Đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện Sơn Dương

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả một số loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện sơn dương tỉnh tuyên quang (Trang 49 - 67)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Đánh giá hiệu quả sản xuất đất nông nghiệp

3.3.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện Sơn Dương

Để đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất, tôi tiến hành điều tra ở 09 xã đại diện cho 3 tiểu vùng của huyện Sơn Dương, cụ thể là: Tiểu vùng 1 chọn xã Kháng Nhật, Tú Thịnh, Hợp Thành; tiểu vùng 2 chọn các xã Hợp Hòa, Thiện Kế, Ninh Lai; tiểu vùng 3 chọn các xã Hồng Lạc, Phú Lương, Đồng Quý. Số hộ được điều tra ngẫu nhiên là 20 hộ/1 xã, kết quả thu được 180 phiếu (hộ). Qua điều tra sẽ tổng hợp kết quả điều tra trên địa bàn nghiên cứu và tiêu chí đánh giá sử dụng đất bền

vững theo FAO với 03 tiêu chí sau: Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường. Loại hình sử dụng đất nào đạt hiệu quả cao về cả 3 tiêu chí thì sẽ định hướng phát triển tại huyện.

3.3.2.1. Hiệu quả về kinh tế

Các chỉ tiêu kinh tế của các loại hình sử dụng đất là cơ sở để giải quyết bài toán lựa chọn các cây trồng trên cùng một vùng đất. Nguyên tắc chung là lựa chọn các loại hình sử dụng đất có giá trị sản xuất, thu nhập hỗn hợp, giá trị ngày công cao mà chi phí vật chất thấp.

Để đánh giá hiệu quả kinh tế một số loại cây trồng trên các tiểu vùng, chúng tôi tiến hành phân tích kinh tế trong quá trình sản xuất đối với các trồng chính trên cơ sở điều tra nông hộ. Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng được đánh giá thông qua các chỉ tiêu năng suất, sản lượng, giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị gia tăng và giá trị tính trên một ngày công lao động. Đánh giá hiệu quả kinh tế là một trong những cơ sở để giải quyết bài toán lựa chọn các cây trồng trên cùng một vùng đất.

Tuy nhiên, tùy từng vùng, tùy thuộc vào chiến lược phát triển của từng giai đoạn mà dùng các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh tế khác nhau, từ đó lựa chọn ra các loại cây trồng phù hợp nhất cho vùng đó. Các chỉ tiêu đạt mức càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.

Từ thực tiễn đó, khi đánh giá hiệu quả kinh tế thì kết quả sản xuất và chi phí đều dựa trên cơ sở giá cả thị trường tại thời điểm xác định. Trong đề tài nghiên cứu, tôi dựa trên cơ sở giá cả thị trường tại đại bàn huyện Sơn Dương và các vùng lân cận năm 2019. Mức phân chia theo các nhóm hiệu quả trên một số loại đất tại ba tiểu vùng, như sau:

a. Hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp của tiểu vùng 1 Được thể hiện qua bảng 3.6

Bảng 3.6. Hiệu quả kinh tế các LUT của tiểu vùng 1 năm 2019

Kiểu sử dụng đất

Giá trị sản xuất

(1.000đ)

Chi phí trung gian

(1.000đ)

Thu nhập hỗn hợp

(1.000đ)

Hiệu quả đồng

vốn (lần)

Giá trị ngày công lao

động (1.000đ) I. LUT 1: Chuyên lúa 54.182,5 28.008,53 26.174,10 1,94 157,5

1. Lúa xuân – Lúa mùa 75.090,00 39.046,80 36.043,20 1,92 165 2. Luá mùa (lúa 1 vụ) 33.275,00 16.970,25 16.305,00 1,96 150 II. LUT 2: Đất 2 vụ lúa,

1 đông 77.164,20 40.045,73 37.118,47 1,92 180,15 3. Lúa xuân – Lúa mùa – Ngô

đông 86.354,00 43.436,06 42.917,94 1,99 163,00

4. Lúa xuân – Lúa mùa - đậu

tương, đậu xanh 84.832,00 43.688,48 41.143,52 1,94 210,00 5. Lúa xuân – Lúa mùa -

