Tổ chức lãnh thổ du lịch ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh thái nguyên (Trang 39 - 42)

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH

1.2. Cơ sở thực tiễn của tổ chức lãnh thổ du lịch

1.2.1. Tổ chức lãnh thổ du lịch ở Việt Nam

Nước ta có nhiều phong cảnh đẹp, có nhiều di sản thế giới như vịnh Hạ Long, Cố Đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Động Phong Nha - Kẻ Bàng, Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên, Nhã nhạc cung đình Huế… Đây là tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch. Ngoài các di sản thế giới, trên khắp mọi miền đất nước còn có nhiều nơi hấp dẫn từ các bãi biển đến các lễ hội, di tích lịch sử - văn hóa… Với tiềm năng to lớn và những lợi ích kinh tế mang lại, Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm đến việc phát triển ngành du lịch. CSHT và CSVCKT được đầu tư nhiều hơn và ngày càng hoàn thiện, các sản phẩm du lịch ngày càng hấp dẫn, lao động trong ngành du lịch đã tăng đáng kể và đã được đào tạo cơ bản, công tác tuyên truyền quảng bá, giới thiệu hình ảnh của đất nước ngày càng được chú trọng. Du lịch đã đóng góp đáng kể cho GDP thu hút nhiều lao động. Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, thu nhập du lịch ngày một tăng.

Công tác TCLTDL từ sau năm 1990, đặc biệt từ năm 1994 đến nay đã có những chuyển biến mạnh mẽ. Công tác lập quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đã được ngành du lịch, chính quyền các tỉnh, thành phố quan tâm thực hiện và đã đạt được một số kết quả nhất định. Các kết quả đã đạt được như: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kì 1995 - 2010”, “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 - 2010”, “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030”… Các quy hoạch phát triển du lịch tổng thể đã tạo ra những cơ sở quan trọng để các tỉnh, thành phố trong cả nước tiến hành lập quy hoạch, kế hoạch đầu tư các dự án. Đây cũng là căn cứ pháp lý để các thành phần kinh tế tổ chức triển khai đầu tư, kinh doanh du lịch.

TCLTDL trên phạm vi cả nước được tổ chức theo hệ thống phân vị các vùng, á vùng, địa bàn trọng điểm, tiểu vùng, trung tâm, khu du lịch, tuyến du lịch, điểm và đô thị du lịch.

32

Trước đây, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 phân chia lãnh thổ du lịch Việt Nam thành 3 vùng: Vùng du lịch Bắc Bộ, Vùng Bắc Trung Bộ, Vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Thực tiễn phát triển du lịch trong giai đoạn này cho thấy rằng việc phân chia như trên đã tạo ra những vùng du lịch với diện tích quá rộng.

Điều này đã gây không ít khó khăn để tạo tính liên kết nội vùng và liên vùng một cách thường xuyên. Măt khác diện tích vùng rộng lớn nên khó có thể khai thác hiệu quả tính tương đồng về mặt tài nguyên để tạo ra sản phẩm du lịch đặc trưng. Do đó, theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, TCLTDL Việt Nam chia thành 7 vùng du lịch với những sản phẩm đặc trưng theo từng vùng; 46 khu du lịch quốc gia; 41 điểm du lịch quốc gia; 12 đô thị du lịch và một số khu, điểm du lịch quan trọng khác tạo động lực thúc đẩy phát triển du lịch cho các vùng và cả nước.

1.2.1.1. Phát triển các vùng du lịch

- Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ (TDMNBB): gồm 14 tỉnh, thành phố:

Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn và Bắc Giang. Sản phẩm du lịch đặc trưng là du lịch văn hóa, sinh thái gắn với du lịch tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số.

- Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc gồm 11 tỉnh/thành phố: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Hải Phòng và Quảng Ninh. Sản phẩm du lịch đặc trưng là du lịch tham quan thắng cảnh biển, du lịch văn hóa, du lịch đô thị, MICE.

- Vùng Bắc Trung Bộ gồm 6 tỉnh, thành phố: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Sản phẩm du lịch đặc trưng là tham quan tìm hiểu các di sản thiên nhiên và văn hóa thế giới, du lịch biển, du lịch sinh thái, tìm hiểu văn hóa - lịch sử và du lịch đường biên.

- Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ gồm 8 tỉnh, thành phố: Thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Sản phẩm du lịch đặc trưng là tham quan tìm hiểu các di sản văn hóa thế giới, du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo.

- Vùng Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng. Sản phẩm du lịch đặc trưng là du lịch sinh thái, du lịch văn hóa trên cơ sở khai thác các giá trị văn hóa độc đáo của các dân tộc thiểu số.

- Vùng Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh, thành phố: TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa -

33

Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh. Sản phẩm du lịch đặc trưng là du lịch đô thị, du lịch MICE, du lịch tìm hiểu lịch sử - văn hóa, du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng biển, đảo.

- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long gồm 13 tỉnh, thành phố: TP Cần Thơ, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang. Sản phẩm du lịch đặc trưng là du lịch sinh thái, khai thác các giá trị văn hóa sông nước miệt vườn, du lịch nghỉ dưỡng và sinh thái biển, đảo, du lịch MICE.

1.2.1.2. Phát triển hệ thống tuyến du lịch

- Tuyến theo đường hàng không: Từ các sân bay thuộc trung tâm quốc gia và các sân bay quan trọng khác.

- Tuyến theo đường bộ: Theo hệ thống các quốc lộ lớn nối các vùng du lịch và đường Hồ Chí Minh.

- Tuyến theo đường biển: Liên kết các đảo ven bờ và các tuyến Đà Nẵng - Hoàng Sa; Nha Trang - Trường Sa và đường Hồ Chí Minh trên biển.

- Tuyến theo đường sông: Theo hệ thống sông Hồng và sông Mê Kông.

- Tuyến theo đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc - Nam; Hà Nội - Hải Phòng;

Hà Nội - Lào Cai và Hà Nội - Lạng Sơn.

1.2.1.3. Chú trọng phát triển tuyến đường biển và tuyến đường bộ dọc biên giới.

- Các tuyến du lịch chuyên đề: Về nguồn tìm hiểu văn hóa các dân tộc Việt Nam; khám phá biển, đảo; di sản; sinh thái núi, rừng; MICE; làng nghề; cộng đồng và nông nghiệp, nông thôn; du thuyền, tàu biển; sông, hồ; lễ hội, tâm linh.

- Tuyến du lịch liên kết các quốc gia: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc…

Nhìn chung, quy hoạch TCLTDL trên phạm vi cả nước được phê duyệt đã tạo cơ hội thu hút nhiều nguồn lực và các thành phần kinh tế tham gia. Thị trường du lịch đã được mở rộng, sản phẩm du lịch ngày càng được đa dạng hoá và hấp dẫn du khách nhiều hơn. Hệ thống CSVCKT du lịch từng bước được xây dựng đồng bộ, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng nhanh hơn về số lượng khách, doanh thu và chi tiêu trung bình của khách du lịch, tăng GDP du lịch, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, tạo tiền đề để đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của các địa phương và của cả nước.

Mặc dù có những thành tựu đáng kể, nhưng TCLTDL Việt Nam vẫn còn có một số hạn chế như việc điều tra, đánh giá tài nguyên và môi trường du lịch chưa

34

đồng bộ và kỹ lưỡng nên việc lập quy hoạch phát triển chưa mang tính khả thi cao, chưa khai thác hết được những thế mạnh của các địa phương, lại trùng lặp sản phẩm du lịch và mâu thuẫn lợi ích. Loại hình sản phẩm du lịch chưa phong phú, chất lượng không đồng đều. Nhiều địa phương còn thiếu những điểm, khu du lịch với những sản phẩm đặc thù, chất lượng cao, sức cạnh tranh lớn. Công tác đầu tư phát triển du lịch, đặc biệt là CSVCKT và CSHT chưa đồng bộ, nhất là ở các tỉnh miền núi. Việc phát triển giao thông tới các điểm du lịch chưa tốt, chưa hấp dẫn khách du lịch. Công tác lập quy hoạch phát triển du lịch tuy đã được các cấp, các ngành quan tâm đầu tư nhưng còn chậm, chưa đáp ứng nhu cầu quản lý và phát triển du lịch.

Những thành tựu, những hạn chế của ngành du lịch và công tác TCLTDL là những cơ sở để Việt Nam hạn chế khó khăn, tiếp tục khai thác lợi thế đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước và của nhiều tỉnh thành.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh thái nguyên (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)