có thẩm quyền ra quyết định công nhận di sản văn hóa cấp quốc gia và Chính phủ ra quyết định công nhận di sản văn hóa cấp quốc gia đặc biệt. Điều này đã nâng cao vai trò của UBND tỉnh trong việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa địa phương.

Như vậy, theo Luật Di sản văn hóa, UBND tỉnh có thẩm quyền ra quyết định công nhận di tích cấp tỉnh và đệ đơn lên Bộ VHTT&DL đề nghị công nhận di tích cấp quốc gia tại địa phương mình.

Điều 54, mục 1, chương 5, Luật Di sản văn hóa đã quy định rõ nội dung quản lý Nhà nước về di sản văn hóa là:

1.Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển sự nghiệp và bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa.;

2.Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản, quy phạm pháp luật về di sản văn hóa; 3.Tổ chức các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hóa;

4.Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về di sản văn hóa; 5.Huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hóa; 6.Tổ chức và quản lý hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;

7.Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di sản văn hóa [81]

Luật cũng quy định rõ những nội dung này được quán triệt từ trung ương đến địa phương, với sự phân cấp quản lý cụ thể: Chủ tịch UBND tỉnh có quyền phê duyệt dự án bảo tồn và phát huy các di tích cấp tỉnh, và cấp quốc gia nhóm B,C; Bộ trưởng Bộ VHTT&DL có thẩm quyền phê duyệt các dự án đối với các di tích cấp quốc gia nhóm A và cấp quốc gia đặc biệt nhóm B,C. Thủ tướng chính phủ có thẩm quyền phê duyệt các dự án bảo tồn và phát huy các di tích cấp quốc gia đặc biệt nhóm A với sự hỗ trợ của Hội đồng di sản quốc gia.

Luật Di sản văn hóa đã tạo hành lang pháp lý quan trọng cho hoạt động quản lý di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa Phật giáo nói riêng ở Hà Tĩnh.

Tuân thủ theo luật này, kể từ 2001 đến nay, phong trào bảo tồn, tôn tạo, trùng tu và phục dựng di tích phát triển rất mạnh. Bên cạnh một số di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia như chùa Hương Tích, Chùa Thiên Tượng, còn có năm ngôi chùa khác được xếp hạng cấp quốc gia và 37 ngôi chùa được xếp hạng cấp tỉnh. Việc được xếp hạng di tích sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư tôn tạo, tu bổ, phục dựng và phát huy các giá trị của di tích tốt hơn.

Bên cạnh Luật Di sản văn hóa, công tác quản lý di sản văn hóa Phật giáo còn liên quan đến pháp luật về tín ngưỡng tôn giáo và pháp luật Xây dựng.

Văn bản có hiệu lực cao nhất hiện này về tín ngưỡng, tôn giáo là Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, mặc dù Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã ban hành năm 2016, nhưng đến tháng 1 năm 2018 mới có hiệu lực.

Cả hai văn bản này quy định rõ việc sửa chữa, tu bổ các cơ sở thờ tự tín ngưỡng, tôn giáo là di tích lịch sử - văn hóa phải tuân theo Luật Di sản văn hóaLuật Xây dựng. Sự khác biệt quan trọng của hai văn bản pháp luật này liên quan đến Di tích lịch sử - văn hóa Phật giáo là: Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo chưa công nhận chính thức tư cách pháp nhân của các tổ chức tôn giáo và kéo theo đó là quyền đối với các tài sản, cơ sở thờ tự của các tổ chức này. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo khi công nhận tư cách pháp nhân của các tổ chức tôn giáo (trong đó có Phật giáo) đã ghi nhận quyền được quản lý và sử dụng đất của cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo (trong đó các cơ sở thờ tự, đồng thời là di tích lịch sử -văn hóa Phật giáo) qua việc chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, góp vốn tài sản bằng quyền sử dụng đất, thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan [Khoản 4, điều 56].

Điều này xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm của tổ chức tôn giáo, trong đó có Giáo hội Phật giáo đối với các cơ sở thờ tự là Di tích lịch sử - văn hóa (trong đó có Di tích lịch sử - văn hóa Phật giáo).