Lạc 76.250,00 40.412,5 35.837,5 1,88 161,30

6. Lúa xuân – Lúa mùa –

Khoai lang 73.142,00 38.765,26 34.376,74 1,89 205,65 7. Lúa xuân – Lúa mùa –

Rau các loại 65.243,00 33.926,36 31.316,64 1,92 160,80 III. LUT 4: Đất chuyên

rau, màu 132.969,81 36.270,15 96.699,66 3,72 154,4 8. Lạc xuân - Ngô đông 157.231,00 39.307,75 117.923,25 4,0 155,0 9. Lạc xuân - Đậu tương -

Lạc đông 149.223,08 44.766,92 104.456,16 3,33 165,5 10. Lạc xuân - Đậu xanh –

Ngô đông 137.442,56 34.360,64 103.081,92 4,0 139,0 11. Đậu tương – Khoai lang -

Đậu tương 123.585,90 39.547,49 84.038,41 3,12 162,0 12. Rau các loại: bắp cải, bí

ngô, cà chua.... 97.366,50 23.367,96 73.998,54 4,17 150,5 III. LUT 5: Đất trồng cây CN

hàng năm 50.230,00 24.110,40 26.119,60 2,08 150,00 13. Mía 50.230,00 24.110,40 26.119,60 2,08 150,00

IV. LUT 6: Đất trồng cây

CN lâu năm 49.500,00 19.800,00 29.700,00 2,50 110,00 14. Chè 55.250,00 22.100,00 33.150,00 2,50 110,00

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra nông hộ huyện Sơn Dương, năm 2019) Qua bảng 3.6, cho thấy:

- LUT 1 (chuyên lúa): Với 02 kiểu sử dụng đất với tổng thu nhập trung bình là 54,182 triệu đồng/ha; chi phí trung gian là 28,008 triệu đồng/ha, thu nhập hỗn hợp là 26,174 triệu đồng/ha; hiệu quả đồng vốn đạt 1,94 lần. Loại hình sử dụng đất

chuyên lúa là hình thức canh tác truyền thống trên địa bàn, tuy mức thu nhập chưa cao nhưng chi phí trung gian thấp; việc bảo quản và tiêu thụ sản phẩm cũng khá dễ dàng. Đây là LUT quan trọng nhất đảm bảo cho vấn đề an toàn lương thực.

- LUT 2 (02 lúa - 1 đông): Với 5 kiểu sử dụng đất, LUT này cho tổng thu nhập bình quân đạt 77,164 triệu đồng/ha; tổng chi phí trung gian bình quân đạt 40,045 triệu đồng/ha; thu nhập hỗn hợp bình quân đạt 37,118 triệu đồng/ha; hiệu quả đồng vốn đạt 1,92 lần. Loại hình sử dụng đất 02 lúa – 01 đông được xác định là đáp ứng được điều kiện đất đai, thời tiết của vùng đồng thời đáp ứng được các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hướng phát triển nông nghiệp bền vững.

- LUT 4 (chuyên rau, màu): Với 5 kiểu sử dụng đất, LUT này cho tổng thu nhập bình quân đạt 132,969 triệu đồng/ha; tổng chi phí trung gian bình quân đạt 36,270 triệu đồng/ha; thu nhập hỗn hợp bình quân đạt 96,699 triệu đồng/ha; hiệu quả đồng vốn đạt 3,72 lần. Trong tất cả các loại hình sử dụng đất toàn huyện thì đây là LUT mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất thể hiện qua các chỉ tiêu tổng thu nhập, thu nhập hỗn hợp và hiệu quả đồng vốn. Hiệu quả kinh tế của LUT chuyên rau, màu phụ thuộc công thức luân canh giữa các cây trồng.

- LUT 5 (đất trồng cây CN hàng năm) với kiểu sử dụng đất mía: Tổng thu nhập trung bình là 50,23 triệu đồng/ha; chi phí trung gian là 24,11 triệu đồng/ha, thu nhập hỗn hợp là 26,119 triệu đồng/ha; hiệu quả đồng vốn đạt 2,08 lần. Đặc trưng của loại hình sử dụng đất này là chế độ luân canh các cây trồng cạn, khắc phục nhược điểm về chế độ nước tưới hoặc ở những vùng đất có tưới nhưng rất hạn chế, canh tác chủ yếu phụ thuộc chủ yếu vào nước trời.

