Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả một số loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện sơn dương tỉnh tuyên quang (Trang 34 - 37)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Hình 3.1: Vị trí địa lý huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

Huyện Sơn Dương là một huyện miền núi nằm ở phía Nam của tỉnh Tuyên Quang, có tổng diện tích đất tự nhiên là 78.795,15 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 70.286,02 ha, chiếm 89,2% tổng diện tích tự nhiên của huyện. Cụ thể:

- Phía đông giáp tỉnh Thái Nguyên - Phía tây giáp thành phố Tuyên Quang - Phía bắc giáp huyện Yên Sơn

- Phía nam giáp tỉnh Phú Thọ và tỉnh Vĩnh Phúc.

Huyện có 31 đơn vị hành chính cấp xã (01 thị trấn và 30 xã). Trên địa bàn huyện có các tuyến giao thông đường bộ quan trọng như: Quốc lộ 37, Quốc lộ 2C và các tuyến đường Tỉnh lộ, huyện lộ, đường liên xã đã được nhựa hóa, bê tông hóa tạo điều kiện thuận lợi trong liên kết, giao thương hàng hoá, phát triển kinh tế với các tỉnh có nền kinh tế phát triển như Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ... Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện hiện tại và trong những năm tới.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình Sơn Dương có đặc thù của vùng chuyển tiếp giữa trung du và miền nỳi, rừng nỳi chiếm ắ diện tớch đất tự nhiờn. Địa hỡnh chia thành 2 vựng, vựng phớa bắc huyện có địa hình đồi núi cao, độ dốc lớn, xen lẫn núi đá vôi; vùng phía nam có địa hình đồi núi bát úp, có độ dốc thấp, thoải dần.

3.1.1.3. Khí hậu

Mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa khô mùa hè nóng ẩm mưa nhiều; nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22 – 240C (cao nhất từ 33 – 35oC, thấp nhất từ 12 - 13oC); lượng mưa bình quân hàng năm 1.500mm - 1.800mm

3.1.1.4. Thủy văn

Trên địa bàn huyện có 2 con sông lớn chảy qua là sông Lô và sông Phó Đáy, ngoài ra còn hệ thống suối, khe, lạch tạo nguồn nước phong phú, thuận lợi cho phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp.

3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên a.Tài nguyên đất

Đất đai của huyện Sơn Dương khá đa dạng về nhóm và loại (đất phù sa, đất dốc tụ, đất đỏ vàng, vàng đỏ, đất mùn vàng đỏ trên núi cao...) đã tạo ra nhiều vùng sinh thái nông- lâm nghiệp thích hợp cho việc trồng các loại cây như mía, chè, cây nguyên liệu giấy, các loại cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm và phát triển nông nghiệp sạch.

b.Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Chủ yếu phụ thuộc chủ yếu vào chế độ mưa hàng năm với lượng mưa trung bình từ 1.500mm-1.800mm và hệ thống các sông, suối, ao, hồ như:

sông Lô đoạn qua huyện có chiều dài khoảng 45 km, phần hạ lưu của sông có chỗ rộng tới 200 m và sâu tới 1,5 - 3,0 m. Lưu lượng lớn nhất của sông đạt tới 11.700 m3/s, lưu lượng thấp nhất của sông đạt 128 m3/s; sông Phó Đáy chảy qua huyện có chiều dài 39km, diện tích lưu vực sông là 1.610 km2

- Nguồn nước ngầm: Tương đối phong phú, phân bố ở khắp các xã, thị trấn trong huyện. Nguồn nước ngầm đều có chất lượng đủ tiêu chuẩn dùng cho sinh hoạt, điều kiện khai thác dễ dàng đáp ứng yêu cầu khai thác đơn giản trong sinh hoạt của nhân dân.

c.Tài nguyên rừng

- Toàn huyện hiện có diện tích đất lâm nghiệp là 43.187,52 ha chiếm 54,8%

diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Trong đó: Đất rừng sản xuất: 29.354,6 ha; đất rừng phòng hộ: 3.843,74 ha; đất rừng đặc dụng là 9.989,18 ha. Rừng là nguồn tài nguyên, lợi thế của huyện Sơn Dương nói riêng và của tỉnh Tuyên Quang nói chung.

Thực vật rừng của huyện đa dạng, có nhiều loại cây như thông, thông đất, dương xỉ..., trong đó có nhiều loại thực vật quý hiểm như: nghiến, lát... đặc biệt trên địa bàn huyện có khu vực rừng đặc dụng có giá trị nghiên cứu khoa học phục vụ du lịch sinh thái trong tương lai.

d.Tài nguyên du lịch

Huyện Sơn Dương có tiềm năng lớn về phát triển du lịch nhất là du lịch lịch sử, văn hoá và sinh thái. Toàn huyện hiện có 226 điểm di tích lịch sử, trong đó có 46 di tích đã được xếp hạng cấp Quốc gia, 82 di tích xếp hạng di tích cấp tỉnh. Nổi bật nhất là Khu du lịch lịch sử, văn hóa và sinh thái Tân Trào, đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là di tích quốc gia đặc biệt. Nơi đây từng là “Thủ đô khu giải phóng, Thủ đô kháng chiến”, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ở, làm việc trong kháng chiến. Ngày 06/12/2016, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 2356/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào gắn với phát triển du lịch đến năm 2025; Ngày 22/11/2017, Thủ tướng Chính phủ của phê duyệt Quyết định 2073/QĐ- TTg về Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang đến năm 2030. Quy hoạch đã định hướng kế hoạch, lộ trình và các nhóm giải pháp tổng thể quản lý đầu tư xây dựng, tu bổ, tôn tạo và phát trị di tích lịch sử quốc

gia đặc biệt Tân Trào. Kết nối các điểm tham quan di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh để xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa lịch sử, du lịch sinh thái của vùng trung du và miền núi phía Bắc…

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả một số loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện sơn dương tỉnh tuyên quang (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)