Điều kiện kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả một số loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện sơn dương tỉnh tuyên quang (Trang 37 - 41)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới cơ chế quản lý Nhà nước, kinh tế tỉnh Tuyên Quang nói chung và huyện Sơn Dương nói riêng đã dần ổn định và có bước phát triển rõ rệt. Là một huyện miền núi nên kinh tế của huyện đặt trọng tâm phát triển vào nông nghiệp đồng thời cũng từng bước hình thành nền tảng cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại, dịch vụ cho những năm kế tiếp. Tuy nhiên do cơ sở hạ tầng còn thiếu, giao thông chưa thuận lợi nên khó huy động nguồn lực từ bên ngoài.

Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế của huyện Sơn Dương giai đoạn 2017-2019 STT Ngành kinh tế

Cơ cấu kinh tế năm 2017

Cơ cấu kinh tế năm 2018

Cơ cấu kinh tế năm 2019

Tăng giảm 2017/2019

1 Tổng 100 100 100

1.1 Nông - lâm nghiệp,

thủy sản 28,8 21, 4 11 - 17,8

1.2 Công nghiệp - TTCN 38,6 43,2 50 + 11,4

1.3 Thương mại - dịch vụ - du lịch

32,6

35,4 39 + 6,4

(Nguồn: UBND huyện Sơn Dương, năm 2019)

Cơ cấu kinh tế của huyện trong những năm qua bước đầu đã có sự chuyển dịch đúng hướng (giảm dần tỷ trọng của ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và ngành thương mại, dịch vụ, du lịch. Tất cả các ngành sản xuất, dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng, đều có bước phát triển đáng kể, đời sống được cải thiện. Kinh tế phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng bình quân năm 2019 của huyện là 11,6%/năm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2019 là 39,2 triệu đồng/người/năm.

Trong thời gian tới huyện Sơn Dương hoàn toàn có điều kiện đạt mức tăng trưởng cao hơn và cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch mạnh mẽ hơn trong khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ nếu khai thác tốt tiềm năng và chuẩn bị tốt hơn các điều kiện về vốn, lao động, cơ sở hạ tầng cũng như vấn đề thu hút vốn đầu tư.

3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế a) Sản xuất nông nghiệp

Bảng 3.2. Kết quả sản xuất ngành nông nghiệp giai đoạn 2017-2019 TT Cây trồng,

vật nuôi Chỉ tiêu ĐVT Năm

2017 Năm 2018 Năm 2019 1 Lúa cả năm

Diện tích Ha 11.486,6 11.468,1 11.470,4

Năng suất Tạ/Ha 59,9 59,3 60

Sản lượng Tấn 68.859,4 68.001 68.806,6 2 Lúa đông

xuân

Diện tích Ha 5.174,4 5.187,4 5.167,7

Năng suất Tạ/Ha 60,4 61,2 61,3

Sản lượng Tấn 31.260,4 31.760,8 31.700,6 3 Lúa mùa

Diện tích Ha 6.312,2 6.280,7 6.302,7

Năng suất Tạ/Ha 59,6 57,7 58,9

Sản lượng Tấn 37.599 36.240 37.106 4 Khoai lang

Diện tích Ha 471,5 446,2 314,7

Năng suất Tạ/Ha 68,9 70 70

Sản lượng Tấn 3.250,8 3.123,4 2.202,9 5 Cây lạc

Diện tích Ha 501,6 489,4 507,4

Năng suất Tạ/Ha 19,2 23 23

Sản lượng Tấn 961,1 1.125,6 1.167

6 Cây Ngô

Diện tích Ha 3.869,3 3.739,8 4.033,2

Năng suất Tạ/Ha 47,3 47,2 50

Sản lượng Tấn 18.291,2 17.663,2 19.518,6 7 Rau đậu các

loại

Diện tích Ha 1.454,06 1.564,67 1.564,67 Năng suất Tạ/Ha 149,64 105,40 105,40 Sản lượng Tấn 21.758,55 16.491,62 16.491,62

8 Tổng đàn trâu, bò Con 32.921 32.430 33.000

9 Tổng đàn lợn Con 164.468 171.994 160.300

10 Tổng đàn gia cầm 1000

con 1.338,4 1.253 1.470

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Sơn Dương, năm 2019)

* Trồng trọt: Sản lượng lương thực quy thóc năm 2019 của huyện đạt 68.806,6 tấn, tăng 705,6 tấn so với năm 2016, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2016. Cụ thể:

- Cây lúa: Tổng diện tích gieo cấy 11.470,4; năng suất bình quân đạt 60 tạ/ha; sản lượng đạt 68.806,6 tấn.

- Cây ngô lấy hạt: Tổng diện tích gieo trồng 4.033,2ha; năng suất bình quân đạt 50 tạ/ha; sản lượng đạt 19.518,6 tấn.

- Cây lạc: Tổng diện tích gieo trồng 507,4ha; năng suất bình quân đạt 23 tạ/ha; sản lượng đạt 1.167 tấn.

- Cây khoai lang: Tổng diện tích đã trồng 314,7 ha; năng suất bình quân đạt 70tạ/ha; sản lượng đạt 2.202,9 tấn.