- LUT 6 (đất trồng cây CN lâu năm) với kiểu sử dụng đất chè cho hiệu quả kinh tế cao: Tổng thu nhập trung bình là 55,25 triệu đồng/ha; chi phí trung gian là 22,1 triệu đồng/ha, thu nhập hỗn hợp là 33,15 triệu đồng/ha; hiệu quả đồng vốn đạt 2,5 lần. Đây là một trong các cây trồng thế mạnh của địa phương, được xem là cây xóa đói giảm nghèo của nhiều hộ dân vì cây chè thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên, đất đai, địa hình, khí hậu cũng như chế độ dinh dưỡng và nước tưới ở các tỉnh miền núi phía bắc, trong đó có tỉnh Tuyên Quang nói chung và huyện Sơn Dương nói riêng.

Qua bảng số liệu 3.7 hiệu quả kinh tế của các LUT ở tiểu vùng 1 có hai loại hình sử dụng đất là Chuyên rau, màu và đất 2 lúa - 1 đông cho tổng thu nhập, thu nhập hỗn hợp và hiệu quả đồng vốn cao.

b. Hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp của tiểu vùng 2

Bảng 3.7. Hiệu quả kinh tế các LUT của tiểu vùng 2 năm 2019

Kiểu sử dụng đất

Giá trị sản xuất

(1.000đ)

Chi phí trung

gian (1.000đ)

Thu nhập hỗn

hợp (1.000đ)

Hiệu quả đồng

vốn (lần)

Giá trị ngày công

lao động (1.000đ) I. LUT 1: Chuyên lúa 44.760,50 25.124,25 19.635,25 1,73 127,75 1. Lúa xuân – Lúa mùa 61.071,00 31.756,00 29.315,00 1,92 130,5 2. Luá mùa (lúa 1 vụ) 28.450,00 18.492,50 9.957,50 1,54 125 II. LUT 2: Đất 2 vụ

lúa, 1 đông 115.999,33 38.944,65 77.054,69 2,97 159,50 3. Lúa xuân – Lúa mùa –

Ngô đông 125.445,00 40.142,40 85.302,60 3,10 157,50 4. Lúa xuân – Lúa

mùa - Lạc 120.201,00 40.868,34 79.332,66 2,94 171,00 5. Lúa xuân – Lúa mùa –

Rau các loại 102.352,00 35.823,20 66.528,80 2,86 150,00 III. LUT 3: Đất 1 vụ lúa, 2

màu 68.469,00 29.287,39 39.181,61 2,34 147,50 6. Lạc xuân – Lúa mùa

– Ngô 89.664,00 37.659,00 52.005,00 2,38 160,00 7. Lạc xuân – Lúa mùa -

Đỗ xanh 57.624,00 23.633,20 33.990,80 2,43 132,00 8. Đậu tương – Lúa mùa -

Đậu tương 55.365,00 23.807,00 31.558,00 2,32 147,00 9. Lạc xuân – Lúa mùa -

Lạc đông 71.223,00 32.050,35 39.172,65 2,22 151,00 IV. LUT 4: Đất chuyên

rau, màu 80.217,40 29.167,84 51.049,56 2,75 169,22 10. Lạc xuân - Ngô

đông 95.187,00 33.315,45 61.871,55 2,86 140,20

11. Lạc xuân - Đậu tương -

Lạc đông 85.324,00 34.129,60 51.194,4 2,50 190,00 12. Lạc xuân - Đậu xanh –

Ngô đông

80.736,00

27.450,24 53.285,76 2,94 162,60 13. Đậu tương – Khoai lang -

Đậu tương

79.860,00

27.551,7 52.308,30 2,90 177,50 14. Rau các loại: bắp cải, bí ngô,

cà chua.... 59.980,00 23.392,2 36.587,8 2,56 175,80 V. LUT 6: Đất trồng cây

CN lâu năm 52.745,00 21.098,00 31.647,00 2,50 120,00 15. Chè 52.745,00 21.098,00 31.647,00 2,50 120,00

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra nông hộ huyện Sơn Dương, năm 2019)

- LUT 1 (chuyên lúa): Với 02 kiểu sử dụng đất với tổng thu nhập trung bình là 44,760 triệu đồng/ha; chi phí trung gian là 25,124 triệu đồng/ha, thu nhập hỗn hợp là 19,635 triệu đồng/ha; hiệu quả đồng vốn đạt 1,7 lần. Mặc dù LUT này có hiệu quả không cao nhưng có ý nghĩa quan trọng trong vấn đề đảm bảo an toàn lương thực cho địa phương.