Luật Xây dựng ban hành năm 2003, đã quy định cụ thể về thẩm quyền, thủ tục, trình tự quy hoạch, lập dự án, thiết kế, thi công các dự án, công trình xây dựng, trong đó có các dự án, công trình trùng tu, tôn tạo, phục dựng các di tích lịch sử - văn hóa. Nghị định 70/2012/ NĐ-CP, quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh. Nghị định này đã quy định rõ các cấp quản lý có thẩm quyền lập, phê duyệt quy hoạch và dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi các di tích đã được xếp hạng.

Và để chi tiết hóa, cụ thể hóa các điều luật liên quan đến điều kiện và năng lực của tổ chức cá nhân hoạt dộng xây dựng trong Luật Xây dựng 2003.BVHTTDL đã ban hành Thông tư 18/2012/TT-BVHTTDL "Quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, phục hồi di tích". Thông tư này đã quy định cụ thể nguyên tắc thiết kế và thi công tu bổ di tích; điều kiện năng lực và điều kiện hành nghề của tổ chức, cá nhân

tham gia lập quy hoạch di tích; dự án tu bổ di tích; báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích và thi công tu bổ di tích; hồ sơ, nội dung hồ sơ thiết kế và thẩm quyền phê duyệt hồ sơ thiết kế dự án tu bổ di tích; thanh tra, kiểm tra hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích. Thông tư này đã quy định chặt chẽ hơn về năng lực và điều kiện hành nghề của tổ chức, cá nhân tham gia quy hoạch, thiết kế, thi công dự án tu bổ di tích so với Luật Xây dựng năm 2003. Vì vậy, khi Luật Xây dựng năm 2014 ban hành có những quy định chặt chẽ hơn về nội dung này, thì thông tư vẫn còn phù hợp.

3.1.2. Tuyên truyền, phổ biến, áp dụng quy phạm pháp luật của trung ương và ban hành các văn bản chỉ dẫn của tỉnh Hà Tĩnh

Kể từ khi có Luật Di sản văn hóa ra đời, năm 2001 đến nay, liên tục trong các nghị quyết Đảng ủy các khóa của đảng bộ Hà Tĩnh đều đề cập đến tầm quan trọng của di sản văn hóa và việc quan tâm đến quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa địa phương nói chung, di sản văn hóa Phật giáo nói riêng.

Hàng năm, Sở văn hóa, thể thao và du lịch tổ chức hội nghị tập huấn quán triệt các văn bản liên quan đến quản lý di sản văn hóa: Luật Di sản văn hóa, Nghị định 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 quy định cụ thể một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa; Nghị định 70/2012/NĐ-CP ngày 18/9/2012 của Chính phủ, quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập phê duyệt quy hoạch dự án bảo quản tu bổ di tích và Thông tư 18/2012/TT- BVHTTDL ngày 28/12/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Tập huấn nghiệp vụ quản lý Nhà nước về VHTTDL&GĐ và nghiệp vụ quản lý du lịch… cho đối tượng là cán bộ, công chức trong ngành, chuyên trách văn hoá xã phường, thị trấn, trưởng ban quản lý các khu di tích trong tỉnh; các lớp tập huấn này thường kéo dài từ 2 ngày đến 1 tuần.

Đài phát thanh - truyền hình tỉnh, báo Hà Tĩnh, tạp chí Văn hóa Hà Tĩnh, trang truyền hình văn hóa, thể thao, du lịch đã xây dựng nhiều phóng sự, tin, bài tuyên truyền về thực hiện Luật Di sản văn hóa và các văn bản liên quan khác; về công tác quản lý, quảng bá di sản văn hóa...

Năm 2012, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 31/2012/QĐ-UBND ngày 6/7/2012 của UBND tỉnh ban hành "Quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và tổ chức kỷ niệm ngày truyền thống, đón nhận các danh hiệu thi đua trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh", trong đó có quy định rõ về việc tổ chức, phục hồi các lễ hội dân gian truyền thống nói chung, trong đó có các lễ hội chùa.