* Chăn nuôi: Tổng đàn trâu, bò năm 2019 của huyện là 33.000 con, tăng 0,2% so với năm 2016. Đàn lợn 160.300 con, giảm 19.218 con so với năm 2016 (do dịch tả lợn Châu Phi xảy ra trên địa bàn). Đàn gia cầm đạt 1.470.000 con, tăng 5,2% so với năm 2016.

* Thủy sản: Khai thác tối đa diện tích mặt nước ao hồ, mặt thoáng công trình thuỷ lợi, sông suối hiện có trên địa bàn huyện để nuôi trồng thuỷ sản, giá trị ngành thủy sản tiếp tục tăng trong cơ cấu kinh tế của ngành; hiện nay toàn huyện có 819 ha diện tích nuôi trồng thủy sản, sản lượng đạt trên 1.615 tấn.

* Lâm nghiệp: Theo Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu đảng bộ huyện Sơn Dương lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020-2025, đến hết năm 2019 toàn huyện đã trồng mới 2.142,7ha rừng (rừng sản xuất 2.117,7 ha; trồng cây phân tán 25ha). Trong đó, các doanh nghiệp trồng được 437,3 ha; các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện trồng được 1.680,4 ha. Duy trì độ che phủ rừng trên 52%; cấp chứng chỉ rừng theo tiêu chuẩn FSC được 4.374,3 ha.

b. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được quan tâm, chú trọng; trên địa bàn có 03 khu, cụm công nghiệp: Khu công nghiệp Sơn Nam, Khu công nghiệp Long Bình An, Cụm công nghiệp Phúc Ứng; tiếp tục đề xuất thành lập thành lập Cụm công nghiệp Ninh Lai - Thiện Kế và Cụm Công nghiệp Tam Đa - Hào Phú trong năm 2020. Thực hiện tốt các chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư của Trung ương, của tỉnh về phát triển công nghiệp, kinh doanh, dịch vụ; tạo điều kiện tốt nhất để các đơn vị Xây dựng cơ bản, chế biến nông lâm sản, sản xuất vật liệu xây

dựng, khai thác và chế biến khoáng sản, vận tải hàng hoá, kinh doanh xăng dầu, cung ứng giống vật tư nông lâm nghiệp. Giá trị sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp năm 2019 đạt 4.369,9 tỷ đồng, đạt 111,23% kế hoạch.

Hoàn thành quy hoạch chợ trung tâm các xã; duy trì và phát triển hoạt động của các chợ trên địa bàn huyện, đáp ứng việc trao đổi, lưu thông hàng hoá trong và ngoài huyện; toàn huyện hiện có 30 chợ, trong đó có 25 chợ đạt tiêu chí phân loại chợ hạng 3, xây dựng Chợ Thị trấn Sơn Dương thành chợ an toàn thực phẩm đầu tiên của tỉnh.

Dịch vụ thương mại ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nhân dân. Tổng mức bán lẻ hàng hoá xã hội năm 2019 đạt 2.560 tỷ đồng; dự kiến kế hoạch năm 2015 đạt 1.540 tỷ đồng, bình quân hằng năm tăng 16%.

c. Dịch vụ, du lịch

Huyện Sơn Dương có tiềm năng lớn về phát triển du lịch nhất là du lịch lịch sử, văn hoá và sinh thái. Toàn huyện hiện có 226 điểm di tích lịch sử, trong đó có 46 di tích đã được xếp hạng cấp Quốc gia, 82 di tích xếp hạng di tích cấp tỉnh. Nổi bật nhất là Khu du lịch lịch sử, văn hóa và sinh thái Tân Trào, đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là di tích quốc gia đặc biệt. Nơi đây từng là “Thủ đô khu giải phóng, Thủ đô kháng chiến”, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ở, làm việc trong kháng chiến. Hiện nay, hệ thống hạ tầng phục vụ du lịch tiếp tục được xây dựng, khu di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào được quan tâm đầu tư các công trình gồm: Khu tưởng niệm các vị tiền bối cách mạng; Phòng chiếu phim; Bảo tàng Tân Trào; cải tạo, nâng cấp Quảng trường Tân Trào...đồng thời tập trung phát triển các lễ hội như: Lễ hội đình Thọ Vực, lễ hội Cầu may, cầu mùa, lễ hội lồng tông....

3.1.2.3. Dân số, lao động việc làm

Theo số liệu thống kê dân số huyện Sơn Dương có 183.738 người, với 49.277 hộ, mật độ dân số trung bình 232 người/km2, trong đó: dân số đô thị 15.315 người (chiếm 8,33% dân số huyện); dân số nông thôn 168.423 người (chiếm 91,67% dân số huyện) với 99.707 lao động, chiếm 61,80% dân số.

Trong đó lao động nông nghiệp chiếm 57,70% tổng số lao động của huyện;

lao động công nghiệp - xây dựng chiếm 27,50%; lao động thương mại, du lịch và dịch vụ chiếm 14,80% tổng số lao động của huyện.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả một số loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện sơn dương tỉnh tuyên quang (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)