- LUT 2 (02 lúa - 1 đông): Tổng thu nhập bình quân đạt 116 triệu đồng/ha;

tổng chi phí trung gian bình quân đạt 38,94 triệu đồng/ha; thu nhập hỗn hợp bình quân đạt 77,05 triệu đồng/ha; hiệu quả đồng vốn đạt 2,9 lần. Loại hình sử dụng đất 02 lúa – 01 đông được xác định là đáp ứng được điều kiện đất đai, thời tiết của vùng đồng thời đáp ứng được các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hướng phát triển nông nghiệp bền vững.

- LUT 3 (1 lúa - 2 rau, màu): Loại hình sử dụng đất này cho hiệu quả bình quân cụ thể như sau: Tổng thu nhập trung bình là 68,469 triệu đồng/ha; chi phí trung gian là 29,287 triệu đồng/ha, thu nhập hỗn hợp là 39.181 triệu đồng/ha; hiệu quả đồng vốn đạt 2,34 lần. Loại hình sử dụng đất này thường được áp dụng trên loại đất có địa hình vàn cao, đất đảm bảo độ phì.

- LUT 4 (đất chuyên màu): Có 05 kiểu sử dụng đất, cho tổng thu nhập bình quân là 80,217 triệu đồng/ha; chi phí trung gian là 29,168 triệu đồng/ha, thu nhập hỗn hợp là 51,049 triệu đồng/ha; hiệu quả đồng vốn đạt 2,75 lần. So với tất cả các kiểu sử dụng đất trong tiểu vùng đây là kiểu sử dụng có giá trị hiệu quả kinh tế cao nhất.

- LUT 6 (đất trồng cây CN lâu năm) với kiểu sử dụng đất chè cho hiệu quả kinh tế cao: Tổng thu nhập trung bình là 52,745 triệu đồng/ha; chi phí trung gian là 21,098 triệu đồng/ha, thu nhập hỗn hợp là 31,647 triệu đồng/ha; hiệu quả đồng vốn đạt 2,5 lần.

c. Hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp của tiểu vùng 3

Bảng 3.8. Hiệu quả kinh tế các LUT của tiểu vùng 3 năm 2019

Kiểu sử dụng đất

Giá trị sản xuất (1.000đ)

Chi phí trung gian

(1.000đ)

Thu nhập hỗn hợp

(1.000đ)

Hiệu quả đồng

vốn (lần)

Giá trị ngày công

lao động (1.000đ) I. LUT 1: Chuyên lúa 75.986,00 34.193,70 41.792,30 2,22 145

1. Lúa xuân – Lúa mùa 75.986,00 34.193,70 41.792,30 2,22 145 II. LUT 2: Đất 2 vụ lúa, 1

đông 110.447,50 35.383,56 75.063,94 3,13 127,5

2. Lúa xuân – Lúa mùa – Ngô

đông 121.223,00 34.885,20 86.337,80 3,47 130

3. Lúa xuân – Lúa mùa – Rau

các loại 99.672,00 35.881,92 63.790,08 2,78 125

II. LUT 4: Đất chuyên

rau, màu 70.190,77 25.342,57 44.848,19 2,82 192

4. Lạc xuân – Ngô đông 75.002,30 21.750,66 53.251,64 3,45 210,28 5. Lạc xuân - Đậu xanh –

Ngô đông 70.238,00 28.797,58 41.440,42 2,44 185,33

6. Rau các loại: bắp cải, bí ngô, cà

chua.... 65.332.00 25.479,48 39.852,52 2,56 180,06

III. LUT 5: Đất trồng cây CN

hàng năm 51.732,00 20.692,80 31.039,20 2,50 120,00

7. Mía 51.732,00 20.692,80 31.039,20 2,50 120,00

IV. LUT6: Đất trồng cây CN lâu

năm 65.657,00 27.575,94 38.081,06 2,38 205,00

8. Chè 65.657,00 27.575,94 38.081,06 2,38 205,00

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra nông hộ huyện Sơn Dương, năm 2019) - LUT 1 (chuyên lúa): Với 01 kiểu sử dụng đất chính là lúa xuân – lúa mùa, cho thu nhập hỗn hợp trung bình đạt 75,986 triệu đồng/ha; tổng thu nhập hỗn hợp là 41,792 triệu đồng/ha; hiệu quả đồng vốn đạt 2,2 lần. Mặc dù LUT này có hiệu quả không cao nhưng có ý nghĩa quan trọng trong vấn đề đảm bảo an toàn lương thực cho địa phương.