Năm 2013, UBND tỉnh ban hành quyết định số 27/QĐ-UBND ngày 10/7/2013 về “Quy định quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh”. Đây là một văn bản quan trọng trong việc tạo hành lang pháp lý cụ thể, chi tiết cho việc quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa Phật giáo nói riêng trên địa bàn tỉnh. Trong quyết định này, UBND tỉnh đã quy định rõ các cấp quản lý đối với các di sản tuỳ theo kết quả xếp hạng di sản và tầm quan trọng của di sản, quy định nội dung quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa Phật giáo nói riêng. Ban hành kèm quyết định này còn có văn bản “Quy định quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử văn- hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Về tổ chức bộ máy quản lý di sản văn hóa nói chung, di sản văn hóa Phật giáo nói riêng, năm 2009. UBND tỉnh đã ban hành “Quy chế hoạt động của hội đồng xét duyệt, xếp hạng di tích và quy trình lựa chọn, xét duyệt hồ sơ xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa”. Theo quy chế này, hội đồng có nhiệm vụ xét duyệt các danh sách đăng ký đề nghị xếp hạng của Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã;

đôn đốc, nhắc UBND các huyện, thành phố, thị xã tiến hành các thủ tục cần thiết để Hội đồng xét duyệt đối với một số di tích bảo đảm tiêu chí xếp hạng, nhưng chưa có ý kiến đề nghị của địa phương; Thẩm định các hồ sơ di tích trong danh sách được xếp hạng để trình UBND tỉnh ra quyết định công nhận di tích cấp tỉnh, hoặc đề xuất lên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra quyết định đối với di sản cấp quốc gia.

Quy chế cũng quy định rõ quy trình thẩm định hồ sơ bao gồm:

- Tác giả báo cáo tóm tắt nội dung di tích (tập trung vào phần nhân vật sự kiện lịch sử, giá trị ý nghĩa và phương án bảo tồn, phát huy giá trị của di tích).

- Nhận xét của uỷ viên hội đồng được phân công phản biện - Ý kiến của các thành viên hội đồng và của các đại biểu.

- Tác giả bảo vệ nội dung hồ sơ .

- Hội đồng trao đổi, đánh giá chất lượng của từng hồ sơ và quyết định bằng biểu quyết. Những hồ sơ được hội đồng công nhận phải đạt 2/3 biểu quyết nhất trí.

Trong lĩnh vực phát huy các giá trị của di sản văn hóa nói chung, di sản văn hóa Phật giáo nói riêng, UBND tỉnh đã ra quyết định số 1477/QĐ-UBND, ngày 23 tháng 5 năm 2013 về việc phê duyệt đề án “Đề án một số chính sách khuyến khích phát triển du lịch tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2013-2020”. Trong đề án này, có đưa ra chính sách khuyến khích khai thác các tài nguyên nhân văn, đó là các di sản văn hóa, trong đó có di sản văn hóa Phật giáo. Năm 2013, UBND tỉnh cũng phê duyệt

“Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Bản quy hoạch này cũng coi các di sản văn hóa Phật giáo là một tài nguyên du lịch cần phải quan tâm khai thác, phục vụ cho du lịch.

Nhìn chung, Hà Tĩnh đã cố gắng trong việc sử dụng các biện pháp khác nhau tuyên truyền, phổ biến những văn bản, quy phạm pháp luật liên quan đến việc quản lý di sản. Đồng thời cũng kịp thời ban hành những văn bản hướng dẫn cần thiết phục vụ cho công tác quản lý di sản văn hóa nói chung.

3.1.3. Một số vấn đề liên quan đến áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật Trong quá trình thực hiện các quy định của hệ thống văn bản pháp luật trong việc quản lý các di sản văn hóa Phật giáo ở Hà Tĩnh, có nảy sinh một số vấn đề, cụ thể là:

- Vấn đề liên quan đến chứng chỉ hành nghề: Theo quy định của Luật Xây dựngThông tư 18/2012/ TT-BVHTTDL cá nhân, tổ chức khi tham gia vào hoạt động tu bổ tôn tạo Di tích lịch sử - văn hóa, như thiết kế, thi công, giám sát, phải có chứng chỉ hành nghề liên quan đến việc tu bổ, phục hồi di tích. Đây là điều khó khăn cho Hà Tĩnh, vì đội ngũ có chứng chỉ hành nghề liên quan đến các hoạt động

Một phần của tài liệu Quản lý di sản văn hóa phật giáo ở tỉnh hà tĩnh (Trang 84 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(273 trang)