- LUT 4 (chuyên rau, màu): Có 03 kiểu sử dụng đất, trong đó cho tổng thu nhập trung bình là 70,19 triệu đồng/ha; chi phí trung gian là 25,34 triệu đồng/ha, thu nhập hỗn hợp là 44,84 triệu đồng/ha; hiệu quả đồng vốn đạt 2,8 lần. Loại hình sử dụng đất này thường được áp dụng trên loại đất có địa hình vàn cao, đất đảm bảo độ phì.

- LUT 5 (đất trồng cây CN hàng năm): Với cây trồng chính là cây mía, cho tổng thu nhập bình quân là 51,732 triệu đồng/ha; thu nhập hỗn hợp bình quân là 31,039 triệu đồng/ha; hiệu quả đồng vốn đạt 2,5 lần.

- LUT 6 (đất trồng cây CN lâu năm) với kiểu sử dụng đất chè cho tổng thu nhập bình quân là 65,657 triệu đồng/ha; thu nhập hỗn hợp là 39,394 triệu đồng/ha;

hiệu quả đồng vốn đạt 2,22 lần.

d. Tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của 3 tiểu vùng

Bảng 3.9. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của 3 tiểu vùng năm 2019

Kiểu sử dụng đất

Tính trên 1 ha

Giá trị sản xuất (1.000đ)

Chi phí trung

gian (1.000đ)

Thu nhập hỗn

hợp (1.000đ)

Hiệu quả đồng

vốn (lần)

Giá trị ngày công lao

động (1.000đ) I. LUT 1: Chuyên lúa 58.309,67 29.108,83 29.200,55 1,96 143,42 Tiểu vùng 1 54.182,5 28.008,53 26.174,10 1,94 157,50 Tiểu vùng 2 44.760,50 25.124,25 19.635,25 1,73 127,75 Tiểu vùng 3 75.986,00 34.193,70 41.792,30 2,22 145 II. LUT 2: 2 lúa - 1 đông 101.203,68 38.124,65 63.079,03 2,67 155,72 Tiểu vùng 1 77.164,20 40.045,73 37.118,47 1,92 180,15 Tiểu vùng 2 115.999,33 38.944,65 77.054,69 2,97 159,50 Tiểu vùng 3 110.447,50 35.383,56 75.063,94 3,13 127,5 III. LUT 3: 1 lúa - 2 màu 68.469,00 29.287,39 39.181,61 2,34 147,50

Tiểu vùng 1 - - - - -

Tiểu vùng 2 68.469,00 29.287,39 39.181,61 2,34 147,50

Tiểu vùng 3 - - - - -

IV. LUT 4: Chuyên rau, màu 94.459,33 30.260,19 64.199,14 3,10 171,87 Tiểu vùng 1 132.969,81 36.270,15 96.699,66 3,72 154,4 Tiểu vùng 2 80.217,40 29.167,84 51.049,56 2,75 169,22 Tiểu vùng 3 70.190,77 25.342,57 44.848,19 2,82 192

V. LUT 5: CN hàng năm 50.981,00 22.401,60 28.579,40 2,29 135,00 Tiểu vùng 1 50.230,00 24.110,40 26.119,60 2,08 150,00

Tiểu vùng 2 - - - - -

Tiểu vùng 3 51.732,00 20.692,80 31.039,20 2,50 120,00 VI. LUT 6: Công nghiệp

lâu năm 50.967,33 21.231,22 29.736,12 2,41 145,00 Tiểu vùng 1 55.250,00 22.100,00 33.150,00 2,50 110,00 Tiểu vùng 2 52.745,00 21.098,00 31.647,00 2,50 120,00 Tiểu vùng 3 65.657,00 27.575,94 38.081,06 2,38 205,00

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra nông hộ huyện Sơn Dương, năm 2019)

- LUT 1 (chuyên lúa): Nhìn chung đây là một trong những LUT có diện tích lớn trong hệ thống cây trồng trên địa bàn huyện, tập trung ở những nơi có địa hình thấp và trũng. Thu nhập hỗn hợp bình quân giữa 3 tiểu vùng: Tiểu vùng 1 là 26,174 triệu đồng/ha; tiểu vùng 2 là 19,635 triệu đồng/ha; tiểu vùng 3 là 41,792 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, ở tiểu vùng 3 vẫn còn tiềm năng đưa thêm cây trồng ở các vụ khác khi công trình thủy lợi đáp ứng được tưới tiêu.

- LUT 2 (2 lúa - 1đông): Căn cứ theo số liệu đạt được tại ba vùng canh tác bắt đầu có sự chênh lệch về hiệu quả kinh tế giữa 3 tiểu vùng với nhau khi có việc luân canh với các cây trồng rau màu khác. Thu nhập hỗn hợp trung bình của các vùng cụ thể: Tiểu vùng 1 là 37,118 triệu đồng/ha; tiểu vùng 2 là 77,054 triệu đồng/ha; tiểu vùng 3 là 75,063 triệu đồng/ha. Tuy nhiên khi so sánh với loại hình sử dụng đất khác trên địa bàn toàn huyện đã dần đáp ứng được nhu phát triển kinh tế xã hội của địa phương; cần tăng thêm diện tích và đa dạng hóa các loại cây trồng trong thời gian tới.

- LUT 4 (chuyên rau, màu): Căn vào hiệu quả kinh tế của 3 vùng loại hình sử dụng đất này cho hiệu quả kinh tế cao nhất; cơ bản đều đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội; phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai; thu nhập hỗn hợp bình quân của 3 tiểu vùng cụ thể: Tiểu vùng 1 là 96,699 triệu đồng/ha; tiểu vùng 2 là 51,05 triệu đồng/ha; tiểu vùng 3 là 44,848 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, tổng diện tích LUT chuyên rau, màu chiếm tỷ lệ nhỏ trên tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp; do vậy, trong thời gian tới cần tiến hành nâng cao diện tích canh tác và đa dạng hóa các loại cây trồng.

- LUT 5 (cây công nghiệp hàng năm): Khi so sánh hiệu quả kinh tế của hai vùng thì giá trị sản xuất là tương đương; tuy nhiên ở tiểu vùng 1 có chi phí trung gian cao hơn tiểu vùng 3 do không thuận lợi về địa hình, giao thông.

- LUT 6 (cây công nghiệp lâu năm): Khi so sánh hiệu quả kinh tế của ba vùng thì giá trị sản xuất là tương đương, thu nhập hỗn hợp của 3 tiểu vùng này là:

Tiểu vùng 1 là 29,7 triệu đồng/ha; tiểu vùng 2 là 31,64 triệu đồng/ha; tiểu vùng 3 là 27,86 triệu đồng/ha. Ở tiểu vùng 2 có tiềm năng hơn do cây trồng phù hợp với đất đai, địa hình.

3.3.2.2. Hiệu quả xã hội

Chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả xã hội là những chỉ tiêu không dễ định lượng được do đó trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, chúng tôi chỉ đánh giá định tính theo phương pháp so sánh ở một số chỉ tiêu sau:

- Giá trị ngày công lao động của các hệ thống sử dụng đất

- Đảm bảo an toàn lương thực đồng thời phát triển sản xuất hàng hóa

- Mức độ phù hợp với năng lực sản xuất của nông hộ, trình độ và điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật (khả năng chấp nhận của người dân).

Tiến hành so sánh mức đầu tư lao động và thu nhập bình quân trên một công lao động của mỗi hệ thống sử dụng đất trên mỗi vùng, thu được:

Bảng 3.10. Mức đầu tư lao động của các kiểu sử dụng đất tại 3 tiểu vùng Đơn vị tính: công LĐ/ha

Kiểu sử dụng đất Tiểu vùng 1 Tiểu vùng 2 Tiểu vùng 3

Bình quân 537,5 593,83 511,55

I. LUT 1: Chuyên lúa 399 485 589,5

1. Lúa xuân – lúa mùa 535 640 589,5

2. Lúa mùa (lúa 1 vụ) 263 330 -

II. LUT 2: 2 Lúa – 1 đông 652,2 714,5 605,0

3. Lúa xuân - lúa mùa - ngô đông 810 823,5 658

4. Lúa xuân - lúa mùa – Lạc 720 712 -

5. Lúa xuân – lúa mùa – rau các loại 601 608 552

6. LX - LM - đậu tương, đậu xanh. 610 - -

7. Lúa xuân – lúa mùa – khoai lang 520 - -

III. LUT 3: 1 lúa – 2 mầu - 770,25

8. Lạc xuân - lúa mùa - Ngô - 890,5 -

9. Lạc xuân - lúa mùa - Đỗ xanh - 710,5 -

10. Lạc xuân – lúa mùa - lạc đông - 902 -

11. Đậu tương - lúa mùa - Đậu tương - 578 -

IV. LUT 4: Chuyên rau, màu 694,3 721,4 585,75

12. Lạc xuân - Ngô đông 851 972,5 501

13. Lạc xuân - Đậu tương - Lạc đông 710 681 568 14. Lạc xuân - Đỗ xanh - Ngô đông 755,5 751,5 654

15. ĐT - Khoai lang - ĐT 650 682 -

16. Rau các loại: bắp cải, bí ngô… 505 520 620

V. LUT 5: Cây CNHN (17. Mía) 502 - 498

VI. LUT 6: Cây CNLN (18. Chè) 440 278 279,5

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra nông hộ huyện Sơn Dương, năm 2019)

Từ kết quả đánh giá tổng hợp hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất của huyện Sơn Dương cho thấy các chỉ tiêu về tổng số công lao động và giá trị ngày công/lao động giữa 3 vùng chênh lệch không đáng kể. Những LUT thu hút được nhiều công lao động và có giá trị ngày công/lao động cao nhất là LUT chuyên rau, màu, LUT 1 lúa - 2 màu, LUT 2 lúa - 1 đông, LUT trồng cây công nghiệp lâu năm; những LUT thu hút được ít công lao động và có giá trị ngày công từ thấp đến trung bình là LUT chuyên lúa, LUT trồng cây hàng năm.

- LUT 1 (chuyên lúa): Mức đầu tư lao động cho LUT này ở vùng 1 là 399 công/ha, giá trị ngày công đạt 157,5 nghìn đồng/công; ở vùng 2 là 485 công/ha, giá trị ngày công đạt 127,75 nghìn đồng/công; ở vùng 3 là 589,5 công/ha, giá trị ngày công đạt 145 nghìn đồng/công. Mặc dù hiệu quả xã hội của LUT này chỉ đạt ở mức thấp nhưng đây là LUT có ý nghĩa rất quan trọng trong việc ổn định đời sống xã hội, đảm bảo an ninh lương thực của vùng. Đa số người dân trên địa bàn nghiên cứu đều chấp nhận LUT này vì đây là loại hình sử dụng đất truyền thống, phục vụ nhu cầu lương thực cho chính người dân tại địa phương. Vì loại hình sử dụng đất này chủ yếu sử dụng nhân công lao động trong gia đình, diện tích đất canh tác lại nhỏ lẻ manh mún, không tập trung nên khó áp dụng đồng bộ các biện pháp cơ giới nên năng suất chất lượng còn thấp; chủ yếu sản phẩm tạo ra dùng để phục vụ cho gia đình và sử dụng vào mục đích chăn nuôi nên hiệu quả xã hội đạt được chưa cao.

- LUT 2 (2 lúa - 1 đông): Mức đầu tư công lao động ở vùng 1 là 652,2 công/ha, giá trị ngày công đạt được là 180,15 nghìn đồng/công; vùng 2 là 714,5 công/ha, giá trị ngày công đạt 159,5 nghìn đồng/công; ở vùng 3 là 605 công/ha, giá trị ngày công đạt 127,5 nghìn đồng/công. LUT này được nhiều người dân chấp nhận vì giá trị kinh tế mang lại cao hơn so với chỉ canh tác trên ruộng 2 vụ lúa, vừa nâng cao hệ số sử dụng đất đồng thời tận dụng được lao động lúc nông nhàn. Do vậy LUT này đã giải quyết được về vấn đề lao động lúc nông nhàn đồng thời góp phần nâng cao thu nhập nên hiệu quả xã hội đạt được ở mức cao.

- LUT 3 (1 lúa - 2 màu): các chỉ tiêu của LUT này ở mức cao; mức đầu tư công lao động ở vùng 2 là 770,25 công/ha, giá trị ngày công đạt 147,5 nghìn đồng/công. Tuy đã giải quyết được phần nào vấn đề công ăn việc làm cho những lao

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả một số loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện sơn dương tỉnh tuyên quang (Trang 49 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)